Những nét tương đồng giữa văn hóa thẩm mỹ và nhân cách

Một phần của tài liệu Vai trò của văn hóa thẩm mỹ đối với sự phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay (Trang 40)

1.1.3.1. Văn hoá thẩm mỹ là tinh thần của nhân cách

Văn hoá thẩm mỹ là lĩnh vực độc đáo biểu hiện một cách tổng hợp toàn bộ thế giới thẩm mỹ bên trong của con ngƣời, góp phần quan trọng cải tạo bản thân con ngƣời theo quy luật của cái đẹp. Nghệ thuật là biểu hiện tập trung, là đỉnh cao của văn hóa thẩm mỹ, lại càng là yếu tố tinh thần quan trọng trong quá trình phát triển nhân cách.

Văn hóa thẩm mỹ thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên, xã hội và của con ngƣời. Vẻ đẹp của tự nhiên, của xã hội đựơc thể hiện ngay trong mọi hoạt động của con ngƣời, từ hoạt động sản xuất ra của cải vật chất, hoạt động nghiên cứu khoa học, hoạt động văn hoá văn nghệ, v.v.. Mọi hoạt động của con ngƣời cũng đều hƣớng tới cái đẹp. Đồng thời, mọi góc cạnh, mọi trạng thái của tâm hồn con ngƣời đều đƣợc văn hoá thẩm mỹ, đặc biệt là văn hóa nghệ thuật khám phá sâu sắc. Chỉ có những ngƣời sáng tạo thẩm mỹ với tấm lòng đôn hậu, nhân cách trong sáng mới có thể khám phá đƣợc những nét độc đáo, riêng có ấy. Cũng chỉ có tài năng của ngƣời sáng tạo thẩm mỹ mới có thể bằng ngôn ngữ riêng của mình thể hiện đƣợc những điều bí ẩn, phi thƣờng nhất, làm cho tác phẩm thẩm mỹ có giá trị trong đời sống nhân loại và sống mãi cùng thời gian.

Văn hóa thẩm mỹ đƣợc biểu hiện trong nghệ thuật cũng biểu hiện ƣớc mơ cao đẹp của con ngƣời thông qua các loại hình nghệ thuật. Nó thể hiện

những nỗi niềm riêng tƣ sâu kín của con ngƣời, lý tƣởng lớn lao của thời đại và của nhân loại về tình yêu, về hạnh phúc, về sự hoàn thiện, hoàn mỹ của tự nhiên, xã hội và con ngƣời. Có những ƣớc mơ rất gần gũi, có những ƣớc mơ rất xa vời, có những ƣớc mơ rất hiện thực song cũng có những ƣớc mơ mãi cũng chỉ là ƣớc mơ. Song, điều quan trọng là tất cả chúng đều là sức mạnh chiến thắng mọi lực lƣợng cản trở con ngƣời trên con đƣờng đi đến hạnh phúc. Goócki đã nói: “Sự tƣởng tƣợng của ngƣời cổ xƣa là sự thể hiện những ƣớc mơ của họ, của những điều mà họ tin là có thể tiến tới đƣợc” [38, tr. 195]. Khi còn là những ƣớc mơ, chƣa đƣợc thể hiện trên thực tế, chính nghệ thuật đã hiện thực hóa chúng trên bình diện tinh thần thông qua năng lực thẩm mỹ của ngƣời nghệ sĩ. Qua mỗi hình tƣợng nghệ thuật, nghệ sĩ đã khẳng định hay phủ định một quan điểm triết học, một nguyên tắc đạo đức hay một học thuyết xã hội, một lý tƣởng nào đó trên hiện thực. Hình tƣợng Phù Đổng Thiên Vƣơng là một triết lý về sức mạnh thần kỳ của dân tộc Việt Nam lớn lên trong máu lửa. Vì vậy, nghệ thuật đã giải phóng con ngƣời về mặt tinh thần khỏi những gì tha hóa, bất công của xã hội. Sự phát triển cao của ý thức thẩm mỹ là một phẩm chất quan trọng trong nhân cách. Với một ý thức thẩm mỹ cao, cá nhân có một cuộc sống tinh thần thanh cao, vui vẻ, khoáng đạt, khơi dậy tiềm năng sáng tạo, ý thức luôn vƣơn tới và chiếm lĩnh cái đẹp trong mỗi con ngƣời.

Nhân cách lớn đƣợc thể hiện khi ở cá nhân có những phẩm chất cao đẹp, nó không chỉ đáp ứng xuất sắc yêu cầu của xã hội hiện tại, mà còn đặt nền móng hay tạo ra những nhân tố có ý nghĩa tích cực cho tƣơng lai. Những ngƣời có nhân cách lớn là có sự phát triển cao độ những tƣ chất tích cực và văn hoá nhân loại. Chúng đƣợc hiện thực hoá thông qua sự phát triển của cá nhân với sự lao động cần cù, thông minh và sáng tạo. Những cá nhân này đã, đang và sẽ sống, lao động trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Nhân cách

lớn còn là những phẩm chất của ngƣời sáng tạo thẩm mỹ lớn, thể hiện những nhân cách lớn của cuộc sống và nhân cách của mình thành những tác phẩm thẩm mỹ có giá trị cao.

Văn hoá thẩm mỹ thông quan nghệ thuật không chỉ biểu hiện ƣớc mơ cao đẹp của con ngƣời mà còn chuyển hóa nhân cách của con ngƣời thành tác phẩm. Tác phẩm nghệ thuật là sự tái tạo nhân cách trong đời sống và của nghệ sĩ trong quá trình lao động sáng tạo nghệ thuật. Trong cuộc sống có những nhân cách nổi lên nhƣ là những điển hình về hình mẫu nhân cách của một cộng đồng ngƣời nhất định. Ngƣời nghệ sĩ đã say mê nó và đã thể hiện những tính cách đó bằng những hình tƣợng nghệ thuật. Hình tƣợng này chính là lý tƣởng của nghệ sĩ về một nhân cách hoàn thiện trong cuộc đời nhƣ một chỉnh thể tiêu biểu cho sự phát triển của con ngƣời. Nó là sự thống nhất giữa nhân cách trong cuộc đời với nhân cách của ngƣời nghệ sĩ. Với ý nghĩa đó, Gớt đã nói: không phải tôi tạo ra tác phẩm mà chính tác phẩm đã tạo ra tôi.

Giá trị văn hoá thẩm mỹ đƣợc thể hiện bằng chính thế giới quan mà ngƣời sáng tạo thẩm mỹ cho là tiến bộ vì vậy nó luôn thể hiện cho những khát vọng tự do, hạnh phúc và sự hoàn hảo…. Chỉ có những nghệ sĩ mang trong mình nhân cách thời đại thì tác phẩm của họ mới phản ánh đƣợc bản chất của thời đại nhƣ Nguyễn Du với Truyện Kiều, Vichto Huygo với Những ngƣời khốn khổ, Oxtropxki với Thép đã tôi thế đấy, v.v..

Cao hơn thế, bằng các hình thức nghệ thuật, văn hóa thẩm mỹ là sự tái hiện thực tại, là một thế giới đƣợc sáng tạo lại. Tác phẩm nghệ thuật lớn là tác phẩm khái quát điển hình những nhân cách lớn. Nó phản ánh lý trí và tình cảm của nhân loại, là những đỉnh cao trên bƣớc đƣờng đi tới sự hoàn thiện và hoàn mỹ của con ngƣời, nó nhân danh con ngƣời, nhân danh nhân loại lên tiếng mƣu cầu tự do và hạnh phúc. Nó đi vào tâm khảm con ngƣời nhƣ những nhân cách bất diệt, nhƣ là biểu trƣng cho sức sống vƣơn lên của con ngƣời.

Rõ ràng, văn hoá thẩm mỹ là nơi chứa đựng những giá trị thể hiện ƣớc mơ, khát vọng của con ngƣời, của dân tộc, của thời đại; đó cũng chính là những giá trị thể hiện ƣớc mơ, khát vọng hoàn thiện con ngƣời. Về mặt nhân cách, nó là những giá trị thể hiện đỉnh cao của một nhân cách. Vì vậy, những giá trị thẩm mỹ không chỉ là sản phẩm của văn hóa dân tộc mà là sản phẩm của thời đại và là sản phẩm của nhân loại. Nhân cách trong cuộc đời và nhân cách của ngƣời sáng tạo thẩm mỹ nhƣ là quan hệ giữa cái đƣợc phản ánh và cái phản ánh, còn giá trị thẩm mỹ là kết quả của sự phản ánh đó. Ngƣời sáng tạo thẩm mỹ tài năng làm cho hình tƣợng thẩm mỹ trở thành chiếc cầu nối giữa qua khứ - hiện tại và tƣơng lai. Trƣớc bức tƣợng Venuýt Đơ Milô của Cran, nhà văn Nga G. I.Uxpenxki đã viết: “Ngƣời phụ nữ này, mặc dù bị cụt tay, vẫn liên tục làm việc suốt hai mƣơi thế kỷ. Nàng đã uốn nắn những lệch lạc của con ngƣời, tiếp sức cho họ, thuyết phục họ tin rằng tất yếu phải đấu tranh với cái tầm thƣờng, thói ti tiện nhỏ nhen, tính dƣơng dƣơng tự đắc. Chính nhà văn và nhân vật của ông là thầy giáo Chiapuskin đã đến ngắm nàng, coi đó là liều thuốc miễn dịch khỏi bệnh tầm thƣờng dung tục và cho rằng phá huỷ pho tƣợng thì “cũng chẳng khác gì làm mất mặt trời trên thế gian này.” [39, tr. 166-167]

1.1.3.2. Mục đích của văn hoá thẩm mỹ và nhân cách đều hướng tới cái đẹp

Văn hoá thẩm mỹ nói chung và nghệ thuật nói riêng là “thế giới thứ hai”, là sự đồng hóa, thẩm mỹ hóa bản thân con ngƣời theo tiêu chí của cái đẹp. Văn hoá thẩm mỹ đã hình thành các thuộc tính thẩm mỹ cho con ngƣời, làm cho các hoạt động của con ngƣời phù hợp với những thuộc tính vốn có của thế giới khách quan. Đồng thời, khi đồng hóa bản thân con ngƣời bằng thẩm mỹ, văn hoá thẩm mỹ đã làm thành cái tồn tại độc lập với con ngƣời nhƣ

một khách thể và chính khách thể này là phƣơng tiện cho con ngƣời hình thành những phẩm chất mới.

Những giá trị thẩm mỹ đã tác động đến sự hình thành, làm phong phú và làm lành mạnh đời sống tinh thần, góp phần tạo nên những phẩm chất của con ngƣời. Đó là quá trình thực hiện một cách độc đáo sự thống nhất vốn không thể tách rời của con ngƣời thành hai thực thể đối lập nhau: một thực thể ngƣời với tƣ cách là chủ thể nhận thức, khám phá, thể hiện; một thực thể hình tƣợng nghệ thuật với tƣ cách là khách thể tác động vào chủ thể, chúng tạo nên nhau và cùng nhau phát triển. Chính những giá trị thẩm mỹ đã khơi dậy những thuộc tính năng lực bên trong của con ngƣời, đồng thời gây nên những khoái cảm thẩm mỹ, làm dịu ngọt lòng ngƣời, tạo ra sự thanh cao trong tâm hồn, là phƣơng tiện khám phá và nhận thức bản thân và cuộc sống của con ngƣời. Những giá trị thẩm mỹ chính là tiêu chuẩn để đánh giá, để chiêm ngƣỡng và là phƣơng tiện thông tin giao lƣu giữa những con ngƣời trong một thời đại, giữa các quốc gia, các dân tộc, các thời kỳ lịch sử và các nền văn minh khác nhau.

Văn hoá thẩm mỹ đã mang lại cho con ngƣời những tình cảm thẩm mỹ trong sáng. Ren Groxx và V.G.Biêlinxki đều cho rằng, “ngay một ngƣời có học thức mà không có tình cảm thẩm mỹ cũng không đứng cao hơn con vật” [39, tr. 184]. Chỉ con ngƣời mới có cảm xúc và khả năng có ý thức để đƣa cái đẹp vào cuộc sống. Đồng thời, cái đẹp gắn với bản chất sáng tạo, với sự tự sản sinh ra con ngƣời với tƣ cách là một nhân cách. Với tính cách định hƣớng tích cực cho sự phát triển những phẩm chất của nhân cách, nó giúp cho ngƣời cảm thụ thể hiện những nét đẹp của bản thân, thấy ý nghĩa của sự tồn tại của mình trong xã hội, đánh thức những năng lực tiểm ẩn trong con ngƣời, thôi thúc con ngƣời suy nghĩ và hành động theo lẽ phải. Cho nên, nó không chỉ cảm hóa con tim và khối óc, lay động tâm hồn ngƣời cảm thụ mà nó còn kích

thích hình thành nên những giá trị tinh thần mới theo yêu cầu của lý tƣởng và mục tiêu cao đẹp của con ngƣời, của xã hội. P.Traicốpxki đã nhận xét: “Nhạc của Suman mở ra cho chúng ta cả một thế giới những hình tƣợng âm nhạc mới, nó rung lên những cung đàn mà trƣớc đây các vị tiền bối vĩ đại của ông chƣa hề đụng tới; trong nhạc của ông, chúng ta thấy tiếng vang vọng của những quá trình sâu kín của đời sống tinh thần chúng ta, những hoài nghi, những nỗi thất vọng và sự vƣơn tới lý tƣởng, những điều này đang tràn ngập trái tim của con ngƣời hiện đại…” [39, tr. 173]

Là một phƣơng diện đặc thù của văn hóa, đối tƣợng khám phá của văn hoá thẩm mỹ, đặc biệt của văn hóa nghệ thuật là những bí mật tiềm ẩn trong đời sống tinh thần của con ngƣời trong mối quan hệ với những khách thể bên ngoài ở những môi trƣờng văn hoá, xã hội xác định. Khi ngƣời nghệ sĩ xây dựng tác phẩm nghệ thuật là khi mà ngƣời nghệ sĩ đang thể hiện chính mình, đang phơi bày tâm hồn mình với tƣ cách là đại diện cho đồng loại để tƣơng tác với những khách thể bên ngoài, cho chúng ta thƣởng ngoạn để ta đồng cảm và làm nảy nở trong ta những năng lực tinh thần mới. Khi Văn Cao viết

Tiến quân ca là khi mà ông đang hoà chung nhịp đập với hàng triệu trái tim

con ngƣời Việt Nam hừng hực tinh thần yêu nƣớc, tự hào với truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc. Mỗi khi quốc ca vang lên, nó khơi dậy tinh thần quật khởi ấy trong các thế hệ con ngƣời Việt Nam, dù đang ở bất cứ nơi đâu cũng hƣớng về tổ quốc với tinh thần trìu mến, thân thƣơng, kiêu hãnh.

Ở các ngành khoa học khác, thành tựu mới ra đời là sự kế thừa và phát triển những thành tựu trƣớc đó, cái cũ gia nhập vào cái mới nhƣ một thành phần, một bộ phận của cái mới. Văn hoá thẩm mỹ thì khác, mỗi giá trị mới của thẩm mỹ đƣợc khẳng định, nó không phủ định cái cũ, nó là sự bổ sung làm phong phú thêm kho tàng thẩm mỹ của nhân loại. Các ngành khoa học cụ thể khác đem lại những kết luận khái quát về những sự kiện ở từng khía cạnh

khác nhau, những thuộc tính bản chất, còn thẩm mỹ đem lại những sự kiện trọn vẹn, kết dính tâm hồn những ngƣời cảm thụ, làm cho các thế hệ ngƣời gắn kết với nhau thành một dòng chảy liên tục. Do đó, quá khứ đƣợc kết nối với hiện tại và xác định tƣơng lai.

Văn hoá thẩm mỹ đã xây dựng những giá trị tích cực, tạo nên những hình tƣợng mẫu mực về sự phát triển và tiến bộ, về những con ngƣời lý tƣởng. Mục đích tối thƣợng và cuối cùng của văn hoá thẩm mỹ là thể hiện lý tƣởng thẩm mỹ cao đẹp nhất của con ngƣời, của loài ngƣời, dẫn dắt con ngƣời tới một thế giới hoàn thiện. Mục đích này đồng nhất với nhân cách cao đẹp. Trong quá trình tiếp xúc với những tác phẩm thẩm mỹ chân chính, những nét đẹp trong nhân cách mà hình tƣợng thẩm mỹ đó thể hiện sẽ thẩm thấu, lắng đọng trong ta, trở thành cốt cách bền vững của một nhân cách thống nhất. Nhƣ vậy, có thể nói sứ mệnh của văn hoá thẩm mỹ là vừa kết hợp các lực lƣợng tinh thần của các cá nhân, vừa đảm bảo cho con ngƣời tự biểu hiện một cách chỉnh thể, vừa thể hiện tính thống nhất trong sự tiến bộ của văn hoá.

1.1.3.3. Văn hoá thẩm mỹ - nhân tố độc đáo trong phát triển nhân cách

Thông qua những cảm xúc thẩm mỹ, thế giới chứa đựng những giá trị thẩm mỹ nói chung, thế giới nghệ thuật nói riêng tác động hết sức độc đáo đến những cơ quan cảm thụ tinh tế nhất, sâu xa nhất của con ngƣời. Đây là một trong những phƣơng pháp quan trọng nhất để nhận thức thế giới bằng thẩm mỹ. Nó nâng cao tính tích cực không chỉ trong việc nhận thức, phản ánh cái tiến bộ của xã hội, tiến bộ của bản thân con ngƣời mà quan trọng là cải tạo thế giới hiện thực trong đó có con ngƣời. Trƣớc những giá trị thẩm mỹ - sự đúc kết kinh nghiệm của nhiều thế hệ, cảm thụ cuộc sống của ngƣời sáng tạo thẩm mỹ đƣợc lựa chọn, cô đúc, chuyển hoá vào thế giới tinh thần của ngƣời cảm thụ. Chủ thể cảm thụ đã đƣợc đánh thức toàn bộ sức mạnh tinh thần nhƣ lý trí, tính cảm, vốn sống, quan niệm đạo đức, khả năng cảm nhận, trực giác,

ấn tƣợng, tiềm thức…. Do vậy, toàn bộ những yếu tố tạo nên nhân cách cá nhân đều đƣợc khơi dậy trƣớc các giá trị thẩm mỹ, trƣớc các tác phẩm nghệ thuật chân chính, làm cho nhân cách phát triển hài hòa và toàn diện.

Văn hoá thẩm mỹ, thế giới nghệ thuật là nhân tố độc đáo có sức mạnh tổng hợp kích thích con ngƣời phát huy cao độ tính năng động, tìm tòi, vƣợt khó, hƣớng tới dự định mà chủ thể mong đạt tới trong cuộc sống. Nghệ thuật tác động mạnh đến tình cảm, tƣ tƣởng, giúp ngƣời cảm thụ tự thanh lọc, gạn đục khơi trong, tự điều chỉnh mình trong cuộc sống. Đồng thời, những ý tƣởng cao cả trong hình tƣợng thẩm mỹ còn trở thành những nhân tố định hƣớng cho suy nghĩ, hành động của ngƣời cảm thụ nhƣ tiêu chuẩn khách quan để tự đánh giá mình, đánh giá ngƣời khác, kích thích con ngƣời vƣơn lên, phấn đấu theo lý tƣởng của mình. Trong Từ ấy của Tố Hữu, hình tƣợng ngƣời thanh niên gặp ánh sáng soi đƣờng của Đảng đã thôi thúc bao thế hệ thanh

Một phần của tài liệu Vai trò của văn hóa thẩm mỹ đối với sự phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)