của nhà trường
Trong môi trƣờng văn hoá thẩm mỹ, cơ sở vật chất, nhất là tổ chức kết cấu của nó chứa đựng nhiều giá trị văn hoá thẩm mỹ, nó tồn tại dƣới hình thức văn hoá vật thể. Không thể có một môi trƣờng văn hoá thẩm mỹ đẹp và lành mạnh khi cơ sở vật chất của nó không phù hợp với cảnh quan, kiến trúc, không gian nhất định. Vì vậy, xây dựng cơ sở vật chất hợp lý, hài hòa, tiện lợi, có hiệu quả là một trong những yếu tố góp phần tạo ra môi trƣờng văn hoá thẩm mỹ phong phú, tác động mạnh mẽ tới thỏa mạn nhu cầu thẩm mỹ, hình thành và phát triển nhân cách sinh viên.
Cơ sở vật chất của các trƣờng đại học, cao đẳng đƣợc coi là “bộ mặt” của các nhà trƣờng. Ngoài việc phản ánh điều kiện kinh tế của các trƣờng, nó còn phản ánh sự đầu tƣ, quan tâm của nhà trƣờng tới điều kiện học tập và sinh hoạt của sinh viên. Cùng với xu thế phát triển của đất nƣớc, các trƣờng đại học, cao đẳng ở Việt Nam hiện nay cũng đang đƣợc thay da đổi thịt. Hằng năm, nhà nƣớc đã dành một phần ngân sách không nhỏ cho sự nghiệp giáo dục. Năm 2010, tổng chi ngân sách cho giáo dục là 4937,497 tỉ đồng trong đó cho đào tạo đại học, cao đẳng là 1288,92 tỉ. Trong tổng chi ngân sách năm 2010, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã dành 1019 tỉ đồng cho vốn xây dựng cơ bản. Năm 2011, ngân sách dành cho giáo dục là 5000 tỉ, tăng 2,9% so với năm 2010 [154]. Ngoài ra, Bộ Giáo dục và Đào tạo còn đƣa ra quy định khi thành lập các trƣờng đại học phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện nhƣ diện tích dành cho khu học tập, thí nghiệm là 6m2/ sinh viên, ký túc xá 3m2/ sinh viên; đại học tƣ thục diện tích tối thiểu phải đạt 10m2/sinh viên, 4m2/sinh viên
dành cho học tập, thí nghiệm… Điều này cho thấy Bộ đã quan tâm tới điều kiện cơ sở vật chất, không gian của các nhà trƣờng. Những quy định trên nhằm tạo cho sinh viên có không gian hợp lý để học tập và sinh hoạt. Sinh viên đƣợc học tập và sinh hoạt trong không gian hợp lý sẽ cảm thấy thoải mái, phấn khởi, đồng thời, thấy trách nhiệm của mình đối với xã hội, qua đó phát triển năng lực cảm xúc và phẩm chất tính cách trong nhân cách sinh viên.
Không giống nhƣ các loại hình kiến trúc khác, thiết kế kiến trúc cảnh quan và tổ chức không gian các trƣờng đại học, cao đẳng có vai trò hết sức quan trọng. Bởi nó không chỉ là việc thiết lập các không gian chức năng hợp lý, có tính thẩm mỹ mà hơn nữa nó còn góp phần tạo nên môi trƣờng học tập thân thiện, tạo lập văn hoá học đƣờng - một trong những nhân tố tạo nên sự thành công trong công tác đào tạo tri thức và giáo dục nhân cách sinh viên. Ngoài ra, các trƣờng cao đẳng, đại học vừa là môi trƣờng học tập vừa là môi trƣờng sinh hoạt và giao tiếp của sinh viên. Trong không gian của các trƣờng, sự tồn tại độc lập của các khu chức năng nhƣ khu vực học tập gồm các phòng học, giảng đƣờng, hội trƣờng; khu vực thực hành, thí nghiệm, thực nghiệm; khu vực hành chính quản trị; khu vực thể dục thể thao; khu hoạt động ngoài trời, không gian vui chơi, giải trí, v.v. đã tạo ra không gian riêng cho các hoạt động cụ thể nhằm tăng hiệu quả hoạt động của sinh viên. Tuy nhiên, các khu vực riêng biệt ấy đều nằm trong khuôn viên các nhà trƣờng, tạo ra một không gian trƣờng học riêng biệt, phù hợp với chức năng sƣ phạm đặc thù của nhà trƣờng.
Trong chiến lƣợc phát triển đào tạo đại học, cao đẳng của quốc gia, việc lấy ngƣời học làm đối tƣợng trung tâm đã đƣợc khẳng định và môi trƣờng không gian vật chất góp một phần không nhỏ để thực hiện đƣợc mục tiêu đó. Ngoài những yêu cầu về chức năng học tập, phục vụ học tập và các chức năng giao thông, sinh hoạt cơ bản khác, tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan trong trƣờng đã quan tâm nhiều đến ý nghĩa tinh thần, việc tạo dựng văn hoá và môi trƣờng thân thiện cho ngƣời học với nhiều khía cạnh thể
hiện khác nhau nhƣ thể hiện triết lý đào tạo của mỗi nhà trƣờng, thể hiện bề dày lịch sử truyền thống, thể hiện không gian tạo hình ảnh biểu trƣng, v.v..
Để thể hiện các khía cạnh tinh thần trên, mỗi trƣờng có một cách thể hiện riêng. Thông thƣờng, trong các trƣờng kỹ thuật, không gian thƣờng thể hiện sự nghiêm túc, chính xác, chuẩn mực ngay từ các đƣờng nét, kiến trúc, màu sơn, họa tiết trang trí của các công trình xây dựng hay tính bay bổng, kích thích sáng tạo trong các trƣờng nghệ thuật. Việc tạo ra một hình ảnh biểu trƣng của mỗi trƣờng cũng là một điểm nhấn trong không gian nhà trƣờng nhƣ trƣờng Đại học Bách Khoa Hà Nội với không gian trƣớc giảng đƣờng chính, Đại học Xây dựng với một dàn thép với một nút cầu trong sân trƣờng, Đại học Tài nguyên Môi trƣờng với bức phù điêu đặc thù nổi trên mặt trƣớc khu nhà hành chính, v.v.. Những hình ảnh biểu trƣng này ngoài ý nghĩa tạo ra hình ảnh của trƣờng ra xã hội mà nó còn là hình ảnh thân thuộc để mỗi sinh viên của trƣờng mỗi khi thấy nó thấy đều có cảm xúc dâng trào tự hào về ngôi trƣờng của mình, qua đó phát triển năng lực cảm xúc và năng lực chủ thể hóa trong nhân cách sinh viên.
Trong các trƣờng đại học và cao đẳng, thời gian học tập của sinh viên là cả ngày, không chỉ là thời gian lên lớp mà còn là thời gian tự học với nhiều cách học khác nhau nhƣ học trong thƣ viện, học trên giảng đƣờng, học theo nhóm, thậm chí trong vƣờn cây hoặc bên hồ nƣớc. Sân vƣờn và cảnh quan ngoài trời là yếu tố quan trọng để tạo nên các không gian đó, giúp cho việc học tập bớt căng thẳng. Không gian mở ngoài nhà cũng tạo điều kiện để phát triển các hoạt động theo nhóm của sinh viên, không gian giao lƣu bạn bè và cũng là nơi thƣờng để lại nhiều kỷ niệm. Các khu vực sân khấu ngoài trời, sân thể thao, đƣờng dạo quanh hồ nƣớc, vƣờn cây trƣớc khu vực nhà ăn... là những không gian tinh thần rất có ý nghĩa với sinh viên.
Trên thực tế, các trƣờng đại học, cao đẳng đã tận dụng nhiều nguồn vốn khác nhau để đầu tƣ cho “bộ mặt” của mình. Các nhà trƣờng đang cố gắng để đáp ứng đầy đủ điều kiện vật chất phục vụ cho công tác học tập và sinh hoạt
cho sinh viên trong khuôn viên nhà trƣờng. Hiện nay, các trƣờng đại học, cao đẳng đã tạo đƣợc những khuôn viên đẹp, hiện đại và phù hợp cho môi trƣờng giáo dục cao đẳng, đại học nhƣ Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Lâm nghiệp, Đại học Thăng Long, Đại học Thành Tây, v.v.. Các nhà trƣờng bên cạnh việc quan tâm tới việc thiết kế, xây dựng nhằm tạo ra môi trƣờng cảnh quan đẹp và hợp lý còn chú trọng đầu tƣ về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động học tập và sinh hoạt của sinh viên.
Việc đầu tƣ các trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho nhu cầu học tập và sinh hoạt ngày càng cao sinh viên là một trong những yếu tố không những góp phần thành công trong việc nâng cao hiệu quả học tập của sinh viên mà còn tạo nên tinh thần phấn khởi, yêu trƣờng, yêu lớp, hứng thú, say mê với công tác học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên. Phòng học, giảng đƣờng khang trang, rộng rãi, hiện đại đƣợc trang bị đầy đủ điều hòa, máy chiếu, micro nhƣ giảng đƣờng trƣờng Đại học Thăng Long, Đại học Thành Tây…. Thƣ viện và các phòng thí nghiệm, thực nghiệm, thực hành phong phú, đa dạng, hiện đại nhƣ Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Lâm nghiệp, Đại học Quốc gia Hà Nội…. Ký túc xá tiện nghi, hiện đại, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt ngày càng cao của sinh viên nhƣ ký túc xá Học viện Tài chính, Đại học Lâm nghiệp….
Ngoài việc đầu tƣ cơ sở vật chất phục vụ cho công tác học tập và sinh hoạt, các nhà trƣờng cao đẳng, đại học còn đầu tƣ cơ sở vật chất cho hoạt động vui chơi giải trí, thể dục thể thao của sinh viên. Nhiều trƣờng đại học đã đầu tƣ một quần thể thể thao khép kín, đa chức năng với các trang thiết bị hiện đại gồm sân vận động, nhà thi đấu, bể bơi, sân tennis, nhà tập thể hình, v.v. Sự phong phú, đa dạng và hiện đại của các trang thiết bị cho các loại hình thể dục thể thao đã giúp cho sinh viên có điều kiện để rèn luyện thân thể, nâng cao sức khỏe đồng thời giúp cho sinh viên có tinh thần thoải mái, sảng khoái, vui vẻ sau những giờ học tập và nghiên cứu căng thẳng.
Cơ sở vật chất và không gian kiến trúc góp phần không nhỏ tạo ra môi trƣờng văn hóa thẩm mỹ trong các trƣờng đại học, cao đẳng. Nó góp phần tạo nên hiệu quả của các hoạt động thẩm mỹ. Nó gián tiếp nâng cao tính giáo dục thẩm mỹ cho sinh viên bằng cách hình thành nên tình cảm, cảm xúc của sinh viên đối với nhà trƣờng, đồng thời tạo ra những giá trị thẩm mỹ, tác động thƣờng xuyên, liên tục tới sự phát triển nhân cách sinh viên, qua đó phát triển năng lực cảm xúc, định hƣớng giá trị và phát triển năng lực tƣ duy trong nhân cách sinh viên.
Mặc dù vậy, đa số các trƣờng đại học, cao đẳng ở nƣớc ta đều nằm ở những thành lớn nhƣ Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ hay những khu trung tâm của các tỉnh, thành khác với diện tích khá eo hẹp. Vì vậy, quy hoạch các khu chức năng riêng biệt đảm bảo một không gian cảnh quan mang tính thẩm mỹ cao trong khuôn viên của các trƣờng còn nhiều hạn chế. Khá phổ biến ở các nhà trƣờng là tình trạng khu giảng đƣờng nằm liền kề hay xen kẽ với ký túc xá, với sân thể thao, vui chơi giải trí, thậm chí là khu nhà ở của cán bộ giáo viên. Sự pha trộn này phá vỡ cảnh quan của các trƣờng cao đẳng đại học, chƣa tạo đƣợc tính thẩm mỹ trong không gian kiến trúc của nhà trƣờng, đồng thời, gây ức chế trong sự phát triển tình cảm của sinh viên với nhà trƣờng, làm giảm hiệu quả trong hoạt động của sinh viên. Ngoài ra, phần lớn các trƣờng cao đẳng, đại học đều nằm lẫn trong các khu dân cƣ, khu công nghiệp nên chƣa tạo ra đƣợc môi trƣờng sƣ phạm riêng biệt.
Các trƣờng đại học, cao đẳng trong thời gian qua đã dành những nguồn quỹ khá lớn cho việc đầu tƣ cơ sở vật chất, phục vụ cho công tác học tập và sinh hoạt của sinh viên. Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thực trạng cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo của các trƣờng đại học, cao đẳng mới chỉ đáp ứng ở mức rất thấp. Hệ thống trang thiết bị đào tạo, phòng thí nghiệm, xƣởng thực hành mới đáp ứng đƣợc 40% nhu cầu đào tạo. Hệ thống cơ sở vật chất mới đáp ứng đƣợc 50% nhu cầu. Thƣ viện, cơ sở vật chất
công nghệ thông tin còn rất yếu so với các trƣờng trong khu vực và trên thế giới [154].
Theo thống kê chƣa đầy đủ của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2009, trong 369 trƣờng đại học, cao đẳng đang có trên 1.700 phòng thƣ viện với diện tích gần 287.000 m2. Trong số này có rất nhiều trƣờng đại học “trắng” thƣ viện nhƣ: đại học Đại Nam, đại học Nguyễn Trãi, Võ Trƣờng Toản… Có rất nhiều trƣờng có quy mô đào tạo hàng ngàn sinh viên nhƣng chỉ có duy nhất một phòng thƣ viện với diện tích chật hẹp nhƣ: đại học Quốc tế (Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh) có diện tích là 128m2; thƣ viện của cao đẳng Thƣơng mại là 56m2; đại học Răng hàm mặt có một phòng thƣ viện với diện tích 30m2…[158]. Mặt khác, thƣ viện của các trƣờng đại học, cao đẳng hiện nay cũng chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của sinh viên. Một phần do hạn chế về số lƣợng đầu sách, thể loại sách, một phần do phòng đọc chật chội, không đủ tiện nghi nên chƣa thu hút đƣợc sinh viên. Mặc dù hiện nay, công nghệ tin học đã đƣợc áp dụng vào hầu hết các thƣ viện của các trƣờng đại học, cao đẳng nhƣng đƣợc dùng chủ yếu để quản lý, còn khâu mƣợn và trả sách vẫn làm thủ công cùng với thái độ kém hoà nhã của một bộ phận thủ thƣ làm cho sinh viên ngại giao tiếp, ít tìm đến với thƣ viện.
Điều kiện sinh hoạt của sinh viên cũng không khá hơn. Hầu hết các trƣờng đại học, cao đẳng đều không đủ phòng ở trong các khu ký túc xá dành cho sinh viên. Theo Dantri.com ngày 09/6/2011 tại cuộc hội thảo công tác học sinh sinh viên nội trú năm 2011, Đại học Sƣ phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh chứa đƣợc 1100 sinh viên, đáp ứng đƣợc 8% tổng số sinh viên học tại trƣờng. Đại học Tây Nguyên có 1200 chỗ Ký túc xá trong khi tổng sinh viên toàn trƣờng là 11.000 sinh viên. Đại học Huế đáp ứng đƣợc 20% sinh viên với 5000 chỗ ở. Lớn nhất hiện nay là ký túc xá Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh với 10.000 sinh viên lƣu trú. Hiện nay, trung bình số lƣợng phòng ở
trong các khu ký túc xá chỉ đủ để cung cấp cho 20% số lƣợng sinh viên. Đây là nơi dành cho những sinh viên thuộc diện chính sách, con thƣơng binh, liệt sĩ, gia đình khó khăn. Chất lƣợng sinh hoạt ở trong các khu ký túc xá cũng không đảm bảo. Trung bình mỗi phòng ký túc xá là nơi sinh hoạt của 8 đến 12 sinh viên, với sự thiếu thốn về điện và nƣớc sinh hoạt. Vì phòng ở quá đông ngƣời, không có nơi tiếp khách và phòng tự học riêng nên ảnh hƣởng tới điều kiện học tập của sinh viên. Hơn nữa, những dịch vụ và các phƣơng tiện thông tin chƣa đƣợc đáp ứng đầy đủ. Rất ít các khu ký túc xá có phòng sinh hoạt chung đƣợc trang bị ti vi để đáp ứng nhu cầu thông tin hằng ngày của các em. Những sinh viên không thuộc diện đƣợc ở trong ký túc xá phải thuê nhà trọ ở các khu nhà dân. Với điều kiện sinh hoạt tự do, không có ngƣời quản lý nên các em rất dễ bị sa đà vào vào các tệ nạn xã hội mà nhà trƣờng không quản lý đƣợc.
Trang thiết bị dành cho học tập của sinh viên cũng còn nhiều hạn chế. Tình trạng các phòng học kém tiện nghi là phổ biến ở các trƣờng đại học, cao đẳng. Thậm chí do thiếu phòng học, thiếu thầy dạy, sinh viên phải học ghép lớp ở hội trƣờng lớn với số lƣợng sinh viên lên tới 200 ngƣời. Giáo viên chỉ đƣợc trang bị micro, không thể áp dụng các phƣơng pháp dạy hiện đại cho những lớp học quá đông nhƣ vậy. Tình trạng này sẽ ảnh hƣởng tới chất lƣợng bài giảng cũng nhƣ sự tiếp thu bài của sinh viên.
Ngoài ra, tình trạng chung ở các trƣờng đại học, cao đẳng là sự thiếu các phòng học chức năng, phòng thực hành, phòng thí nghiệm, hoặc có thì trang thiết bị cũng quá cũ không theo kịp sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại.
Do điều kiện kinh tế có hạn nên các khu vui chơi, giải trí, thể thao dành cho sinh viên còn ít, dụng cụ thể thao kém phong phú, chủ yếu là xà đơn, xà kép, bóng đá, bóng rổ, cầu lông, bóng bàn, chƣa có các máy tập hiện đại nên
chƣa thu hút đƣợc đông sinh viên tham gia tập luyện, đặc biệt là đối với sinh