Các trƣờng đại học, cao đẳng ở nƣớc ta hiện nay thuộc sự quản lý của nhiều bộ, ngành khác nhau nhƣng chƣơng trình giáo dục đều do Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt. Theo phân cấp quản lý, Bộ Giáo dục và Đào tạo thiết kế và ban hành chƣơng trình khung (tức khung chƣơng trình và chƣơng trình chi tiết khối kiến thức đại cƣơng). Các trƣờng căn cứ chƣơng trình khung xác định tên các môn học thuộc khối kiến thức cơ sở nhóm ngành, cơ sở ngành, chuyên ngành, nghiệp vụ và thiết kế chƣơng trình chi tiết cho các môn học đó.
Trong giáo dục đại học, chƣơng trình (thiết kế, thực thi, đánh giá) là yếu tố quan trọng, có tính quyết định chất lƣợng đào tạo.
Chƣơng trình giáo dục đại học Việt Nam chƣa phải là chƣơng trình giáo dục đạt các tiêu chuẩn tiên tiến, còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên, dù ở trình độ nào thì chƣơng trình đào tạo cũng là hệ thống tri thức của nhân loại. Dƣới góc độ của văn hóa thẩm mỹ, nó chứa đựng những giá trị thẩm mỹ quý báu cho sự hình thành nhân cách sinh viên.
Chƣơng trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo đƣa ra tuy mỗi ngành có khác nhau song nhìn chung đã cố gắng tạo ra sự cân đối giữa giáo dục thể chất và việc trang bị những tri thức khoa học chuyên ngành cho sinh viên. Trong quỹ thời gian 4 năm, sinh viên đƣợc học khoảng 60 giờ giáo dục thể chất trong tổng số hơn 2000 giờ. Tuy thật ít ỏi nhƣng những học phần giáo dục thể chất này đã trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản để phát triển thể chất, đồng thời rèn luyện thể lực cho sinh viên, qua đó, làm phát triển những phẩm chất xã hội, phẩm chất tính cách cũng nhƣ năng lực xã hội hóa và năng lực hành động trong nhân cách sinh viên. Thông qua những giờ học giáo dục thể chất, sinh viên ý thức đƣợc cái đẹp của hình thể, của sức khỏe, qua đó sinh viên sẽ phấn đấu, rèn luyện với một ý chí lớn lao. Ý thức thẩm mỹ đó đã giúp cho sinh viên nhận ra giá trị của bản thân, giúp cho sinh viên tự tin, khởi nguồn cho những ƣớc mơ, những dự định và sáng tạo trong cuộc sống. Cũng chính trong giờ giáo dục thể chất, sinh viên có cơ hội để khám phá bản thân qua những thành tích tập luyện, đồng thời, đây cũng là lúc giải tỏa stress, tạo nên tinh thần hứng khởi, sảng khoái, say mê, sẵn sàng đƣơng đầu với khó khăn để vƣơn lên trong cuộc sống. Nhờ đó, nó hoàn thiện năng lực tƣ duy và tạo điều kiện phát triển năng lực sáng tạo của sinh viên.
Trong Chƣơng trình khung mà Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành còn quy định tất cả sinh viên Việt Nam dù theo học ở bất cứ ngành nào, hệ nào cũng đều học những học phần về hệ tƣ tƣởng và phƣơng pháp tƣ duy là
và Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Những môn học này trang bị cho sinh viên phƣơng pháp luận khoa học, góp phần hình thành và phát triển những phẩm chất xã hội nhƣ thế giới quan khoa học và nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa trong nhân cách sinh viên. Đồng thời, những môn học này góp phần xây dựng cho sinh viên niềm tin vào hệ thống chính trị của Đảng, tin vào con đƣờng đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng đã lựa chọn. Những môn học này đã định hƣớng giá trị cho sinh viên để sinh viên xác định đƣợc mục đích phấn đấu và xây dựng tƣơng lai. Những môn học này cũng góp phần tạo nên tính toàn diện, đồng bộ trong khung chƣơng trình giáo dục đại học. Chính tính toàn diện, đồng bộ ấy cùng với tính định hƣớng giá trị của môn học đã tác động tích cực vào quá trình phát triển những phẩm chất đạo đức cá nhân, hình thành phẩm chất ý chí, tính kỷ luật, tính phê phán, cung cách ứng xử ở sinh viên, đồng thời, góp phần phát triển năng lực chủ thể hóa, trong đó có năng lực thẩm mỹ ở nhân cách sinh viên Việt Nam.
Ngoài lƣợng tri thức lớn, khung chƣơng trình của Bộ còn quy định rất phong phú các môn học, tạo điều kiện để sinh viên có một “phông” văn hóa cao, phát triển cả thể chất, tinh thần và kiến thức chuyên môn. Sự hài hòa giữa giáo dục thể chất và kiến thức khoa học có tác động mang lại cho sinh viên sự cân đối về hình thể, khỏe mạnh về tinh thần và tự tin về kiến thức. Đây là những giá trị thẩm mỹ tiềm ẩn trong khung chƣơng trình giáo dục đại học. Nhờ có những giá trị thẩm mỹ ấy mà sinh viên tự tin và lạc quan hơn, góp phần hoàn chỉnh thế giới quan, nhân sinh quan, hình thành và phát triển các phẩm chất nhân cách nhƣ đạo đức và tài năng, tiến tới hoàn thiện năng lực tƣ duy trong nhân cách sinh viên, xây dựng và khẳng định bản lĩnh con ngƣời.
Giá trị thẩm mỹ nằm tiềm ẩn trong nội dung và kết cấu của từng môn học của chƣơng trình học. Nếu chúng ta chỉ nhận thấy đƣợc vẻ đẹp trong các môn học nhƣ nghệ thuật, văn học, văn hoá học... mà không thấy đƣợc cái đẹp trong các môn khoa học tự nhiên nhƣ tính khúc chiết của ngôn ngữ, lôgíc của vấn đề, sự bay bổng của tƣ duy... trong toán học, vật lý học, hoá học, thiên
văn học, v.v.. thì thật là khiếm khuyết và cuộc sống sẽ trở nên tẻ nhạt. Bản thân mỗi môn khoa học đều có cái đẹp. Vẻ đẹp ấy ngoài nội dung của môn học, nó còn nằm trong kết cấu, hình thức thể hiện của môn học, cùng với nghệ thuật chuyển tải, truyền đạt nội dung của các thầy, cô giáo thì vẻ đẹp ấy càng đƣợc nhân lên. Nó vừa hƣớng sinh viên đến cái đẹp của tri thức, vừa tạo cho sinh viên sự say mê, hứng thú, hăng hái trong học tập và sáng tạo, góp phần bồi dƣỡng năng lực cảm xúc cho sự phát triển nhân cách sinh viên, đồng thời, phát triển những phẩm chất xã hội và năng lực xã hội hóa, hoàn thiện năng lực tƣ duy và phát triển năng lực sáng tạo của sinh viên, hình thành và phát triển các phẩm chất đạo đức và trí tuệ, xây dựng ý chí và bản lĩnh sống; hoạt động của sinh viên đáp ứng các yêu cầu của thời kỳ đổi mới.
Nếu nhƣ chƣơng trình giáo dục có chất lƣợng là tác nhân quan trọng và tích cực đối với sự phát triển nhân cách sinh viên thì hạn chế của chúng cũng ảnh hƣởng đến chất lƣợng giáo dục thẩm mỹ cho sinh viên. Bên cạnh những ƣu điểm nhƣ đã phân tích ở phần trên, chƣơng trình giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay còn quá dài. Trung bình trong 4 năm học, sinh viên phải học hơn 2400 giờ (so với chƣơng trình tƣơng ứng của Mỹ hơn 1300 giờ). Với chƣơng trình học trên lớp quá dài nhƣ vậy, ngoài việc làm cho sinh viên sẽ có ít thời gian tự học, nghiên cứu, nó còn gây cảm giác nặng nề, thiếu hấp dẫn, làm hạn chế tính tích cực sáng tạo, năng lực xã hội hóa và năng lực hành động của sinh viên.
Tình trạng quá dài về thời lƣợng học trên lớp không thể hiện nội dung phong phú của chƣơng trình mà vấn đề là nội dung vừa thừa lại vừa thiếu. Những ngành học kỹ thuật và khoa học tự nhiên thì thiếu vắng những môn khoa học xã hội và ngƣợc lại, ngành khoa học xã hội và nhân văn thì thiếu những môn khoa học tự nhiên. Phần trang bị kiến thức về giá trị quá nhiều, chiếm 9- 10% trong tổng số thời lƣợng của chƣơng trình song chủ yếu là lý luận Mác – Lênin mà thiếu kiến thức về mỹ học, đạo đức, xã hội học…. Sinh viên bị lệch về kiến thức, thiếu hụt lƣợng tri thức cơ bản cần thiết, làm hạn
chế năng lực tƣ duy và năng lực sáng tạo của sinh viên. Xét dƣới khía cạnh văn hóa thẩm mỹ, vấn đề này sẽ ảnh hƣởng không nhỏ tới việc hình thành và phát triển ý thức thẩm mỹ trong nhân cách sinh viên. Bởi với vốn kiến thức thiên lệch thì chủ thể chỉ nhìn nhận đánh giá đối tƣợng theo khía cạnh kiến thức mà họ có, không nhìn thấy cái tổng thể của đối tƣợng, do đó không đánh giá đối tƣợng tổng thể khách quan đƣợc. Chủ thể chỉ thấy một phần giá trị thẩm mỹ của đối tƣợng, dẫn đến hạn chế trong ý thức và hoạt động thẩm mỹ. Điều này làm hạn chế năng lực tƣ duy và năng lực cảm xúc trong nhân cách sinh viên
Hệ quả của việc xác định mục tiêu đầu ra không khoa học dẫn tới việc không có định hƣớng trong việc lựa chọn, sắp xếp nội dung đào tạo, và hệ quả là quá nhiều môn học (50 - 60 môn) cho một khoá đào tạo 4 năm (trong khi ở các nƣớc khác chỉ 20 - 25 môn). Những môn học 2, 3 tín chỉ chỉ cung cấp cho sinh viên những kiến thức đơn lẻ, không xây dựng đƣợc nền tảng của một khoa học làm cơ sở cho tƣ duy sáng tạo trong cuộc sống lao động sau này.
Mặt khác, chƣơng trình học quá nặng về chuyên ngành nhƣng dàn trải không phải theo lối đào tạo sinh viên có kiến thức chuyên sâu. Nhƣ chƣơng trình đào tạo cử nhân kinh tế, sinh viên đƣợc học rất nhiều lĩnh vực của kinh tế nhƣng không chuyên sâu một lĩnh vực nào. Chƣơng trình học này làm cho sinh viên sau khi ra trƣờng cảm thấy mình có rất nhiều kiến thức nhƣng thực tế không làm đƣợc việc. Điều này sẽ làm hạn chế phẩm chất xã hội trong sinh viên, khiến cho sinh viên hoang mang, kém tự tin khi bắt tay vào công việc, hạn chế phát triển năng lực tƣ duy, năng lực sáng tạo cũng nhƣ năng lực cảm xúc trong nhân cách sinh viên, dẫn đến hạn chế trong hoạt động và hiệu quả công việc.
Đáng quan tâm hơn là trong chƣơng trình học không có học phần nào trang bị kiến thức cho sinh viên về phƣơng pháp học tập, phƣơng pháp nghiên cứu khoa học hay cách viết luận văn. Điều này làm cho sinh viên không khỏi bỡ ngỡ khi đang từ cấp học phổ thông chuyển sang một cấp học cao hơn. Sự
thiếu sót này làm hạn chế năng lực tƣ duy của sinh viên, nhất là loại tƣ duy tổng hợp, tƣ duy xúc cảm.
Chƣơng trình giáo dục đại học ở Việt Nam còn nặng về lý thuyết mà hạn chế trong thực hành. Nguyên nhân một phần do điều kiện vật chất, phòng thực hành, phòng thí nghiệm của các trƣờng cao đẳng, đại học ở nƣớc ta còn thiếu. Mặt khác, do xây dựng chƣơng trình chƣa bắt kịp sự phát triển của xã hội, chƣa quan tâm tới nhu cầu của các nhà tuyển dụng. Trong nhiều chƣơng trình học, sinh viên đƣợc tiếp nhận những kiến thức giáo điều, khép kín, khác xa với thực tế cuộc sống nên sinh viên rất bỡ ngỡ, thiếu niềm tin với những kiến thức mà mình có. Điều này làm hạn chế phẩm chất xã hội, năng lực chủ thể hóa và năng lực hành động của sinh viên, khiến cho tƣ duy của sinh viên kém hoàn thiện và năng lực cảm xúc bị hạn chế.
Hiện nay ở nƣớc ta phần lớn các trƣờng cao đẳng, đại học vẫn quản lý đào tạo theo niên chế (một số trƣờng đã quản lý theo tín chỉ) và tất cả các môn học trong chƣơng trình đạo tạo của nhà trƣờng đều có tính chất bắt buộc, sinh viên không có quyền lựa chọn. Việc tự chọn là rất quan trọng để sinh viên mở mang kiến thức về nhiều ngành học khác nhau theo sở thích và nhu cầu của sinh viên. Việc hiểu biết liên ngành này cho phép sinh viên hợp tác nghiên cứu liên ngành, phân tích và nhìn vấn đề không bị cục diện, bó hẹp vào chuyên môn của mình. Sinh viên đại học với quyền tự chọn có thể chọn hai ngành chuyên môn, hoặc một ngành chính và một ngành phụ. Sau khi ra trƣờng, họ có thể làm việc ở nhiều chuyên môn khác nhau chứ không bị bó vào ngành chuyên môn duy nhất mà mình học ở trƣờng, kể cả thay đổi hoàn toàn để theo một ngành khác.
Những hạn chế trong chƣơng trình giáo dục đại học ở nƣớc ta hiện nay là một trong những nguyên nhân làm suy giảm chất lƣợng giáo dục đại học. Đây là một vấn đề đang đƣợc toàn xã hội lƣu tâm. Những hạn chế này tác động tới việc hình thành giá trị văn hóa thẩm mỹ, làm ảnh hƣởng không nhỏ
tới tinh thần, ý thức và hoạt động của sinh viên. Nó làm cho sinh viên thụ động, thiếu tự tin, hạn chế năng lực cảm xúc cũng nhƣ hạn chế trong phát triển phẩm chất xã hội hóa, phẩm chất tính cách, năng lực chủ thể hóa, năng lực xã hội hóa và năng lực hành động trong nhân cách sinh viên. Điều đó dẫn đến hạn chế trong phát triển năng lực tƣ duy và năng lực sáng tạo của sinh viên Việt Nam.