Sinh viên Việt Nam hiện nay là sản phẩm con ngƣời của công cuộc đổi mới đất nƣớc. Họ đƣợc hƣởng những thành tựu tốt đẹp nhất mà công cuộc đổi mới của đất nƣớc đạt đƣợc. Đạo đức cá nhân của sinh viên thể hiện ở lý tƣởng, niềm tin vào Đảng, vào con đƣờng đi lên chủ nghĩa xã hội, thể hiện ở động cơ học tập, rèn luyện đúng, thể hiện ở việc bảo lƣu, phát triển những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc…. Cụ thể, theo kết quả nghiên cứu khoa học cấp bộ năm 2007, mã số B.07-21cho thấy: 89,4% số sinh viên đƣợc hỏi nhận thức đúng và bày tỏ thái độ kính trọng, biết ơn các thầy cơ giáo, các thế hệ đi trƣớc, nhớ đến cội nguồn dân tộc, 97,6% sinh viên đƣợc hỏi bày tỏ lịng
hiếu thảo đối với ơng bà, cha mẹ. Hầu hết sinh viên biết tôn trọng pháp luật, chấp hành đầy đủ những nội quy, quy chế của trƣờng, lớp đề ra, 69,7% sinh viên đƣợc hỏi có ý thức kỷ luật học tập tốt. Sinh viên Việt Nam hiện nay có ý thức đề cao vai trị trách nhiệm và khẳng định “cái tơi” của mình, 70,1% sinh viên có mục đích sống tích cực, 82,3% sinh viên biết đấu tranh với cái xấu, cái bất công trong cuộc sống, 78,7% sinh viên quan niệm cần giữ chữ tín và lời hứa của mình, 84,4% sinh viên đƣợc hỏi có lịng tự trọng, khơng làm điều xấu…. Những con số trên đây khẳng định đa số sinh viên Việt Nam hiện nay có đạo đức tốt, đáp ứng đƣợc yêu cầu của thời đại.
Tuy nhiên, dƣới tác động của cơ chế thị trƣờng và một số nguyên nhân khác, một bộ phân sinh viên có sự dao động về nhận thức, có những hành vi sai trái liên quan tới một số giá trị đạo đức quan trọng nhƣ trung thực, thẳng thắn, tinh thần trách nhiệm, lòng nhân ái, v.v. Theo kết quả nghiên cứu của chuyên đề KHXH04-07 CĐ thuộc chƣơng trình KHCN cấp nhà nƣớc cho thấy 93,8% sinh viên chấp nhận giá trị tơn trọng pháp luật nhƣng chỉ có 5,8% sinh viên thừa nhận là ngƣời có hiểu biết kiến thức pháp luật khá tốt, đáng chú ý là có tới 75% sinh viên làm ngơ trƣớc hiện tƣợng ngƣời khác làm sai pháp luật; chỉ có 52,5% sinh viên nhận thấy cần phải sống trung thực, trọng lẽ phải, 52,7% sinh viên bày tỏ thái độ ân hận khi phải nói dối hoặc làm việc khơng trung thực.
Mặc dù có sự chêch lệch giữa kết quả của hai cuộc điều tra trên, nhƣng kết quả cho thấy tồn tại một bộ phận sinh viên chƣa có ý thức rèn luyện đạo đức. Điều này dẫn tới sự xuống cấp đạo đức ở một bộ phận sinh viên Việt Nam hiện nay. Khi hỏi sinh viên nhận định nhƣ thế nào về đạo đức của chính sinh viên hiện nay, câu trả lời nhận đƣợc trong một cơng trình nghiên cứu khoa học triển khai năm 2003 là: chỉ có 14,5% thừa nhận sinh viên hiện này có nhiều biểu hiện đạo đức tốt, 19% trong tổng sổ sinh viên đƣợc hỏi cho rằng
có nhiều biểu hiện tốt hơn nhiều biểu hiện xấu trong các hành vi đạo đức, đa số sinh viên (72%) đƣợc điều tra thừa nhận cái tốt và cái xấu đan xen nhau cùng tồn tại [trích theo 49, tr 75].