nhằm phát triển nhân cách sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng
Nhận thức đƣợc vai trò quan trọng của văn hóa nói chung và văn hoá thẩm mỹ nói riêng trong sự phát triển nhân cách, nhiều năm qua Đảng và nhà nƣớc ta rất quan tâm đến chất lƣợng văn hóa thẩm mỹ trong công tác giáo dục đào tạo, phát triển nhân cách. Giáo dục đào tạo vì mục tiêu phát triển con ngƣời toàn diện là con ngƣời phát triển hài hòa cả về thể chất và tinh thần, Văn - Trí - Thể - Mỹ, làm cho mỗi ngƣời vừa dần trở thành sản phẩm của lịch sử, vừa là chủ thể của lịch sử, nghĩa là con ngƣời đƣợc tự do và có đủ điều kiện để cống hiến và hƣởng thụ. Đó chính là mục tiêu của Đảng ta: con ngƣời vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển xã hội.
Thực tiễn công tác giáo dục đào tạo mấy thập kỷ qua chứng tỏ rằng, việc quán triệt một cách đầy đủ, sâu sắc các nghị quyết của Đảng cũng nhƣ tổ chức thực hiện, đƣa các nghị quyết đó vào cuộc sống có ý nghĩa quyết định đối với công tác giáo dục – đào tạo nói chung, giáo dục văn hóa thẩm mỹ nói riêng. Tuy nhiên, nhiều lúc, nhiều nơi chúng ta vẫn chƣa quán triệt một cách đầy đủ, sâu sắc các văn kiện của Đảng. Công tác giáo dục đào tạo nhiều năm qua còn nhiều hạn chế, tính văn hóa thẩm mỹ trong giáo dục đào tạo chƣa cao. Điều này đã đƣợc chỉ rõ trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khoá VIII: “Công tác giáo dục chính trị - tƣ tƣởng, đạo đức và nhân cách cũng nhƣ việc giảng dạy các môn khoa học xã hội và nhân văn, giáo dục thể chất, giáo dục thẩm mỹ bị xem nhẹ. Hiệu quả giảng dạy các môn khoa học Mác –Lênin bị hạn chế” [25, tr. 26]. Đã đến lúc đòi hỏi chúng ta phải cụ thể hóa các quan điểm của Đảng, nâng cao chất lƣợng văn hóa thẩm mỹ trong công tác giáo dục đào tạo nhằm phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam.
Chúng tôi cho rằng, để nâng cao chất lƣợng văn hóa thẩm mỹ trong công tác giáo dục đào tạo nhằm phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam, trƣớc hết cần phải đổi mới nhận thức từ những nhà hoạch định chính sách giáo dục, những nhà quản lý giáo dục, những ngƣời trực tiếp làm công tác giáo dục đào tạo cho tới toàn bộ xã hội để họ nhận thức đầy đủ giá trị của văn hóa thẩm mỹ trong phát triển nhân cách sinh viên. Từ đó, các nhà hoạch định chính sách mới có cơ sở vững chắc để xây dựng nên những cơ chế, chính sách, tiêu chuẩn phù hợp trong công tác giáo dục đào tạo. Những nhà quản lý giáo dục mới có cơ sở để xây dựng nên chƣơng trình giáo dục hợp lý cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay, đồng thời, đấu tranh chống lại những biểu hiện lệch lạc trong tổ chức hoạt động nghệ thuật và thƣởng thức hoạt động nghệ thuật của sinh viên hiện nay. Những ngƣời trực tiếp làm công tác giáo dục đào tạo khi ý thức đầy đủ vai trò của văn hóa thẩm mỹ trong phát triển nhân cách sinh viên sẽ tự nhận diện chính mình, tự nhận ra yêu cầu của xã hội đối với mình và tự phấn đấu chính mình theo những yêu cầu đó để trở thành những tấm gƣơng sáng cho sinh viên noi theo. Khi xã hội nhận thức đầy đủ giá trị của văn hóa thẩm mỹ trong phát triển nhân cách sinh viên, mỗi ngƣời sẽ tự hoàn thiện chính mình, góp phần tạo ra một môi trƣờng văn hóa thẩm mỹ của xã hội.
Chúng tôi cho rằng, nhà nƣớc cần tạo ra môi trƣờng pháp lý, xây dựng các kế hoạch, tạo ra các thiết chế tài chính, đầu tƣ về cơ sở vật chất, đề ra các cơ chế cần thiết cho sự quản lý nhà nƣớc trong tác giáo dục nói chung và giáo dục thẩm mỹ nói riêng. Bộ Giáo dục và Đào tạo bên cạnh việc xây dựng khung chƣơng trình giáo dục phù hợp và hiện đại, nên chú ý tới nội dung giáo dục thẩm mỹ phù hợp với từng độ tuổi, từng đối tƣợng đƣợc lồng ghép vào chƣơng trình giáo dục chung. Trên cơ sở chủ trƣơng, chính sách và nghị quyết của Đảng và Nhà nƣớc, các cấp ủy đảng, chính quyền địa phƣơng các cấp, các cơ quan, trƣờng học, các đoàn thể chính trị xã hội cần quán triệt vai trò, vị trí và nhiệm vụ của văn hóa thẩm mỹ để đề ra chƣơng trình, mục tiêu, nhiệm vụ
và kế hoạch hành động cụ thể nhằm đẩy mạnh công tác giáo dục thẩm mỹ; thƣờng xuyên kiểm tra việc thực hiện các chủ trƣơng về giáo dục, đào tạo, xây dựng lối sống văn hóa trong các cơ quan, trƣờng học; nâng cao hiệu quả trong các hoạt động và đa dạng hóa hoạt động của Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên và các tổ chức chính trị xã hội khác. Cụ thể hóa giải pháp này chúng ta cần tiến hành:
Thứ nhất, xây dựng các chuẩn mực văn hóa, văn hóa thẩm mỹ với từng đối tƣợng cụ thể nhằm phát huy những phẩm chất đạo đức, giá trị thẩm mỹ truyền thống của dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại trong đó có chủ nghĩa Mác –Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh
Thứ hai, tổ chức tuyên truyền, giáo dục tới mọi ngƣời dân về giá trị văn hóa thẩm mỹ của địa phƣơng, của dân tộc bằng nhiều hình thức nhƣ phát hiện và tôn vinh các nhân tố mới, điển hình, tổ chức các phong trào tôn vinh, phát huy và nhân rộng các giá trị văn hóa thẩm mỹ truyền thống nhƣ lòng hiếu thảo, sự hiếu học, tổ chức các lễ hội truyền thống ở địa phƣơng, giáo dục bằng lao động và thông qua lao động, giáo dục bằng gƣơng ngƣời tốt việc tốt, giáo dục bằng nghệ thuật, bằng mỹ học Mác -Lênin…. Cần xác định các chủ đề, chủ điểm cụ thể mà trọng tâm là năm đức tính điển hình của ngƣời Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới đƣợc Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành trung ƣơng Đảng khóa VIII đề ra để tuyên truyền giáo dục về các giá trị văn hóa thẩm mỹ nhƣ: lòng yêu nƣớc, ý chí tự cƣờng dân tộc, lòng nhân ái, khoan dung, vị tha, hiếu học, cần cù, chăm chỉ, năng động sáng tạo, trân trọng cái đẹp, v.v..
Thứ ba, đầu tƣ thích đáng cho các hình thức hoạt động giáo dục, tuyên truyền về các giá trị văn hóa thẩm mỹ truyền thống của dân tộc, coi trọng việc nâng cao nhận thức về lẽ sống, lối sống, giáo dục truyền thống tốt đẹp của dân
tộc, đồng thời, có chính sách về tiền lƣơng và phụ cấp thỏa đáng cho những ngƣời làm công tác tƣ tƣởng, lý luận.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, thị hiếu thẩm mỹ và nhu cầu thẩm mỹ của các tầng lớp dân cƣ nƣớc ta hiện nay rất phong phú, đa dạng, thậm chí đối lập nhau. Để thực hiện đƣợc chiến lƣợc phát triển đất nƣớc, vì mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, chúng ta phải coi việc thỏa mãn nhu cầu của tầng lớp cƣ dân tiến bộ là mục đích chủ yếu và cần phải nhanh chóng xây dựng những giải pháp cụ thể để định hƣớng cho từng đối tƣợng cũng nhƣ cho toàn xã hội. Trong đó, chúng ta xác định, tƣ tƣởng, đạo đức, lối sống là những lĩnh vực then chốt của văn hóa nói chung và văn hóa thẩm mỹ nói riêng, chúng có liên quan mật thiết và chặt chẽ với nhau, trong đó hệ tƣ tƣởng là cốt lõi, là định hƣớng cơ bản cho đời sống tinh thần của xã hội. Nhu cầu thẩm mỹ là nhu cầu đỉnh cao trong các nhu cầu của con ngƣời nên nhận thức và định hƣớng tƣ tƣởng trong lĩnh vực thẩm mỹ cũng gặp nhiều khó khăn. Do vậy, chúng ta phải vận dụng linh hoạt nhiều hình thức, phƣơng tiện và phƣơng pháp mềm dẻo, tinh tế trong công tác giáo dục thẩm mỹ cho phù hợp với từng đối tƣợng, trình độ của ngƣời dân trong từng giai đoạn lịch sử nhất định.
Với sinh viên nói riêng, hoạt động chính là học tập ở trong các trƣờng đại học, cao đẳng nên việc nâng cao trình độ nhận thức văn hóa thẩm mỹ cho họ, ngoài các biện pháp nâng cao nhận thức chung của xã hội thì còn có các biện pháp đặc thù cũng gắn liền với môi trƣờng nhà trƣờng. Đối tƣợng thẩm mỹ là một thế giới toàn vẹn. Để giáo dục thẩm mỹ cho sinh viên có hiệu quả, sinh viên cần đƣợc tiếp nhận các hình thức giáo dục tổng hợp với sự kết hợp nhiều lĩnh vực, nhiều ngành, nhiều bộ môn, trƣớc hết cần trang bị một phông văn hóa chung cho sinh viên. Trang bị kiến thức văn hóa từ phổ thông trở lên là nền tảng trên đó có thể phát triển trình độ thẩm mỹ và văn hóa thẩm mỹ ở mỗi cá nhân. Vì văn hóa chung đem lại cho mỗi ngƣời một tri thức tổng hợp
để hình thành một phông văn hóa chung, làm cơ sở để tiếp thu những tri thức thẩm mỹ. Trong xã hội hiện đại, nếu thiếu trình độ học vấn tiên tiến thì không thể chiếm lĩnh đƣợc vốn tri thức văn hoá đang phát triển rất cao, rất phong phú, đa dạng của nhân loại. Do vậy, cần tạo điều kiện thuận lợi để sinh viên đƣợc tiếp cận với tri thức khoa học tiên tiến, hiện đại của thế giới. Đối với sinh viên Việt Nam hiện nay thì trở ngại lớn nhất trong việc tiếp thu các tri thức khoa học mới mẻ, hiện đại vẫn là sự hạn chế của trình độ tin học và ngoại ngữ. Vì vậy, sinh viên cần phải trau dồi nâng cao hơn nữa trình độ của mình, đồng thời, Bộ Giáo dục và các nhà trƣờng cần xem xét đƣa ra những phƣơng pháp và nội dung phù hợp với trình độ của mỗi đối tƣợng sinh viên hiện nay về hai bộ môn này.
Một trong những yếu tố cần phải có để nâng cao chất lƣợng văn hóa thẩm mỹ trong công tác giáo dục đào tạo, đó là phải kết hợp giữa gia đình, nhà trƣờng và xã hội trong việc giáo dục sinh viên. Nhiều năm qua, về cơ bản yếu tố quan trọng này đã đƣợc thực hiện, tuy nhiên cũng có lúc, có nơi chất lƣợng và hiệu quả của sự kết hợp này chƣa cao, thiếu đồng bộ. Gia đình và các tập thể, cộng đồng xã hội chƣa phát huy hết vai trò quan trọng của ngành giáo dục, chƣa phối hợp chặt chẽ với nhà trƣờng giáo dục thế hệ trẻ, nhất là giáo dục văn hóa thẩm mỹ, đấu tranh ngăn chặn các tệ nạn xã hội và văn hóa phẩm đồi trụy.
Nhƣ chúng ta thấy, gia đình và giáo dục gia đình là một trong những yếu tố tác động quan trọng nhất đối với quá trình định hƣớng và phát triển nhân cách sinh viên. Trong môi trƣờng gia đình, sinh viên đƣợc tiếp thu những tri thức, kinh nghiệm, tình cảm ngay từ tấm bé. Vì vậy, mỗi gia đình hãy là một gia đình văn hóa, con cái hiếu thảo, cha mẹ gƣơng mẫu để sinh viên nâng cao niềm tự hào với truyền thống gia đình, cố gắng phấn đấu vì truyền thống đó, hình thành ý thức thẩm mỹ trong sinh viên.
Nhà trƣờng đại học, cao đẳng là môi trƣờng trực tiếp, quan trọng trong việc hình thành nhân cách sinh viên. Chính trong nhà trƣờng và sự giáo dục
học đƣờng đã cung cấp cho sinh viên những tri thức về tự nhiên, xã hội, các kỹ năng nghệ nghiệp, kỹ năng sống và các chuẩn mực đạo đức, pháp luật, văn hoá, chính trị, v.v.. Đồng thời, hai mối quan hệ chính trong nhà trƣờng là mối quan hệ thầy – trò và mối quan hệ giữa sinh viên với nhau là hai loại hình tƣơng tác xã hội đặc biệt, hằng ngày tác động vào ý thức và hoạt động của sinh viên. Đây là hai mối quan hệ tốt đẹp, tác động lên tình cảm, cảm xúc và lý trí của sinh viên. Trong mỗi nhà trƣờng hãy xây dựng những tập thể gƣơng mẫu trong học tập, rèn luyện đạo đức và lối sống. Khi sinh viên sống trong một tập thể lành mạnh, đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ sẽ có điều kiện, cơ hội phát huy đƣợc năng lực, tài năng và vai trò làm chủ tập thể của mọi thành viên, đồng thời, làm cho các tập thể đó luôn ổn định, vững chắc, biết chăm lo đến sự tiến bộ của của mọi ngƣời, phấn đấu vƣơn lên. Chúng ta phải tạo ra những dƣ luận tập thể, đấu tranh không khoan nhƣợng với những hành vi vi phạm nội quy, quy chế của nhà trƣờng, những việc làm tiêu cực, những vấn nạn xã hội trong trƣờng học nhằm tạo ra môi trƣờng văn hóa thẩm mỹ trong các trƣờng học.
Xã hội là một môi trƣờng giáo dục mà ở đó sinh viên đƣợc tiếp nhận tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng của loài ngƣời nói chung. Xã hội là nơi bổ xung những thiếu hụt trong giáo dục của gia đình và nhà trƣờng, đặc biệt là “kỹ năng mềm” của con ngƣời. Trong môi trƣờng xã hội, con ngƣời đƣợc thụ hƣởng tri thức từ chính quá trình tự học của mình thông qua lao động, học tập, quan hệ xã hội và thông qua hoạt động nói chung. Đây là một ngôi trƣờng lớn mà qua đó sinh viên vừa tiếp thu, vừa tạo ra chuẩn mực giá trị chân - thiện - mỹ của loài ngƣời, của xã hội. Đó là cơ sở để hình thành nên ý thức thẩm mỹ trong nhân cách sinh viên.
Gia đình, nhà trƣờng và xã hội là những môi trƣờng quan trọng nhất trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách nói chung và nhân cách sinh viên nói riêng. Tác giả cho rằng, để sự kết hợp này ngày càng trở nên chặt chẽ, tạo ra sức mạnh tổng hợp với sự tác động nhiều chiều trong việc
nâng cao ý thức thẩm mỹ phù hợp với sự phát triển toàn diện của nhân cách sinh viên, nhà trƣờng, gia đình, xã hội phải thống nhất quan điểm, chủ trƣơng, mục đích trong việc giáo dục sinh viên.
Trƣớc hết, gia đình, nhà trƣờng và xã hội phải thống nhất quan điểm rằng mục đích giáo dục sinh viên là hình thành nên ở họ những giá trị chân - thiện - mỹ. Để thực hiện đƣợc mục đích đó trƣớc hết cần phải giáo dục giá trị truyền thống dân tộc và truyền thống cách mạng trong mọi hoạt động. Trong mỗi gia đình dạy đạo làm ngƣời con em mình; trong các nhà trƣờng, ngoài việc giáo dục tri thức khoa học, cần phải giáo dục giá trị nhân văn thông qua các bộ môn ngôn ngữ, sử học, văn học, triết học, mỹ học, nghệ thuật học…và các hoạt động chính trị - xã hội khác. Xã hội có những hình thức giáo dục, tuyên truyền đề cao giá trị, chuẩn mực xã hội. Nhà trƣờng, gia đình và xã hội cần giáo dục những truyền thống đáng tự hào của địa phƣơng mình và tình yêu quê hƣơng đất nƣớc.
Nhà trƣờng, gia đình và xã hội cần phối hợp chặt chẽ với nhau để mọi hình thức giáo dục cho sinh viên phải gắn lý luận với thực tiễn, nhƣ tạo điều kiện cho sinh viên tăng cƣờng thực tế, thực tập, tham gia các công tác xã hội, tham gia các hoạt động văn hóa văn nghệ trong nhà trƣờng và ở địa phƣơng. Gia đình và xã hội cũng cần có những hiểu biết nhất định về những hình thức giáo dục để phối hợp với nhà trƣờng, động viên, khuyến khích con em mình tham gia hoạt động. Đặc biệt, trong xu hƣớng xuất hiện các giá trị đa chiều hiện nay và sự khác biệt giữa các thế hệ trong quan niệm xã hội, cần phải phổ biến những tri thức văn hóa thẩm mỹ khoa học đến từng gia đình và phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trƣờng trong việc giáo dục con em mình. Toàn xã hội kết hợp với nhà trƣờng và gia đình, uốn nắn, bảo vệ và xây dựng một môi trƣờng giáo dục lành mạnh, trong đó cha mẹ, thầy cô, ngƣời lớn tuổi, các