thẩm mỹ truyền thống của dân tộc và tinh hoa văn hoá thẩm mỹ của nhân loại
Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay ở nƣớc ta bên cạnh việc đặt trọng tâm đổi mới nền kinh tế theo hƣớng phát triển kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định đƣờng lối xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đây vừa là mục tiêu phấn đấu vừa là nhiệm vụ trọng yếu trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nƣớc ta. Tiếp thu và phát triển đƣờng lối văn hoá của Đảng, Cƣơng lĩnh xây dựng đất nƣớc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đƣợc bổ sung và phát triển năm 2011 đã nên lên định hƣớng về văn hoá: “Xây dựng
nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện,
thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ; làm cho văn hoá gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, trở thành sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển. Kế thừa và phát huy những truyền thống văn hoá tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, tiếp thu những tinh hoa văn hoá nhân loại, xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, vì lợi ích chân
chính và phẩm giá con ngƣời, với trình độ tri thức, đạo đức, thể lực và thẩm mỹ ngày càng cao” [30, tr. 75-76].
Bản chất của văn hóa là vƣơn tới giá trị Chân – Thiện – Mỹ, vƣơn tới các giá trị nhân văn đem lại hạnh phúc cho con ngƣời. Cụ thể hóa đƣờng lối xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong lĩnh vực văn hóa thẩm mỹ là phƣơng hƣớng phát triển nền văn hóa thẩm mỹ tiên tiến, hiện đại trên cơ sở văn hoá thẩm mỹ truyền thống của dân tộc và tinh hoa văn hoá thẩm mỹ của nhân loại.
Nội dung xây dựng nền văn hóa thẩm mỹ tiên tiến, hiện đại trƣớc hết phải là nền văn hoá, nhân văn, nhân đạo, lấy con ngƣời làm trung tâm, lấy sự phát triển và hoàn thiện con ngƣời làm mục tiêu, tất cả vì hạnh phúc và sự phát triển tự do của mỗi ngƣời trong mối quan hệ hài hòa giữa cá nhân và cộng đồng, giữa xã hội và tự nhiên. Quan điểm này đã đƣợc C.Mác khẳng định: “Tiền đề đầu tiên của toàn bộ lịch sử nhân loại… là sự tồn tại của những cá nhân con ngƣời sống” [78, tr. 29]. Đặc biệt, phải nâng cao hiệu quả hoạt động văn hóa thẩm mỹ đối với việc xây dựng lối sống lành mạnh cho thanh niên hiện nay, nhằm xây dựng nhân cách con ngƣời kiểu mới, đáp ứng đƣợc nhu cầu của thời đại là hội nhập và khẳng định bản lĩnh và bản sắc dân tộc trong giao lƣu khu vực và quốc tế.
Lòng yêu nƣớc, tinh thần đoàn kết, tính cần cù lao động, ý chí quật cƣờng trong đấu tranh bảo vệ tổ quốc, óc thông minh sáng tạo,… là những giá trị đặc sắc trong truyền thống dân tộc Việt Nam. Chúng đƣợc thể hiện thành một hệ thống giá trị thẩm mỹ truyền thống Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng, đƣợc lịch sử lƣu truyền và thế giới ngày nay trân trọng. Nhiều loại hình nghệ thuật đƣợc hình thành và phát triển, phản ánh đời sống thẩm mỹ Việt Nam hết sức đặc sắc nhƣ những điệu hò, điệu ví, những làn dân ca mƣợt mà, say đắm lòng ngƣời đến những loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống nhƣ múa rối nƣớc, tuồng, chèo, cải lƣơng, v.v.. Đó là sản phẩm thẩm mỹ của sản xuất vật chất và tinh thần đƣợc tạo nên bởi những sáng tạo của con ngƣời
Việt Nam đƣợc truyền từ đời này qua đời khác, thế hệ trƣớc truyền lại cho thế hệ sau làm nên bản sắc dân tộc. Xây dựng nền văn hóa thẩm mỹ hiện đại phải trên nền tảng văn hóa truyền thống và phải có phƣơng pháp hợp lý. Giữ gìn và phát huy các giá trị thẩm mỹ truyền thống không có nghĩa là bảo thủ, thủ cựu, tuyệt đối hoá cái cũ; mà cái cũ, cái truyền thống cần phải đƣợc làm mới, củng cố, cần phải đƣợc phát triển và nâng lên ở một tầm cao mới để đáp ứng những đòi hỏi của lịch sử. Gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa thẩm mỹ truyền thống chính là làm phong phú nội dung của các giá trị truyền thống ấy trong thời đại mới, đem sức mạnh của chúng phục vụ cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nƣớc. Khi nói rằng, một giá trị văn hóa thẩm mỹ truyền thống nào đó của dân tộc đƣợc gìn giữ cho đến ngày nay thì trong sự duy trì này đã bao hàm sự biến đổi. Nhƣng sự biến đổi này theo hƣớng làm phong phú thêm nội dung của giá trị văn hóa thẩm mỹ truyền thống trong điền kiện lịch sử mới của xã hội. Điều đó có nghĩa là các giá trị văn hóa thẩm mỹ truyền thống của dân tộc đƣợc thẩm định, đánh giá lại và phát triển trong điều kiện mới của xã hội.
Xây dựng một nền văn hóa thẩm mỹ hiện đại phải gắn liền với việc khắc phục những hạn chế của truyền thống. Trong những giá trị của truyền thống còn không ít những giá trị lỗi thời, những “khuôn mẫu” hay những giá trị đạo đức nghiêm ngặt và giáo điều mà những ngƣời hoạt động thẩm mỹ thiếu bản lĩnh không thể vƣợt qua. Thấm nhuần quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh “Văn hóa – văn nghệ là một mặt trận”, cần phải nâng cao tính chiến đấu trong sáng tác, lý luận phê bình để phục vụ sự nghiệp đổi mới đất nƣớc theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Thực hiện điều này chính là thể hiện sự tự do sáng tạo của ngƣời nghệ sĩ. Nghệ thuật phải tham gia tích cực vào sự nghiệp đổi mới bằng việc phản ánh tính hiện thực của đất nƣớc, xây dựng hình tƣợng sinh động con ngƣời Việt Nam trong đổi mới, nhằm khẳng định mạnh mẽ nhân tố mới, những xu hƣớng tích cực trong cuộc sống, những giá trị cao đẹp của xã hội và kiên quyết phê phán những trở lực phát triển của đất
nƣớc theo con đƣờng đi lên chủ nghĩa xã hội. Trong các nhà trƣờng đại học, cao đẳng cần tạo ra những điều kiện để sinh viên có thể tự do sáng tạo, công nhận và khuyến khích sự sáng tạo của sinh viên. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần trang bị cho sinh viên đủ lƣợng kiến thức thẩm mỹ, xã hội để sự tự do sáng tạo của sinh viên đi đúng hƣớng, thể hiện đƣợc trách nhiệm xã hội cao, mang lại những giá trị cho nền văn hoá dân tộc.
Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, bên cạnh việc phát huy những giá trị thẩm mỹ tích cực và tiến bộ của truyền thống, cần tiếp nhận những tinh hoa văn hóa thẩm mỹ của nhân loại để làm giàu thêm kho tàng thẩm mỹ của dân tộc. Việc tiếp thu những tinh hoa văn hóa thẩm mỹ nghệ thuật của nhân loại đòi hỏi phải khắc phục đƣợc sự kỳ thị dân tộc về văn hóa. Điều này sẽ làm nảy sinh một tƣ duy mới, một ý thức mới về sự hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc gia, dân tộc. Đây là cơ sở của sự hình thành những mối liên hệ qua lại của sự hội nhập các nền văn hóa mang tính thời đại. Trong xu hƣớng hội nhập các nền văn hoá, đặc biệt là các nền văn hoá phƣơng Tây, đòi hỏi phải nâng lên một trình độ phát triển mới về nhiều mặt nhƣ: trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật phù hợp với trình độ phát triển của các loại hình hoạt động và sinh hoạt văn hoá, nghệ thuật; trình độ hiện đại trong nội dung và phong cách văn chƣơng; phát triển công nghệ thông tin trong truyền hình, điện ảnh, hội hoạ, âm nhạc, điêu khắc…. Tuy nhiên, cần chú ý rằng, không phải mọi cái mới của thời đại đều là “tiên tiến”, đều là tinh hoa. Trong hiện đại có cả những cái lai căng, thiếu lành mạnh, phi thẩm mỹ. Việc đón nhận cái mới từ bên ngoài vào một cách thiếu chọn lọc sẽ làm suy thoái lối sống, đạo đức, tinh thần của xã hội nói chung và của sinh viên nói riêng, sẽ tạo ra một nền văn hoá thẩm mỹ lai căng, thiếu bản sắc.
Để phát huy vai trò của văn hoá thẩm mỹ đối với sự phát triển nhân cách sinh viên hiện nay cần làm cho sinh viên hiểu rằng mọi hoạt động thẩm mỹ của chúng ta ngày hôm nay đều thực hiện theo nhu cầu của cuộc sống hiện tại, nhƣng giá trị của chúng đều có nguồn gốc sâu xa từ trong truyền
thống. Việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa thẩm mỹ truyền thống nhằm giúp cho sinh viên thấy đƣợc sự thống nhất giữa các giá trị thẩm mỹ truyền thống và hiện đại, nó là một con đƣờng xuyên suốt giữa quá khứ, hiện tại và tƣơng lai không có sự cắt rời. Hiện tại bắt nguồn từ truyền thống, tƣơng lai bắt nguồn từ hiện tại, xa rời truyền thống, xa rời cội nguồn sẽ không thể có sự phát triển bền vững và dài lâu.
Trong quá trình mở cửa, giao lƣu, xích lại gần nhau giữa các quốc gia, dân tộc dễ dẫn tới xu thế đồng nhất hóa các giá trị tinh thần của loài ngƣời. Phƣơng Tây là nơi xuất phát của cơ chế thị trƣờng và công nghiệp hóa. Nơi đây hiện nay có trình độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa cao nhất đồng thời là nơi có nền văn hóa mà trong đó các giá trị cá nhân đƣợc đề cao. Nếu chúng ta không kiên định đƣợc sự hài hòa giữa việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc với việc tiếp thu những giá trị văn hóa mới thì trong quá trình mở cửa hội nhập sẽ không tránh khỏi bị Phƣơng Tây hóa, đồng nghĩa với việc nghèo nàn hóa và đơn điệu hóa giá trị tinh thần của nền văn hóa dân tộc.
Kết luận Hội nghị lần thứ 10 BCH TW Đảng khoá IX đã khẳng định:
“Cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng- văn hóa diễn ra ngày càng gay go,
quyết liệt, phức tạp. Các thế lực thù địch sử dụng các sản phẩm và hoạt động văn hóa để thực hiện “diễn biến hòa bình”. Tập trung vào việc hạ thấp làm phai nhạt, dẫn đến suy thoái về lý tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân ta. Chúng mưu toan dùng văn hóa để “phi chính trị hóa” đời sống xã hội và “giải thể hệ tư tưởng Mác-Lênin”, từ đó thực hiện âm mưu và mục tiêu xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa trên đất nước ta và các nước XHCN khác, cũng như chống lại các lực lượng tiến bộ trên toàn thế giới”.
Rõ ràng, cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tƣ tƣởng - văn hóa diễn ra ngày càng phức tạp trên toàn thế giới. Đối với nƣớc ta, kẻ thù của CNXH đã tiếp
tay cho thế lực thù địch ở nƣớc ngoài kết hợp với bọn phản động trong nƣớc chống phá cách mạng trên nhiều lĩnh vực, trong đó có văn hóa thẩm mỹ. Văn hóa thẩm mỹ là lĩnh vực gắn liền với hình thái ý thức xã hội và cuộc đấu tranh tƣ tƣởng, vì vậy kẻ thù đã lợi dụng sự giao lƣu và mở cửa để đƣa các tác phẩm văn hóa nghệ thuật có nội dung chống phá chế độ xã hội chủ nghĩa vào nƣớc ta ngày càng nhiều. Hơn lúc nào hết, chúng ta phải nâng cao cảnh giác cách mạng, chủ động phá tan âm mƣu “diễn biến hoà bình” trên lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, tạo điều kiện thuận lợi để phát huy sức mạnh tối đa của yếu tố nội sinh trong việc chống trả sự xâm nhập của các yếu tố độc hại từ bên ngoài. Bên cạnh cơ chế tiếp nhận, cần phải xây dựng một cơ chế thanh lọc và phản công lại mọi thứ văn hóa phẩm độc hại này. Tuy nhiên, việc chống “diễn biến hòa bình”phải đặt trong bối cảnh quan hệ quốc tế ngày càng mở rộng, giao lƣu về văn hóa thẩm mỹ ngày càng đƣợc tăng cƣờng, không nên vì cuộc đấu tranh này mà đóng cửa, chối từ tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới.
Do đặc điểm của nhân cách sinh viên đang ở trong quá trình hình thành, phát triển, nên sự hiểu biết của họ về các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc chƣa nhiều, chƣa sâu sắc. Hơn nữa, dƣới tác động tiêu cực của mặt trái kinh tế thị trƣờng; trƣớc những biến động phức tạp của đời sống xã hội, một số sinh viên có biểu hiện xa rời với cội nguồn văn hóa truyền thống dân tộc. Cần phải giúp cho sinh viên nhận ra những giá trị thẩm mỹ của các di sản quý báu mà các thế hệ trƣớc để lại, cũng nhƣ tiếp nhận những tinh hoa văn hoá thẩm mỹ của nhân loại và thời đại để giúp họ nhận ra những chân giá trị đích thực có sức sống lâu bền, đã trải qua thử thách, thăng trầm của lịch sử cũng nhƣ củng cố niềm tin trƣớc những biến động của lịch sử, tạo ra khả năng “miễn dịch” với những dấu hiệu phản thẩm mỹ.