viên với sự phát triển ngày càng đa dạng của đời sống thẩm mỹ xã hội
Giáo dục thẩm mỹ là một trong những nội dung giáo dục trong các nhà trƣờng từ bậc nhà trẻ, mẫu giáo đến bậc cao đẳng, đại học. Tuy nhiên, hiện nay ở nƣớc ta, vấn đề giáo dục thẩm mỹ trong các trƣờng cao đẳng, đại học
còn không ít những hạn chế, gây ra những thiếu hụt các tri thức thẩm mỹ, tri thức về nghệ thuật cơ bản trong sinh viên. Sự thiếu hụt này do còn nhiều hạn chế trong việc giảng dạy các môn mang định hƣớng giá trị văn hoá thẩm mỹ trong đó có môn mỹ học- môn học trang bị những kiến thức cơ bản về thẩm mỹ cho sinh viên trong các trƣờng đại học, cao đẳng .
Trong những năm qua, ở các trƣờng phổ thông nƣớc ta việc giáo dục thẩm mỹ cho học sinh chƣa đƣợc coi trọng đúng mức. Giáo dục thẩm mỹ vẫn đƣợc coi là công việc “kiêm nhiệm” của bộ môn văn học hoặc giáo dục công dân. Các bộ môn âm nhạc, hội họa mới chỉ đƣợc giảng dạy ở các trƣờng thuộc trung tâm các khu đô thị, thành phố. Điều đáng quan tâm là lên đến bậc cao đẳng, đại học sinh viên vẫn không đƣợc bù đắp những thiếu hụt này. Ngoại trừ sinh viên trong các trƣờng văn hoá nghệ thuật và một số khoa thuộc ngành khoa học xã hội và nhân văn (với đối tƣợng này, mỹ học là môn học bắt buộc), còn sinh viên thuộc các khối ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật, kinh tế… trong chƣơng trình giảng dạy cho đối tƣợng này không có môn mỹ học. Từ năm học 1995-1996, Bộ Giáo dục và Đào tạo có quyết định đƣa môn mỹ học vào chƣơng trình giảng dạy ở các trƣờng đại học, cao đẳng. Nhƣng việc học môn này vẫn không phải là điều kiện bắt buộc đối với sinh viên các ngành tự nhiên, kỹ thuật và kinh tế mà chỉ là môn học tự chọn. Điều này dẫn đến sinh viên không có những kiến thức cơ bản về thẩm mỹ, dẫn đến hạn chế về năng lực cảm thụ thẩm mỹ. Đứng trƣớc một pho tƣợng họ cũng thấy đƣợc vẻ hài hoà, cân đối của đƣờng nét, hình khối; xem một bức tranh họ cũng thấy vẻ gợi cảm của màu sắc, nét vẽ; nghe một bản nhạc họ cũng liên tƣởng đƣợc những âm thanh của cuộc sống. Những cảm nhận đó mới chỉ là cảm nhận nghệ thuật ở cái đẹp thực thể, kinh nghiệm mà chƣa nâng lên đƣợc tầng “lý tính”.
Sự thiếu hụt các tri thức thẩm mỹ của sinh viên còn do sự hạn chế về năng lực, trình độ và sự thiếu hụt về số lƣợng đội ngũ cán bộ giảng dạy mỹ học trong các trƣờng đại học, cao đẳng. Do môn mỹ học không có đƣợc vị trí xứng đáng trong các nhà trƣờng nên việc đầu tƣ cho việc đào tạo một cách có hệ thống và chu đáo cho đội ngũ giáo viên ở bậc học này chƣa đƣợc coi trọng đúng mức. Không chỉ bậc học phổ thông mới có hiện tƣợng dạy “kiêm nhiệm” mà ngay cả một số lớn các trƣờng đại học, cao đẳng, hiện tƣợng các giáo viên giảng dạy mỹ học nhƣng chƣa qua một khoá đào tạo chuyên ngành nào vẫn đã và đang tiếp tục diễn ra. Nhiều trƣờng hiện nay vẫn duy trì tình trạng giáo viên của các chuyên ngành khác nhƣ văn học, triết học, văn hoá học dạy kiêm luôn cả mỹ học.
Ngoài ra, cho đến nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn chƣa đƣa ra một giáo trình hay một khung chƣơng trình mỹ học thống nhất cho các trƣờng đại học, cao đẳng trong cả nƣớc. Các trƣờng có học môn mỹ học chỉ tự giảng dạy theo giáo trình do giáo viên của trƣờng mình biên soạn nhƣ trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn hay sinh viên phải học bằng giáo trình của trƣờng khác nhƣ: trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội học theo giáo trình “Mỹ học đại cƣơng” của nhà xuất bản Giáo dục do tập thể tác giả trƣờng Đại học Sƣ phạm Vinh biên soạn.
Sự hạn chế trong hoạt động giảng dạy bộ môn mỹ học và các môn khoa học gần với mỹ học trong các nhà trƣờng đã dẫn đến tình trạng thiếu hụt những tri thức thẩm mỹ cơ bản trong sinh viên. Đây là nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự hạn chế về năng lực cảm thụ, nhận thức, đánh giá và sáng tạo thẩm mỹ.
Trong xu hƣớng hội nhập khu vực và quốc tế hiện nay, trƣớc sự phát triển nhƣ vũ bão của khoa học công nghệ và sự lên ngôi của kinh tế tri thức đã làm cho các nƣớc trên thế giới xích lại gần nhau, phụ thuộc và ảnh hƣởng chặt
chẽ hơn với nhau trên mọi lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội. Không nằm ngoài xu thế phát triển của thời đại, nƣớc ta ngày càng hội nhập sâu hơn vào các mặt của đời sống thế giới, trong đó có văn hoá. Các xu hƣớng, các trào lƣu văn hoá lớn trên thế giới đặc biệt là văn hoá nghệ thuật hậu hiện đại phƣơng Tây cũng tác động, ảnh hƣởng trực tiếp đến đời sống văn hoá nƣớc ta nói chung và đời sống thẩm mỹ nói riêng. Cụ thể là trong văn học, các sáng tác của phần đông các nhà văn Việt Nam hiện nay vẫn tập trung thể hiện đề tài về chiến tranh, về cách mạng, về xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đấy xuất hiện một lớp nhà văn mới, họ tập trung đi vào cái mới lạ, miêu tả những hiện tƣợng phi lý, đi vào bóng tối của tiềm thức hay khai thác bản năng tính dục của con ngƣời. Trong âm nhạc, bên cạnh nền âm nhạc cách mạng đã xuất hiện loại âm nhạc mang tính chất “toàn cầu hóa” nhƣ jazz, ráp, pop, rock.... Trong mỹ thuật, mỹ thuật Việt Nam đang phát triển với phong cách đa dạng và khả năng biểu hiện phong phú. Hội hoạ hiện thực vẫn đƣợc duy trì nhƣng giờ đây hội hoạ trừu tƣợng đã cuốn hút các nghệ sĩ và bộ phận công chúng thời thƣợng. Bên cạnh đó có điêu khắc ngoài trời, nghệ thuật sắp đặt, trình diễn….những hình thức đã xuất hiện ở phƣơng Tây, nay đều có mặt ở Việt Nam. Trƣớc sự phong phú về thể loại và đa đạng trong cách thể hiện các loại hình văn hoá nghệ thuật, để phân tích và đánh giá đời sống văn hoá nghệ thuật hiện nay không phải là chuyện đơn giản, bởi có quá nhiều ý kiến trái ngƣợc nhau khi cùng nhận định về một sự kiện. Hơn nữa, vai trò của phê bình nghệ thuật chƣa đạt hiệu quả nhƣ trọng trách đặt ra nên tính định hƣớng xã hội còn rất thấp. Khi đất nƣớc mở cửa để đón nhận những giá trị tinh hoa của thế giới thì các phản giá trị cũng theo chân vào. Vì vậy, khi sinh viên thiếu hụt những tri thức cơ bản về văn hoá thẩm mỹ sẽ không nhận ra đƣợc chân giá trị trong đời sống văn hoá thẩm mỹ mà dễ chạy theo những thứ ảo tƣởng, hời hợt, bề ngoài, chạy theo số đông.
Ngoài ra, trong đời sống thẩm mỹ hiện nay, sinh viên còn chịu ảnh hƣởng bởi xu hƣớng thẩm mỹ hoá đời sống hiện thực từ nhiều nƣớc. Đây là một một xu hƣớng chuyển hiện tƣợng thẩm mỹ từ nghệ thuật tao nhã đến cuộc sống hằng ngày, biến cuộc sống hằng ngày thành đối tƣợng của mỹ học. Nếu những tri thức cơ bản về văn hoá thẩm mỹ của sinh viên không đủ để nhận thức xu hƣớng mới này thì dễ rơi vào quan điểm thẩm mỹ lệch lạc, thậm chí “tuyệt đối hoá thẩm mỹ”, nguỵ biện thẩm mỹ trong cuộc sống.