Văn hoá thẩm mỹ định hướng giá trị và bồi dưỡng năng lực cảm xúc cho sự phát triển nhân cách sinh viên

Một phần của tài liệu Vai trò của văn hóa thẩm mỹ đối với sự phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay (Trang 58)

cảm xúc cho sự phát triển nhân cách sinh viên

Định hướng giá trị cho sự phát triển nhân cách sinh viên

Định hƣớng giá trị là một trong những yếu tố quan trọng nhằm dẫn dắt phẩm chất của con ngƣời đi theo những hệ chuẩn mực của xã hội, thông qua năng lực nhận thức và kinh nghiệm sống của cá nhân. Định hƣớng giá trị giúp cho con ngƣời có thể nhận thức đƣợc những tƣ tƣởng bao quát chung trong cộng đồng xã hội ở một giai đoạn lịch sử nhất định về điều đúng, điều sai,

điều thiện, điều ác, điều hợp lý, điều không hợp lý, điều xấu, điều đẹp… “Nội dung cơ bản của định hƣớng giá trị là niềm tin chính trị, triết học (thế giới quan), đạo đức của con ngƣời, những khát vọng sâu xa và liên tục, những nguyên tắc chân, thiện, mỹ của hành vi. Nó xác định phƣơng hƣớng hành động, phƣơng hƣớng phát triển trí tuệ, tình cảm và sự nỗ lực của ý chí” [135, tr. 4].

Giá trị xã hội ảnh hƣởng đến nội dung của các chuẩn mực đạo đức, pháp luật, thẩm mỹ …. của xã hội. Sự lựa chọn các giá trị đó đƣợc đo bằng sự chấp nhận và lựa chọn các chuẩn mực. Khi các giá trị xã hội vận động cùng với sự vận động của xã hội thì nảy sinh nhiều xung đột và mâu thuẫn trong hệ giá trị xã hội, nhƣ hiệu quả kinh doanh thƣờng xung đột với hệ thống giá trị nhân đạo, giá trị truyền thống và hiện đại thƣờng không dễ hoà nhập với nhau, hay cái lợi không phải lúc nào cũng trùng khít với cái đúng, cái tốt, cái đẹp, v.v.. Khi đó định hƣớng giá trị là vô cùng quan trọng.

Trong việc định hƣớng giá trị cho nhân cách sinh viên, giáo dục lý tƣởng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Lý tƣởng phản ánh xu thế phát triển của lịch sử, đồng thời, nó mang tính chất động cơ thúc đẩy mục đích và khát vọng trong khả năng nhận thức của con ngƣời. Sinh viên đang ở lứa tuổi trẻ, đang định hình và phát triển nhân cách nên luôn có nhu cầu “bắt chƣớc”, tìm một hình mẫu lý tƣởng để noi theo. Hình mẫu lý tƣởng vừa gần gũi, ai cũng có thể thấy một phần của mình trong đó, vừa thể hiện khát vọng cần vƣơn tới. Vì vậy, khi có hình mẫu lý tƣởng sinh viên sẽ cố gắng phấn đấu để đƣợc nhƣ “hình mẫu” của mình, nó có giá trị to lớn kích thích sự cố gắng phấn đấu của sinh viên vì một lý tƣởng để hƣớng tới. Lý tƣởng thẩm mỹ là một bộ phận của lý tƣởng xã hội, nó gắn bó với các lý tƣởng xã hội khác nhƣ lý tƣởng chính trị, lý tƣởng đạo đức…, cùng tác động đến định hƣớng giá trị trong quá trình phát triển nhân cách sinh viên.

Lý tƣởng thẩm mỹ thể hiện sinh động bằng những mẫu mực của đời sống hoặc bằng hình tƣợng nhân vật, hình tƣợng cuộc sống trong nghệ thuật. Vì vậy, tính chất tình cảm, cảm tính, khả năng tác động toàn vẹn và trực tiếp là những đặc điểm nổi bật của lý tƣởng thẩm mỹ. Mặt khác, lý tƣởng thẩm mỹ lại là biểu hiện cao nhất của ý thức thẩm mỹ. Sự hình thành lý tƣởng thẩm mỹ ở mỗi cá nhân không chỉ tác động đến các yếu tố cấu thành ý thức thẩm mỹ mà còn tác động đến toàn bộ các nhu cầu, hứng thú, thị hiếu, lý tƣởng nói chung trong phẩm chất của nhân cách sinh viên, do đó, nó có tác dụng định hƣớng giá trị nhân cách cho sinh viên. Trong giáo trình Mỹ học đại cƣơng, Lê Ngọc Trà viết: “Tầm cao của lý tƣởng thẩm mỹ sẽ giúp ngƣời ta sáng mắt sáng lòng, biết lựa chọn, biết hƣớng tình cảm về những cái đẹp chân chính, những tác phẩm có giá trị nhân đạo của quá khứ cũng nhƣ hiện tại, những tinh hoa văn hoá văn nghệ của dân tộc và của nhân loại” [123, tr. 135].

Văn hoá thẩm mỹ định hƣớng giá trị cho nhân cách sinh viên bằng nghệ thuật. Nghệ thuật là hình thức tồn tại một cách cô đọng của văn hoá thẩm mỹ, nên khi tiếp nhận nghệ thuật, dù tự giác hay không tự giác, sinh viên cũng tiếp nhận cả những giá trị thể hiện trong nghệ thuật. Trƣớc hết, sự định hƣớng giá trị bằng nghệ thuật là thông qua hình tƣợng nghệ thuật. Nó có thể đƣợc thể hiện bằng cả hình tƣợng nghệ thuật tích cực và cả hình tƣợng nghệ thuật phản ánh cái tiêu cực. Hình tƣợng nghệ thuật tích cực vừa khái quát cái đẹp trong cuộc sống vừa thể hiện khát vọng về sự hoàn thiện nhƣ một khuynh hƣớng tất yếu của sự phát triển. Vì vậy, nó có thể tác động tới định hƣớng giá trị cho sự phát triển nhân cách sinh viên, để sinh viên luôn cố gắng phấn đấu trong học tập và nghiên cứu khoa học, hƣớng tới những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống. Hình tƣợng phản ánh cái tiêu cực là phản ánh cái sai, cái xấu, cái ác trong cuộc sống; song, nó phản ánh cái xấu, cái ác là để phê phán,

tránh xa cái sai, cái xấu, cái ác, hƣớng sinh viên tới cái đúng, cái thiện, cái đẹp.

Ngoài ra, sự định hƣớng giá trị bằng nghệ thuật còn thông qua hoạt động nghệ thuật. Hoạt động nghệ thuật là một loại hình hoạt động lao động sáng tạo. Để có đƣợc thành công trong lĩnh vực nghệ thuật, không phải chỉ dựa vào năng khiếu sẵn có mà còn là sự lao động rèn luyện vất vả và gian khổ. Sinh viên nhìn vào chính hoạt động lao động nghệ thuật ấy mà thấy trân trọng giá trị của lao động, giá trị của sự sáng tạo. Điều đó đã hƣớng cho sinh viên tinh thần lao động và học tập tích cực, biết vƣợt lên khó khăn để đạt đƣợc ƣớc mơ của mình.

Văn hoá thẩm mỹ định hƣớng giá trị cho nhân cách sinh viên bằng chính những giá trị nhân sinh mà nghệ thuật mang lại. Nghệ thuật là triết lý về nhân sinh, nó hƣớng con ngƣời tới việc tìm lại chính mình, tìm về quan niệm con ngƣời và cuộc sống loài ngƣời. Triết lý nhân sinh trong nghệ thuật thể hiện ở sự khẳng định sự tồn tại ngƣời với những khía cạnh khác nhau. Nó phản ánh những cá nhân tự ý thức, tự bồi dƣỡng bản thân theo những thiên hƣớng tiến bộ, đồng thời là sự tự thể hiện năng lực của mình trong sự tƣơng tác với các nhân cách khác và hội nhập với cộng đồng. Những triết lý đó mang lại cho sinh viên những gợi ý, những lời khuyên, những kiến giải quý báu để sinh viên có đƣợc cách tiếp cận và cách giải quyết những vấn đề phức tạp của con ngƣời. Nhân cách sinh viên đang trƣởng thành, vì vậy, nó rất cần những định hƣớng đó để dẫn đƣờng cho sự phát triển của mình.

Lứa tuổi sinh viên đƣợc đánh dấu bằng những khát vọng hiểu biết, những hoài bão lớn lao cùng với sự phát triển sâu sắc của tƣ duy trừu tƣợng và tƣ duy trực quan - hình tƣợng. Đây là lứa tuổi mà cả thế giới quan và nhân sinh quan đang hoàn thiện, lứa tuổi có lý trí, có tình cảm phong phú, đang đi tìm lý tƣởng. Văn hoá thẩm mỹ sẽ hƣớng lứa tuổi sinh viên vào những giá trị

tốt đẹp, tiến bộ, mang lại hệ thống niềm tin trọn vẹn và hoàn chỉnh thế giới quan cho sinh viên. Lứa tuổi sinh viên đang là lứa tuổi nhạy cảm, có những ấn tƣợng lâu bền, tƣ tƣởng phong phú, xúc cảm sôi nổi, dễ dàng tiếp thu nghệ thuật. Nhiều ngƣời đã thấy rõ các tác phẩm nghệ thuật có nội dung tốt có tác dụng nâng cao sự giác ngộ lý tƣởng, củng cố niềm tin vào cuộc sống, rèn luyện ý thức tổ chức và kỷ luật, hƣớng dẫn dƣ luận đấu tranh chống lại cái xấu, ca ngợi, ủng hộ cái đẹp.

Bồi dưỡng năng lực cảm xúc cho sự phát triển nhân cách sinh viên

Văn hoá thẩm mỹ góp phần phát triển thế giới tinh thần, tình cảm của sinh viên. Nguyên do là vì sự phát triển thế giới tinh thần, tình cảm của con ngƣời bị quy định bởi những điều kiện sống, bởi sự phát triển và tƣơng tác giữa các lĩnh vực hoạt động của họ. Văn hoá thẩm mỹ chính là khía cạnh thẩm mỹ trong sự tƣơng tác giữa điều kiện xã hội và điều kiện tự nhiên. Nó bao quát đƣợc toàn bộ điều kiện sống và hoạt động của con ngƣời. Bởi vậy, nó tác động đến toàn bộ thế giới tình cảm - cảm xúc, lý trí và ý chí của sinh viên. Bằng cái đẹp, cái cao cả trong cuộc sống và trong nghệ thuật, văn hoá thẩm mỹ tăng cƣờng bồi dƣỡng năng lực cảm xúc, ngăn ngừa bệnh vô cảm về mặt thẩm mỹ, mang lại cho sinh viên một cảm xúc thẩm mỹ trong sáng.

Cảm xúc thẩm mỹ là khả năng rung cảm của con ngƣời trƣớc những ấn tƣợng thẩm mỹ nhận đƣợc. Bản thân sự rung cảm này là sự xúc động tâm lý, là niềm vui, nỗi buồn, sự xúc động đƣợc khơi gợi bởi các hiện tƣợng thẩm mỹ nhƣ cái cao cả, cái đẹp, cái bi, cái hài trong cuộc sống và trong nghệ thuật.

Là loại tình cảm đặc thù của con ngƣời, cảm xúc thẩm mỹ nảy sinh khi chủ thể thẩm mỹ tiếp xúc trực tiếp với khách thể thẩm mỹ đặc biệt nhƣ tác phẩm nghệ thuật, sản phẩm đẹp của lao động, vẻ đẹp của tự nhiên. Những cảm xúc đó kích thích tính tích cực về mặt xã hội của con ngƣời, điều tiết hành vi của họ và tác động đến sự hình thành những lý tƣởng chính trị- xã

hội, đạo đức, thẩm mỹ. Cảm xúc thẩm mỹ giúp con ngƣời khám phá ra vẻ đẹp của thế giới và của chính mình.

Cảm xúc thẩm mỹ tham gia vào quá trình bồi dƣỡng năng lực cảm xúc trong đó có cả thuộc tính “thanh lọc bi kịch” của nó. G.Kh.Xingarốp đã giải thích: “Do có nỗi kinh sợ bi kịch và lòng thƣơng cảm đƣợc liên tƣởng với những chuỗi tình cảm phức hợp thống nhất. Bởi vậy, khi đƣa một hoạt động tâm lý hoàn chỉnh nào đó đến một kết thúc tích cực cùng với những cảm xúc thẩm mỹ âm tính “tƣởng tƣợng ra”, tình cảm thẩm mỹ bộc lộ ra ngoài, thanh lọc tâm hồn con ngƣời khỏi những cảm xúc tƣơng tự mà ngoài cuộc sống thực gây nên” [trích theo 96, tr. 128-129]. Nhƣ vậy, cảm xúc thẩm mỹ giúp ngƣời ta gạn đục, khơi trong, gạt bỏ những hình tƣợng nhạt nhẽo và tập trung vào những hình tƣợng bản chất của cuộc sống. Khi quan sát và thâm nhập vào cuộc sống, chủ thể thẩm mỹ nhờ có cảm xúc thẩm mỹ mà phát hiện đƣợc những hình tƣợng biểu hiện đúng chiều hƣớng tất yếu của đời sống.

Văn hoá thẩm mỹ với chức năng trau dồi sự tinh tế, độ nhạy cảm của năng lực cảm xúc giúp con ngƣời tìm thấy chính mình trong những cảm xúc vô tƣ, trong sáng trƣớc cái đẹp. Cái đẹp luôn gắn bó với cái đúng, cái thiện nên cảm xúc thẩm mỹ thống nhất làm một với cảm xúc về cái đúng, cái thiện - lẽ phải và sự công bằng. Khi con ngƣời biết yêu cái đẹp cũng có nghĩa là biết yêu cái thiện, tôn trọng lẽ phải, căm ghét cái xấu, cái ác, sự bất công…

Có thể nói, không một lứa tuổi nào mà nhu cầu về cái đẹp lại trở thành cảm hứng chủ đạo và lãng mạn chi phối mọi hoạt động nhƣ ở lứa tuổi sinh viên. Tuổi trẻ đầy hoài bão và ƣớc mơ, đầy sức sống và kiêu hãnh nên đƣơng nhiên nó không thể thiếu đƣợc hứng thú thẩm mỹ trong từng hành vi tự khẳng định mình. Cái đẹp trở thành thần tƣợng và đối tƣợng chiếm lĩnh trực tiếp với tất cả sức lực và tình cảm nồng nhiệt của tuổi trẻ.

Văn hoá thẩm mỹ góp phần hình thành và phát triển nhân cách của sinh viên thông qua việc bồi dƣỡng năng lực cảm xúc. Lứa tuổi sinh viên là lứa tuổi đang định hình trên nhiều phƣơng diện nhƣ tính cách, thế giới quan, xu hƣớng, nhạy cảm với mọi cái mới… nên một môi trƣờng văn hoá thẩm mỹ lành mạnh sẽ góp phần hình thành nên những nhân cách trong sáng, mang lại cho xã hội những công dân tốt.

Một phần của tài liệu Vai trò của văn hóa thẩm mỹ đối với sự phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)