1.2.1.1. Khái niệm nhân cách sinh viên
Thuật ngữ sinh viên có nguồn gốc từ tiếng Latinh là "Studens" và đƣợc sử dụng rộng rãi trên thế giới từ khi xuất hiện các trƣờng, trung tâm đại học lớn nhƣ Đại học tổng hợp Oxphord (Anh), Đại học Tổng hợp Pari (Pháp).... Thuật ngữ này đƣợc dùng để chỉ những ngƣời đang học tập ở các trƣờng đại học hay cao đẳng, tuy nhiên, ở một số nƣớc thì khái niệm này đƣợc dùng mở rộng đến những đối tƣợng đang theo học ở các trƣờng trung học, trƣờng dạy nghề.
Tuy nhiên, khái niệm sinh viên nói chung, đƣợc hầu hết các nền giáo dục trên thế giới sử dụng là chỉ những ngƣời đã tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tƣơng đƣơng, đang theo học ở các trƣờng cao đẳng, đại học thuộc mọi loại hình đào tạo. Đa số sinh viên có độ tuổi từ 18 đến 24, đang trong quá trình học tập, nghiên cứu, tích luỹ kiến thức, hình thành năng lực tƣ duy, tiếp nhận nghề nghiệp, chuẩn bị cho việc bƣớc vào quá trình lao động, nghiên cứu khoa học, sản xuất hay phục vụ sản xuất. Sinh viên là những ngƣời đang đƣợc học tập, đào tạo một cách có hệ thống, theo từng chuyên ngành cụ thể. Do
vậy, họ hiểu sâu các kiến thức trong lĩnh vực mà họ đƣợc giảng dạy và nghiên cứu, họ là những ngƣời tiếp thu nhanh khoa học công nghệ, những thành tựu mới của tri thức nhân loại.
Theo quan niệm của UNESCO, sinh viên là ngƣời có năng lực trí tuệ, có khả năng sáng tạo và thích ứng, có khả năng hành động (các kỹ năng sống) để có thể lập nghiệp, có năng lực tự học, tự nghiên cứu để có thể học thƣờng xuyên, học suốt đời, có năng lực quốc tế (ngoại ngữ, văn hóa toàn cầu…) để có khả năng hội nhập. Ngoài ra, theo tiêu chuẩn của Hiệp hội các trƣờng đại học quốc tế, sinh viên phải là những ngƣời có sự sáng tạo và thích ứng cao trong mọi hoàn cảnh (không chỉ học để đảm bảo tính chuẩn mực, khuôn mẫu); có khả năng thích ứng với công việc mới (không chỉ trung thành với một chỗ làm duy nhất); biết vận dụng những tƣ tƣởng mới (không chỉ tuân thủ những điều đã đƣợc định sẵn); biết đặt ra những câu hỏi đúng (không chỉ biết áp dụng những lời giải đúng); có kinh nghiệm làm việc theo nhóm, bình đẳng trong công việc (không tuân thủ theo sự phân bậc quyền uy); có hoài bão để trở thành những nhà khoa học lớn, các nhà doanh nghiệp giỏi, các nhà lãnh đạo xuất sắc (không chỉ trở thành những ngƣời làm công ăn lƣơng); có năng lực tìm kiếm và sử dụng thông tin (không chỉ áp dụng những kiến thức đã biết); biết kết luận, phân tích đánh giá (không chỉ thuần túy chấp nhận); biết nhìn nhận quá khứ và hƣớng tới tƣơng lai; biết tƣ duy (không chỉ là học thuộc); biết dự báo, thích ứng (không chỉ phản ứng thụ động; chấp nhận sự đa dạng (không chỉ tuân thủ điều đơn nhất); biết phát triển (không chỉ chuyển giao)
Về mặt sinh học, lứa tuổi sinh viên là giai đoạn phát triển gần hoàn chỉnh ở con ngƣời. Trọng lƣợng của não đã đạt tới mức tối đa của ngƣời bình thƣờng, khoảng 14 đến 15 tỉ nơron thần kinh. Các nơron thần kinh cũng đã trƣởng thành giúp cho khả năng hoạt động trí tuệ của sinh viên vƣợt xa học
sinh phổ thông với tƣ duy độc lập, sáng tạo, khả năng khái quát, trừu tƣợng hoá và khối lƣợng ghi nhớ thông tin không ngừng tăng lên theo thời gian, cách thức ghi nhớ cũng khác.
Về mặt xã hội, sinh viên đã ý thức về tƣơng lai của mình và quan tâm tới xã hội. Điều này đƣợc thể hiện qua sự quan tâm tới đời sống xã hội, tới tình hình đất nƣớc và sự tin tƣởng vào tƣơng lai đất nƣớc.
Trong một xã hội nhất định, mỗi cá nhân ở những địa vị xã hội khác nhau sẽ thể hiện nhân cách đặc trƣng phù hợp với vị thế xã hội của mình. Sinh viên là một bộ phận xã hội đặc thù nên nhân cách sinh viên sẽ là một hình thức thể hiện cụ thể của nhân cách, phù hợp với giá trị và những hành vi xã hội của sinh viên. Có thể hiểu nhân cách sinh viên là tổng hợp những đặc điểm về phẩm chất – Đức, năng lực – Tài cần có ở người sinh viên mà xã hội đang đòi hỏi, thể hiện thái độ, hành vi, bản lĩnh của cá nhân sinh viên phù hợp với các giá trị xã hội.
Trong xã hội, sinh viên chƣa có một vị trí thực. Sinh viên là những ngƣời chƣa có một nghề nghiệp ổn định, họ chƣa có một vị trí độc lập trong một hệ thống nhất định của nền sản xuất xã hội. Họ mới chỉ đang trong quá trình học tập và nghiên cứu một lĩnh vực khoa học nào đó, nhằm chiếm lĩnh tri thức để sau này sẽ trở thành một trí thức hoạt động trong lĩnh vực đó. Khi họ trở thành trí thức hoạt động trong một lĩnh vực nhất định nào đó thì nghề nghiệp của họ đƣợc khẳng định trong xã hội và vị trí thực của họ cũng đƣợc khẳng định.
Một mặt, sinh viên là lực lƣợng xã hội đang trƣởng thành, đang phát triển, họ sẽ là những chủ nhân tƣơng lai của nƣớc nhà, một trong những nguồn nhân lực cơ bản của sự phát triển kinh tế - xã hội. Mặt khác, sinh viên là nguồn dự trữ rất quan trọng trong quá trình bổ sung và làm tăng nhanh lực lƣợng lao động trí óc và nguồn nhân lực có chất lƣợng cao, hoạt động theo
các nhóm ngành nghề khác nhau trong cấu trúc của tầng lớp trí thức, mà dấu hiệu đầu tiên của họ là những ngƣời sáng tạo khoa học, nghệ thuật biết sử dụng vốn tri thức của mình vào việc truyền bá, nghiên cứu và phát minh khoa học - công nghệ, nghệ thuật đƣa khoa học - công nghệ, nghệ thuật … vào phục vụ cuộc sống, phục vụ lợi ích con ngƣời, phát triển con ngƣời.
Mặt khác, sinh viên là một nhóm xã hội có sứ mệnh kế tục những giá trị văn hoá, xã hội và khoa học, công nghệ, nghệ thuật … mà thế hệ đi trƣớc truyền lại. Nếu thế hệ sinh viên hiện nay không đƣợc chuẩn bị chu đáo để tiếp nhận sự bàn giao sứ mệnh, kế tục các thế hệ đi trƣớc thì số phận, tƣơng lai của các cộng đồng quốc gia dân tộc sẽ bị đe doạ nghiêm trọng. Vì vậy, các thế hệ đi trƣớc thƣờng rất quan tâm tới việc đào tạo, rèn luyện sinh viên để chuẩn bị cho họ nhận trách nhiệm với quốc gia dân tộc kế tục sự nghiệp của các thế hệ đi trƣớc.
Sinh viên đang ở độ tuổi mà về thể chất, tâm lý và sinh lý đang trƣởng thành, cơ thể đang phát triển tiến tới hoàn chỉnh, tràn đầy sinh lực, tự tin vào khả năng của mình. Họ là những ngƣời trẻ, khoẻ, có nhiều mơ ƣớc, hoài bão, nhiều khát vọng, luôn muốn vƣơn lên khẳng định mình. Sinh viên có những ƣu điểm nhƣ: hăng hái, giàu tinh thần xung phong, nhạy cảm với cái mới, cái tiến bộ, dễ thích nghi với hoàn cảnh, có phẩm chất xã hội trong sáng, có óc liên tƣởng và trí tƣởng tƣợng phong phú, ham muốn khám phá và sáng tạo cái mới.
Với những đặc trƣng của tuổi trẻ, sinh viên thƣờng hƣớng về con ngƣời và xã hội với tình cảm trong sáng, nên họ dễ bị xúc động với những hoàn cảnh éo le, sự tan vỡ, chia lìa trong tình cảm. Sinh viên cũng dễ bất bình với những thói hƣ, tật xấu trong cộng đồng. Ở sinh viên tính cộng đồng rất cao, vì vậy, sinh viên cũng là nhóm xã hội có tính tình nguyện cao, sãn sàng tham gia
một cách vô tƣ, vào các phong trào tình nguyện của các tổ chức chính trị, xã hội phát động.
Tuy nhiên, sinh viên cũng có những hạn chế của lứa tuổi thanh niên nhƣ: ham chuộng hình thức, thiếu thực tế, bệnh cá nhân, bệnh “anh hùng”…. Hầu hết sinh viên đều mong muốn khẳng định mình và luôn mong muốn đƣợc mọi ngƣời thừa nhận. Vì vậy, sinh viên thƣờng tìm mọi cách để gây sự chú ý của ngƣời khác, thậm chí làm những việc không giống với những ngƣời khác, nhiều khi có tính lố bịch, kệch cỡm… Chính sự phá bỏ các khuôn phép mà không phải ai cũng có thể thông cảm và chấp nhận ấy đã tạo ra ở sinh viên một diện mạo văn hóa khác biệt. Đó là mọi giới hạn, mọi quy luật có thể bị phá vỡ. Các chuẩn mực về đƣờng nét, màu sắc, âm thanh không còn chính xác, các lĩnh vực văn hóa – văn nghệ có thể bị gạt bỏ những nguyên tắc thẩm mỹ cơ bản. Tuy nhiên, ở một khía cạnh nhất định, đó lại là sự sáng tạo và chỉ có “sức trẻ” của thanh niên nói chung và sinh viên nói riêng mới đạt đƣợc sự sáng tạo tự nhiên đó.
Một trong những đặc trƣng nổi bật của lứa tuổi sinh viên là nhân cách đang trong quá trình hình thành, chƣa phải là nhân cách hoàn chỉnh nên nhiều giá trị chƣa đƣợc sinh viên định hƣớng một cách rõ nét, nhất là các giá trị đạo đức. Hơn nữa, sinh viên có ƣu thế là họ đƣợc học tập nghiên cứu khoa học một cách căn bản, có hệ thống và đƣợc sống trong một môi trƣờng xã hội có nhiều thuận lợi cho sự phát triển cả phẩm chất và năng lực…. Sinh viên đƣợc coi là bộ phận “có học” nhất trong tầng lớp thanh niên. Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, với lợi thế về trình độ học vấn, sinh viên có khả năng hội nhập cao, chịu ảnh hƣởng, tác động của cái mới nhanh và mạnh mẽ hơn các tầng lớp thanh niên khác. Đây là một ƣu thế trong nhân cách sinh viên. Song ở khía cạnh khác khi sự định hƣớng giá trị cho nhân cách sinh viên không theo kịp sự phát triển của xã hội, cùng với việc chƣa định hình hoàn chỉnh về nhân
cách, sinh viên dễ tiếp thu những phản giá trị, tạo nên sự lệch lạc trong phát triển nhân cách.
1.2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển nhân cách sinh viên
Nhƣ đã phân tích về bản chất và cấu trúc của nhân cách ở trên, con ngƣời mới sinh ra chƣa phải là một nhân cách; chính trong quá trình sống, học tập, rèn luyện, lao động, chiến đấu, vui chơi giải trí… con ngƣời mới hình thành nên nhân cách. Việc hình thành và phát triển nhân cách đƣợc diễn ra theo các quy luật nhất định.
Thứ nhất, nhân cách đƣợc hình thành và phát triển dƣới sự tác động tổng hợp của những yếu tố cơ bản: hoạt động, giao tiếp, giáo dục, môi trƣờng tự nhiên - xã hội.
Hoạt động: là cơ sở, là nhân tố trực tiếp quyết định sự hình thành và phát triển nhân cách. Nhân cách đƣợc thể hiện bằng những phẩm chất và năng lực, đạo đức và tài năng mà phẩm chất và năng lực, đạo đức và tài năng đƣợc thể hiện và duy trì bởi toàn bộ hoạt động và môi trƣờng sống của con ngƣời. Liên quan chặt chẽ và giữ vai trò động lực bên trong của hoạt động chính là nhu cầu, nhu cầu luôn thúc đẩy con ngƣời hoạt động, mà hoạt động lại là điều kiện làm nảy sinh nhu cầu, đó chính là quan hệ hai chiều khăng khít, thúc đẩy lẫn nhau. Hoạt động làm cho con ngƣời nhận thức đƣợc hiện thực, kích thích hứng thú, kích thích say mê sáng tạo và làm nảy sinh những nhu cầu mới, thuộc tính tâm lý mới. Nhờ đó, nhân cách đƣợc hình thành và phát triển.
Giao tiếp: là hình thức căn bản nhất của hành vi con ngƣời, là quá trình
trao đổi thông tin giữa chủ thể và khách thể giao tiếp, thông qua đó hình thành nên các chuẩn mực, các mục đích, các nhu cầu, lợi ích …của nhóm mà cá nhân đang tham gia. Giao tiếp là phƣơng tiện biểu hiện sự tác động lẫn nhau
giữa ngƣời với ngƣời, tạo nên những biến đổi về hình thức, thái độ, tình cảm và các biểu hiện của xu hƣớng nhân cách.
Giáo dục: giữ vai trò định hƣớng và dìu dắt sự hình thành và phát triển
nhân cách. Giáo dục vạch ra phƣơng hƣớng, tạo ra những nhân cách theo tiêu chí mà xã hội, cuộc sống yêu cầu. Nhờ có giáo dục và thông qua giáo dục mà các thế hệ nối tiếp nhau lĩnh hội đƣợc các giá trị của các nền văn hóa trƣớc đó để lại. Giáo dục có khả năng và tạo điều kiện để phát huy những mặt mạnh, khắc phục những yếu kém, uốn nắn những sai lệch trong sự phát triển nhân cách. Thậm chí giáo dục còn có khả năng bù đắp những thiếu hụt do môi trƣờng tự nhiên hoặc yếu tố bẩm sinh di truyền đƣa lại. Giáo dục có khả năng chuẩn bị cho con ngƣời những giá trị đạo đức và trí tuệ để con ngƣời vƣơn tới tƣơng lai, tạo ra những nhân cách có khả năng sáng tạo và thích ứng với hoàn cảnh mới.
Môi trường tự nhiên và xã hội: là phƣơng tiện truyền tải giá trị tới sự
hình thành và phát triển nhân cách. Ở đây chúng ta thấy rõ sự tác động đồng thời của cả yếu tố tự nhiên và yếu tố xã hội. Trƣớc hết, con ngƣời là sản phẩm của tự nhiên nhƣng, mặt khác, con ngƣời lại tác động lại tự nhiên nhằm biến đổi tự nhiên theo ý muốn của con ngƣời. Vì vậy, chất lƣợng sống của con ngƣời một phần phụ thuộc vào chất lƣợng của môi trƣờng tự nhiên. Môi trƣờng tự nhiên tác động tới cả đời sống vật chất và đời sống tinh thần của con ngƣời. Song, môi trƣờng tự nhiên chỉ là yếu tố ảnh hƣởng, còn môi trƣờng xã hội mới là yếu tố quyết định, góp phần hình thành và phát triển nhân cách con ngƣời. Con ngƣời không thể tồn tại và phát triển bên ngoài môi trƣờng xã hội. Trong môi trƣờng xã hội chứa đựng những giá trị tƣ tƣởng, đạo đức, phong tục, tập quán, chuẩn mực xã hội…. Thông qua sự tiếp xúc giữa con ngƣời với con ngƣời trong xã hội, những giá trị tinh thần của xã hội sẽ
đƣợc truyền lại từ ngƣời này sang ngƣời khác, từ thế hệ này qua thế hệ khác và nhờ đó mà cá nhân hình thành và phát triển nhân cách.
Thứ hai, sự hình thành và phát triển nhân cách sinh viên đƣợc diễn ra
trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách nói chung, quá trình đó luôn thống nhất giữa các yếu tố cá nhân và các yếu tố cộng đồng, giữa mặt sinh vật và mặt xã hội.
Nhân cách là những phẩm chất, năng lực, thuộc tính tâm lý bên trong của từng cá nhân con ngƣời. Để nhân cách hình thành và phát triển thì điều kiện tiên quyết là con ngƣời phải đƣợc tham gia vào quá trình giao tiếp, hoạt động xã hội. Nếu tách khỏi môi trƣờng xã hội, khỏi những hoạt động có tính chất xã hội thì nhân cách không thể hình thành và phát triển đƣợc. Xã hội tác động tới con ngƣời, làm biến đổi con ngƣời, làm cho mỗi cá nhân tự thích nghi với cuộc sống xã hội, hòa nhập với cộng đồng. Đây là quá trình xã hội hóa cá nhân. Thực chất đó là quá trình hình thành, tạo lập và phát triển nhân cách ở mỗi con ngƣời, là quá trình tác động của xã hội đối với mỗi cá thể ngƣời và làm cho cá thể ấy tự hoàn thiện, tự thích nghi với cuộc sống xã hội. Tuy nhiên, với tƣ cách là chủ thể của các quan hệ xã hội, con ngƣời, bằng hoạt động của mình, tác động trở lại xã hội. Đó là quá trình cá nhân hóa xã hội. Khi nhân cách đƣợc hình thành, con ngƣời không ngừng tạo ra những điều kiện môi trƣờng xã hội mới, tốt đẹp, làm cơ sở cho quá trình hình thành và phát triển nhân cách. Suy cho cùng, xã hội hóa cá nhân là quá trình quyết định tới sự hình thành và phát triển nhân cách.
Sự hình thành và phát triển nhân cách sinh viên cũng là quá trình gắn bó thống nhất giữa mặt sinh vật và mặt xã hội. Bởi, sinh viên với tƣ cách một con ngƣời sinh ra vốn đã là một thực thể sống, một sinh vật mang đầy đủ những đặc trƣng của sinh vật. Ở phƣơng diện này, con ngƣời là một động vật cấp cao. Nó bị quy định bởi các quan hệ sinh học nhƣ quá trình trao đổi chất