Trong công tác giảng dạy của giảng viên

Một phần của tài liệu Vai trò của văn hóa thẩm mỹ đối với sự phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay (Trang 87)

Dạy học là một nghề cao quí. Bởi đây là nghề mà sản phẩm là sự trang bị, tăng cƣờng tri thức và giúp hình thành nhân cách cao đẹp cho con ngƣời. Trong hoạt động của hệ thống giáo dục đại học, ngoài công tác tổ chức quản lý, điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật thì giảng viên giữ vai trò đặc biệt quan trọng, là nhân tố quan trọng nhất giữ vai trò quyết định đến chất lƣợng của công tác giáo dục và đào tạo.

Trong xu thế hội nhập hiện nay, ngƣời giảng viên luôn đặt trên vai mình trách nhiệm to lớn đối với xã hội, luôn phải học tập không ngừng, để nâng cao trình độ và kỹ năng sƣ phạm. Điều này đƣợc thể hiện thông qua số lƣợng giảng viên có học hàm, học vị không ngừng gia tăng. Trong giai đoạn 2006-2010, tỷ lệ giảng viên đại học có trình độ tiến sĩ tăng bình quân/năm là 4,4%, có trình độ thạc sĩ tăng bình quân/ năm là 10,8%; năm học 2009-2010, số lƣợng giảng viên đại học có trình độ tiến sĩ là 6.448 ngƣời (chiếm 14%), trình độ thạc sĩ là 19.856 ngƣời (chiếm 43,2%); số lƣợng giảng viên cao đẳng có trình độ tiến sĩ là 656 ngƣời (chiếm 2,7%), có trình độ thạc sĩ là 6.859 ngƣời (chiếm 27,9%). Số lƣợng giảng viên có chức danh Giáo sƣ là 262 ngƣời (chiếm 0,57%), có chức danh Phó Giáo sƣ là 1855 ngƣời (chiếm 4,04%). Số lƣợng giáo sƣ, phó giáo sƣ trong các trƣờng đại học chiếm khoảng 50% tổng số Giáo sƣ, Phó Giáo sƣ trong cả nƣớc [145]. Những con số biết nói trên đây cho thấy giảng viên là tấm gƣơng sáng, là niềm ngƣỡng mộ, kính trọng để các thế hệ sinh viên noi theo về tinh thần học tập không ngừng. Nó

thôi thúc tinh thần ham học của sinh viên, hƣớng sinh viên tới giá trị đích thực của học vấn.

Trong công tác giảng dạy, trình độ và phƣơng pháp giảng dạy của giảng viên là nhân tố quyết định đến chất lƣợng giáo dục. Phƣơng pháp giảng dạy của giáo viên là một trong những yếu tố không những chỉ tác động đến chất lƣợng môn học mà còn tác động đến tâm lý, tình cảm của sinh viên đối với môn học. Phƣơng pháp giảng dạy thể hiện cách thức tác động giữa ngƣời dạy trực tiếp hoặc gián tiếp với ngƣời học cùng nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung môn học.

Đội ngũ giảng viên trong các trƣờng đại học, cao đẳng ở nƣớc ta hiện nay, bên cạnh việc học tập nâng cao trình độ chuyên môn, còn chú trọng học hỏi để có đƣợc phƣơng pháp giảng dạy thích hợp. Mới đây các chuyên gia thuộc Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Sƣ phạm Hà Nội, Vụ Giáo dục ĐH, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trƣờng (Bộ Giáo dục và Đào tạo) tiến hành nghiên cứu thực trạng đổi mới phƣơng pháp giảng dạy ở đại học. Kết quả cho thấy, phƣơng pháp thuyết trình vẫn là phƣơng pháp giảng dạy chủ yếu song đã kết hợp xen kẽ tƣơng đối có hiệu quả với các phƣơng pháp giảng dạy hiện đại [146]. Sự kết hợp giữa phƣơng pháp giảng dạy thuyết trình truyền thống với các phƣơng pháp giảng dạy hiện đại đã phần nào hạn chế bớt đƣợc tình trạng “đọc – chép” trong các trƣờng cao đẳng, đại học hiện nay.

Bên cạnh đó, giảng viên còn chú trọng phát triển năng lực sƣ phạm để phù hợp với yêu cầu về đổi mới phƣơng pháp giảng dạy, giảng viên đã biết khơi gợi để sinh viên dám nói, dám hỏi, dám tranh luận để bảo vệ chính kiến của mình…. Sự kết hợp này làm cho sinh viên bớt nhàm chán trong giờ học, tạo cho sinh viên sự hứng thú, say mê với môn học. Sự hứng thú này làm cho sinh viên yêu thích môn học, ngành học của mình hơn, kích thích tƣ duy sáng tạo và năng lực cảm xúc của sinh viên. Sự tìm tòi, học hỏi nhằm đổi mới phƣơng pháp dạy học là một trong những yếu tố thể hiện sự nhiệt tình, tâm

huyết của giảng viên trong giảng dạy. Đây là một nét đẹp trong nhân cách ngƣời thầy cùng với trình độ kiến thức cao sẽ tạo cho sinh viên sự kính trọng, ngƣỡng mộ, tôn vinh ngƣời thầy, tự nó đã tạo ra giá trị thẩm mỹ định hƣớng cho nhân cách sinh viên đến với cái đẹp của tri thức. Chính sự cố gắng, nỗ lực của các thầy cô giáo đã kích thích những phẩm chất xã hội, phẩm chất tính cách cũng nhƣ năng lực xã hội hóa và năng lực hành động làm phát triển năng lực tƣ duy và năng lực sáng tạo trong nhân cách sinh viên.

Tuy nhiên, cũng ở nghiên cứu trên cho thấy, nhóm phƣơng pháp thuyết trình đƣợc giảng viên thƣờng xuyên sử dụng nhất, trong khi đó, các phƣơng pháp mới nhƣ phƣơng pháp đóng vai, dạy học theo tiếp cận môđun, dạy học bằng grap, dạy học theo dự án, dạy học qua mạng, nghiên cứu điển hình, phần lớn số ý kiến cho rằng giảng viên còn rất hiếm khi sử dụng hoặc chƣa sử dụng. Trong khi đó theo một nghiên cứu của PGS. TS Nguyễn Công Khanh điều tra 448 sinh viên cho thấy đa số sinh viên đƣợc khảo sát mong muốn giảng viên áp dụng các phƣơng pháp dạy học tích cực để tích cực hoá ngƣời học trong giờ học. 88,8% sinh viên muốn các bài giảng của giảng viên gồm cả những tri thức mới không có trong giáo trình; 73,3% sinh viên thích đƣợc giảng viên giao làm những bài tiểu luận để giúp họ phát triển khả năng suy nghĩ độc lập, tƣ duy phê phán; 82,4% sinh viên thích giảng viên hỏi, khuyến khích sinh viên đặt câu hỏi, hƣớng dẫn sinh viên đào sâu suy nghĩ để hiểu bản chất hơn là thuyết trình suốt cả tiết học; 85,6% sinh viên muốn khi bắt đầu mỗi môn học, giáo viên nêu yêu cầu, hƣớng dẫn phƣơng pháp học, tài liệu tham khảo và cách khai thác thông tin từ các tài liệu tham khảo này; 79,2% sinh viên mong muốn các môn học có nhiều giờ tự học (có hƣớng dẫn và giải đáp thắc mắc) hơn so với hiện nay [151]. Những con số trên cho thấy mặc dù giảng viên đã cố gắng trong đổi mới phƣơng pháp giảng dạy song chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của sinh viên. Đây là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng thụ động, kém hứng thú học tập, hạn chế phát triển phẩm chất tính cách, phẩm chất xã hội, năng lực hành động và năng lực chủ thể hóa của

sinh viên. Điều này làm hạn chế trong việc bồi dƣỡng năng lực cảm xúc cũng nhƣ phát triển năng lực tƣ duy và năng lực sáng tạo của sinh viên.

Cùng với việc đổi mới nội dung, đổi mới phƣơng pháp giáo dục đại học đã đƣợc chỉ ra tại điều 36, mục 1, điểm b của Luật giáo dục. Tuy nhiên, trên thực tế, hoạt động giảng dạy của giáo viên trong các trƣờng đại học, cao đẳng vẫn còn tình trạng giảng dạy độc thoại theo lối thầy đọc, thầy giải thích, trò ghi chép. Cách thức giảng dạy này đã tạo thói quen thụ động, không phát huy đƣợc tính tích cực của sinh viên, làm cho tƣ duy của họ bị ức chế, giờ học trở nên mệt mỏi, kém hứng thú, không khơi dậy khả năng tự rèn luyện, hạn chế phát triển tính sáng tạo và năng lực cảm xúc của sinh viên.

Tình trạng trên là hậu quả của nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân đa phần giảng viên trong các trƣờng đại học, cao đẳng hiện nay không đƣợc đào tạo chính quy ngành sƣ phạm mà đa phần mới qua lớp nghiệp vụ sƣ phạm ngắn hạn đã bƣớc lên bục giảng. Nguyên nhân này còn dẫn đến kỹ năng giảng dạy của một bộ phận giảng viên chƣa tốt, giao tiếp với sinh viên chƣa chuẩn mực, chƣa hiểu tâm lý sinh viên. Do đó, khoảng cách giữa giảng viên và sinh viên chƣa gần gũi, hạn chế việc phát triển tình cảm thầy trò ở sinh viên Điều đó làm hạn chế môi trƣờng thẩm mỹ của sinh viên, cũng nhƣ hạn chế phát triển năng lực cảm xúc và năng lực tƣ duy của sinh viên.

Trong lý luận dạy học, kết quả hoạt động giảng dạy của giảng viên không phải chỉ là kết quả của việc áp dụng những phƣơng pháp thích hợp trong giảng dạy mà còn phụ thuộc rất lớn vào khả năng truyền đạt tri thức của họ. Nếu giảng viên có hiểu biết sâu sắc về chuyên môn, tri thức uyên bác nhƣng giảng bài không rõ ràng, mạch lạc, thiếu logic sẽ dẫn đến sự hạn chế tiếp thu bài của sinh viên. Ngoài việc nắm vững nội dung môn học, ngƣời giảng viên còn hiểu biết và có khả năng liên hệ với các khoa học khác, nhất là việc ứng dụng những kiến thức của môn học vào các công trình nghiên cứu và trong hoạt động thực tiễn. Một bài giảng hay trƣớc hết phải thể hiện tính khoa

học, tính triết lý, có chiều sâu nhƣng lại không xa rời thực tiễn, do đó đọng lại trong ngƣời nghe những suy nghĩ nhất định sau buổi học làm nảy sinh trong ngƣời học những mong muốn tìm tòi, khám phá. Việc tiếp thu kiến thức mới trở nên hấp dẫn, lôi cuốn sinh viên bởi thầy cô trình bày mạch lạc, chính xác, sâu sắc, gắn lý thuyết với thực tế cuộc sống.

Ngoài ra, bài giảng của giảng viên hấp dẫn sinh viên không chỉ ở nội dung mà còn phụ thuộc vào cách dẫn dắt vấn đề, giọng nói, tác phong của họ. Thông qua lời nói, nét mặt, điệu bộ của giảng viên mà sinh viên có thể hiểu đúng hay không đúng những tƣ tƣởng, tri thức và tình cảm của giảng viên. Trong quá trình truyền giảng ngƣời giảng viên thƣờng xuyên đƣa ra một thông điệp ấm áp, nồng nhiệt chào đón và tin tƣởng vào học viên, thể hiện sự tự tin, quan tâm và kỳ vọng vào kết quả đạt đƣợc của học viên. Khả năng dẫn dắt vấn đề khi trình bày bài giảng có tác dụng động viên sức chú ý, tạo thêm hứng thú, khơi gợi trí tuệ để sinh viên tìm tòi, khám phá cái mới. Qua đó, sinh viên nảy sinh tình cảm quý mến, kính trọng đối với giảng viên. Lớp học là môi trƣờng trung gian, là nơi hợp tác giữa giảng viên và sinh viên. Việc tạo ra bầu không khí tích cực, thoải mái, thân thiện là một trong những vấn đề quan trọng trong hoạt động giảng dạy của giảng viên, nó kích thích phát triển năng lực cảm xúc cũng nhƣ năng lực sáng tạo của sinh viên. Nhƣ Albert Einstien đã từng khẳng định: “Nghệ thuật quan trọng nhất của ngƣời thầy là đánh thức niềm vui trong lao động và trong nhận thức”.

Một trong những đặc điểm khác biệt của hệ đào tạo đại học khác với những bậc học khác là đào tạo cho sinh viên cách học, nghĩa là ngƣời giảng viên có nhiệm vụ truyền thụ cho sinh viên cách thức chiếm lĩnh tri thức, nhƣ cách sƣu tầm tài liệu, cách đọc tài liệu, cách tổng hợp vấn đề, v.v.. Song, trên thực tế bậc học đại học ở nƣớc ta hiện nay vẫn bị coi là bậc học “cấp 4” vì giảng viên chƣa thực hiện đƣợc nhiệm vụ này. Trong quá trình dạy học, ngƣời giảng viên vẫn chú ý đi vào giảng giải những kiến thức cụ thể mà chƣa đi sâu vào cách thức chiếm lĩnh tri thức nghĩa là vẫn dạy sinh viên “học cái gì” chứ

không phải là “học nhƣ thế nào”. Với cách thức truyền thụ kiến thức cụ thể này, sinh viên sẽ rất bỡ ngỡ khi gặp những tri thức mới. Sinh viên không biết chiếm lĩnh tri thức đó nhƣ thế nào. Điều này, một mặt, gây ra tâm lý không thỏa mãn về kiến thức ở một bộ phận sinh viên, mặt khác, sinh viên sẽ cảm thấy lạc lõng trong thời đại hiện nay. Sinh viên bị thụ động, rơi vào trạng thái mơ hồ, hoang mang, kém tự tin vào chính bản thân mình, hạn chế phát triển năng lực cảm xúc và năng lực tƣ duy dẫn tới hạn chế khả năng sáng tạo của họ. Đó là sự hạn chế phát triển phẩm chất xã hội, phẩm chất tính cách cũng nhƣ năng lực xã hội hóa và năng lực hành động trong nhân cách sinh viên Việt Nam.

Trong quá trình giảng dạy, nghiên cứu khoa học là một trong những nhiệm vụ của ngƣời giảng viên. Công tác nghiên cứu khoa học giúp cho ngƣời giảng viên tìm tòi, sáng tạo, phát minh những vấn đề mới và sử dụng chúng trong công tác giảng dạy. Giảng viên làm công tác nghiên cứu khoa học sẽ có kinh nghiệm để lôi cuốn sinh viên tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học ngay từ những năm đầu tiên, bằng các hình thức nhƣ truyền đạt các phƣơng pháp khoa học, cách làm việc trong phòng thí nghiệm, trong các cơ sở thực hành, cách đặt ra vấn đề nghiên cứu mà sinh viên quan tâm, hƣớng dẫn luận chứng, phân tích vấn đề và đƣa ra kết luận, kiến nghị…. Giảng viên nghiên cứu khoa học tạo ra uy tín đối với sinh viên. Sinh viên đánh giá cao nghị lực, ý chí, tinh thần vƣợt khó của giảng viên, từ đó kích thích những phẩm chất xã hội, phẩm chất tính cách và năng lực xã hội hóa của sinh viên nhƣ: tinh thần học hỏi, niềm đam mê khoa học, v.v. Điều này gián tiếp dẫn dắt sinh viên hứng thú với khoa học, kích thích tinh thần sáng tạo của sinh viên. Tuy nhiên, theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo: “hiện có 3% giảng viên tham gia nghiên cứu khoa học”. Sinh viên là ngƣời trực tiếp bị ảnh hƣởng bởi những hạn chế trên. Ngoài việc đƣợc tiếp nhận lƣợng tri thức hạn

chế, tình trạng trên còn đƣa sinh viên đến tâm lý ức chế, nhàm chán trong giờ học, thui chột ý chí phấn đấu của sinh viên.

Tình trạng giảng viên ít thực hiện nghiên cứu khoa học có nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân trực tiếp từ ngƣời giảng viên nhƣ sau. Trong những năm gần đây, số lƣợng sinh viên tăng lên một cách nhanh chóng. Đội ngũ cán bộ giảng dạy cũng tăng nhƣng tăng chậm không theo kịp với quy mô sinh viên dẫn đến tình trạng quá tải. Hiện nay, trung bình mỗi giảng viên đảm nhiệm việc học tập của 27 sinh viên, so với chuẩn trung bình từ 15-20 sinh viên/1 giảng viên của các trƣờng đại học quốc tế, tỷ lệ này là quá cao. Giảng viên dạy nhiều giờ, thậm chí nhiều môn, lại dạy thêm ở các trƣờng dân lập, do đó có ít thời gian để năng cao chất lƣợng bài giảng, nghiệp vụ sƣ phạm và đặc biệt là hoạt động nghiên cứu khoa học.

Cái đẹp trong hoạt động giảng dạy của ngƣời giảng viên không chỉ thể hiện ở vẻ đẹp trí tuệ, vẻ đẹp ngoại hình của ngƣời giảng viên mà nó còn thể hiện chính trong hoạt động giảng dạy, từ tác phong, thái độ, cử chỉ, giọng nói đến trình độ kiến thức, kỹ thuật, logic bài giảng. Ngƣời giảng viên thể hiện đƣợc cái đẹp này là tạo ra giá trị thẩm mỹ, sinh viên tiếp nhận nó và tự giáo dục thẩm mỹ cho mình. Những giá trị thẩm mỹ trong công tác giảng dạy cũng nhƣ nhân cách của giảng viên đã tạo ra mô hình lý lƣởng, tạo ra những hình mẫu để sinh viên hƣớng tới. Đó chính là ý nghĩa định hƣớng giá trị cho nhân cách sinh viên. Những luận giải trên đây là những minh chứng thực tiễn cho luận điểm mà chúng tôi đã đề cập ở trên rằng: Sự hình thành lý tưởng thẩm mỹ ở mỗi cá nhân không chỉ tác động đến các yếu tố cấu thành ý thức thẩm mỹ mà còn tác động đến toàn bộ các nhu cầu, hứng thú, thị hiếu, lý tưởng nói chung trong phẩm chất của nhân cách sinh viên, do đó, nó có tác dụng định hướng giá trị nhân cách cho sinh viên.

Một phần của tài liệu Vai trò của văn hóa thẩm mỹ đối với sự phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)