Trong các trƣờng đại học, cao đẳng, công tác học tập là nhiệm vụ chính của sinh viên. Do vậy, công tác này có tầm quan trọng đặc biệt trong quá trình lĩnh hội tri thức khoa học, kỹ năng công nghệ, kỹ xảo nghề nghiệp, các giá trị khoa học xã hội và nhân văn, giá trị văn hóa, phát triển trí tuệ, tâm lý, tính cách, những phẩm chất đạo đức, lối sống nhằm phát triển nhân cách sinh viên.
Mọi hoạt động của con ngƣời đều mang mục đích nhất định. Hoạt động học tập của sinh viên trong các trƣờng đại học, cao đẳng cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Theo kết quả nghiên cứu 2000 học sinh, sinh viên của đề tài nghiên cứu Tìm hiểu nhận thức và thái độ của học sinh/sinh viên về định
hướng tương lai do Trung tâm Đánh giá và Kiểm định chất lƣợng – Viện
nghiên cứu giáo dục – Trƣờng Đại học Sƣ phạm thành phố Hồ Chí Minh thực hiện cho thấy, sinh viên chọn động cơ học tập của mình nhƣ sau (đƣợc lựa chọn từ cao đến thấp): có việc làm tốt trong tƣơng lai (95%); có sự hiểu biết rộng (94%); tự khẳng định mình (81.5%); phục vụ cho đất nƣớc (74.7%); đƣợc mọi ngƣời kính trọng (71.5%); trở nên giàu có (69.1%); làm vui lòng gia đình (66.8%); không thua kém bạn bè (62.5%); trở thành lãnh đạo (50.2%); thỏa mãn ý thích cá nhân (46.7%); có thể đi du học (44.7%); trở nên nổi tiếng (23.2%). Kết quả trên cho thấy đa số sinh viên đều có mục đích chính đáng trong việc học đại học. Mục đích học tập rõ ràng và chính đáng nhƣ vậy sẽ khiến cho sinh viên hứng thú với việc học tập, tự tin, yêu đời. Nó góp phần bồi dƣỡng năng lực cảm xúc và định hƣớng giá trị cho sinh viên trong hoạt động và nhận thức.
Hiếu học là truyền thống tốt đẹp của ngƣời Việt Nam. Tuy hiếu học nhƣng trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, áp lực của sự cạnh tranh càng lớn khiến cho động cơ của lòng ham học đã trở nên thực tế hơn và cũng thực dụng hơn. Sinh viên không còn thuần túy học vì lòng ham hiểu biết mà sinh
viên học để có tấm bằng, để kiếm tiền, kiếm việc làm, kiếm chỗ đứng trong xã hội. Với mục đích nhƣ vậy nên hệ lụy sinh ra là nhiều tiêu cực trong hoạt động học tập của sinh viên. Tình trạng chạy theo bằng cấp, gian lận học đƣờng diễn ra khá phổ biến. Theo số liệu nghiên cứu của đề tài khoa học cấp nhà nƣớc mã số KX03.16/06-10: “Thực trạng và xu hướng biến đổi lối sống
của thanh niên Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế” cho
thấy chỉ có 27,09% sinh viên đƣợc điều tra không bao giờ sử dụng tài liệu khi thi/ kiểm tra mà chƣa đƣợc phép.
Nguyên nhân của tình trạng trên đƣợc lý giải bởi những nghiên cứu của PGS.TS Nguyễn Công Khanh. Nghiên cứu cho thấy 64% sinh viên chƣa tìm đƣợc phƣơng pháp học phù hợp với những đặc điểm nhận thức của cá nhân và có tới hơn 50% sinh viên đƣợc hỏi cho rằng họ không thực sự hứng thú với việc học, 50% sinh viên đƣợc khảo sát không thật tự tin vào khả năng học của mình [151]. Dù do nguyên nhân nào thì hành động gian dối này khiến cho một bộ phận sinh viên có tâm trạng thờ ơ với việc tích lũy tri thức dẫn tới lƣợng tri thức không tƣơng xứng với bằng cấp mà họ sở hữu. Sự hạn chế về kiến thức làm cho sinh viên thiếu tự tin và kém tự chủ trong cuộc sống, mâu thuẫn với những ƣớc mơ tốt đẹp của họ. Hoạt động học tập vốn là cái đẹp nhƣng sự gian lận học đƣờng làm méo mó đi cái đẹp ấy, làm xuất hiện cái xấu, cái giả dối, hạn chế phát triển phẩm chất đạo đức, phẩm chất tính cách và năng lực chủ thể hóa trong nhân cách sinh viên. Nó không những làm xấu đi hình ảnh của những trí thức tƣơng lai mà làm hạn chế phát triển năng lực cảm xúc, năng lực tƣ duy và năng lực sáng tạo ở một bộ phận sinh viên Việt Nam hiện nay.
Ý thức học tập của sinh viên hiện nay cũng là vấn đề đáng bàn. Theo Báo cáo chuyên đề, Một số thực trạng và định hướng lối sống trong sinh viên
hiện nay, thuộc báo cáo “Định hƣớng giá trị cho sinh viên giai đoạn hiện nay”
phần đông sinh viên (64,8%) tự đánh giá mình không lƣời học nhƣng cũng chƣa chăm học; 20,6% tự nhận thấy mình chƣa cố gắng trong học tập và chỉ có 12,6% cho rằng mình đã học tập chăm chỉ. Điều này cho thấy, sinh viên có ƣớc mơ, có hoài bão nhƣng một bộ phận sinh viên vẫn chƣa thực sự cố gắng, nỗ lực.
Cách thức tiếp cận tri thức của sinh viên vẫn mang tính thụ động, lệ thuộc vào giảng viên khi chỉ có 21,4% sinh viên trong diện khảo sát thƣờng xuyên và 49,4% thỉnh thoảng “không tranh luận với quan điểm của giáo viên khi thấy không đồng tình”. Phần đông sinh viên “không chủ động xung phong phát biểu thảo luận” (26,3% trả lời ở mức thƣờng xuyên và 57,3% trả lời ở mức thỉnh thoảng) mà “chỉ ngồi im lặng nghe giảng” (54,1% thƣờng xuyên, 36,1% thỉnh thoảng).
Ý thức tập trung vào bài học trên lớp của sinh viên còn chƣa cao, thể hiện ở việc sinh viên thƣờng làm việc riêng trong giờ học.11,8% thƣờng xuyên và 64,8% thỉnh thoảng “trao đổi trong lớp với các bạn bên cạnh về các vấn đề ngoài bài giảng khi giáo viên đang giảng”; 37,1% sinh viên thỉnh thoảng trong giờ học môn này học bài môn khác; 34,1% thƣờng đọc báo, đọc truyện trong giờ học; 22,4% thỉnh thoảng ngủ, chơi bài hoặc chơi cờ trong lớp.
Chúng tôi so sánh kết quả nghiên cứu này với kết quả nghiên cứu của đề tài khoa học cấp nhà nƣớc mã số KX03.16/06-10: “Thực trạng và xu hƣớng biến đổi lối sống của thanh niên Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế” cho thấy 40,43% sinh viên thƣờng xuyên học đầy đủ các buổi học ở lớp, rất thƣờng xuyên là 51,03%; 54,83% sinh viên thƣờng xuyên và 14,73% rất thƣờng xuyên làm đầy đủ bài tập theo yêu cầu; 41,22% sinh viên thƣờng xuyên và 15,21% rất thƣờng xuyên thảo luận với các bạn trong lớp về bài học. Mặc dù có sự chênh lệch về ý thức học tập giữa hai kết quả nghiên cứu trên. Nhƣng chúng đều cho thấy rằng, một bộ phận sinh viên hiện nay chƣa chú tâm vào việc học tập. Điều đó thể hiện ý thức học tập của một
bộ phận sinh viên chƣa cao, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu đòi hỏi của xã hội hiện nay. Điều này không những làm cho sinh viên không tích lũy đủ lƣợng kiến thức cần thiết, làm hạn chế năng lực tƣ duy và năng lực sáng tạo của sinh viên mà còn làm thui chột ý chí phấn đấu, tinh thần vƣơn lên trong cuộc sống của họ. Sinh viên không nhận thấy cái đẹp trong tri thức, dẫn đến không thấy đƣợc chân giá trị trong cuộc sống mà đuổi theo những giá trị ảo.
Ngoài thời gian học tập trên lớp, sinh viên còn dành thời gian rảnh rỗi của mình để tự học và nghiên cứu khoa học. Nghiên cứu khoa học không những củng cố kiến thức đã học mà còn phát huy tính năng động, sáng tạo trong tiếp cận các vấn đề khoa học, khám phá các giải pháp công nghệ phù hợp để giải quyết những vấn đề đáp ứng nhu cầu thực tế. Thông qua nghiên cứu khoa học, sinh viên sẽ tạo cho mình khả năng làm việc độc lập, thói quen nghiên cứu tìm tòi, sáng tạo trong quá trình học tập và công tác sau này, đồng thời, rèn luyện tính tự chủ và bản lĩnh trong nhân cách sinh viên. Nghiên cứu khoa học sẽ thực sự trở thành nguồn động lực, gây dựng những ƣớc mơ, hoài bão để sinh viên trở thành những cán bộ khoa học tƣơng lai.
Theo số liệu thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, số lƣợng sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học ngày càng tăng và chất lƣợng các công trình dự thi ngày càng đƣợc nâng cao. Nếu năm đầu tiên (1990) chỉ có 18 đơn vị tham gia với 62 công trình dự thi thì năm 2004 đã có 505 công trình khoa học của sinh viên với 83 trƣờng tham gia, năm 2009 có 98 đơn vị tham gia với 653 công trình [147]. Nghiên cứu khoa học là một trong những phong trào tiêu biểu nhất cho tính năng động, sáng tạo, ham học của sinh viên nhƣng theo báo cáo của Hội Sinh viên Việt Nam thì chƣa tới 10% tổng số sinh viên tham gia. Con số khiêm tốn này cho thấy bên cạnh một số sinh viên chăm chỉ học tập và nghiên cứu khoa học còn không ít sinh viên hiện nay còn lƣời biếng, thiếu tính chủ động, sáng tạo trong học tập. Trƣớc hết, sự lƣời biếng trong học tập này sẽ làm cho một bộ phận sinh viên thấy buồn chán, thất vọng, khủng hoảng tâm lý, hạn chế ý chí phấn đấu trong học tập và cuộc sống. Đây là điểm
yếu trong phát triển những phẩm chất tính cách, phẩm chất xã hội, năng lực xã hội hóa và năng lực hành động trong nhân cách sinh viên.
Trong xu thế hội nhập khu vực và thế giới hiện nay, sinh viên Việt Nam, ngoài việc học tập tri thức chuyên môn, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo còn chú trọng học tập tin học và ngoại ngữ để có khả năng kết nối thông tin, mở rộng tầm nhìn ra thế giới. Sinh viên ngày nay còn sử dụng internet nhƣ một điều kiện và phƣơng tiện học tập hiện đại rất hiệu quả. Việc tiếp cận và từng bƣớc làm chủ, sử dụng tốt internet của sinh viên đã cho thấy tinh thần ham học hỏi, làm chủ công nghệ của sinh viên Việt Nam. Điều này góp phần phát triển những phẩm chất xã hội, phẩm chất tính cách, qua đó phát triển năng lực cảm xúc và năng lực tƣ duy trong nhân cách sinh viên. Qua đó cho thấy, một bộ phận sinh viên hiện nay phản ứng khá mau lẹ với sự thay đổi của đất nƣớc. Họ nhanh nhẹn, hoạt bát và năng động, tự chủ trong hoạt động của mình. Điều này đã minh chứng cho những đặc trƣng trong nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay đã đƣợc chỉ ra ở trên.
Nhìn chung, quá trình giảng dạy và học tập trong các trƣờng đại học, cao đẳng hiện nay còn nhiều hạn chế. Chƣơng trình giáo dục đại học còn nhiều bất cập, phƣơng pháp giảng dạy của giảng viên và phƣơng pháp học tập của sinh viên còn chƣa theo kịp với mục tiêu giáo dục mà xã hội đòi hỏi. Một bộ phận giảng viên và sinh viên còn ít nghiên cứu khoa học, thiếu tính tự chủ, chƣa năng động sáng tạo. Những khiếm khuyết về mặt thẩm mỹ trong quá trình giảng dạy và học tập đó làm hạn chế quá trình phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam.