trong giáo dục thẩm mỹ cho sinh viên
Giáo dục thẩm mỹ đƣợc coi là nhu cầu tất yếu trong sự nghiệp phát triển con ngƣời nói chung và sinh viên nói riêng. Với bản chất và đặc trƣng về thiên hƣớng toàn vẹn, văn hoá thẩm mỹ sẽ tác động và làm phát triển toàn diện, hài hoà các mặt thể chất, tinh thần, trí tuệ và tài năng của con ngƣời bên cạnh những lĩnh vực tri thức khác.
Giáo dục thẩm mỹ chính là định hƣớng, có kế hoạch, nâng cao trình độ hiểu biết, trình độ nhận thức, hƣớng dẫn cá nhân hoạt động văn hoá thẩm mỹ và văn hoá nghệ thuật nhằm giúp cho cá nhân xác nhận đúng lý tƣởng thẩm mỹ, thị hiếu thẩm mỹ, khả năng cảm thụ và đánh giá thẩm mỹ, tránh đƣợc sự hoạt động tuỳ tiện, tự phát trong cảm thụ, đánh giá và sáng tạo thẩm mỹ.
Khi sinh viên đƣợc giáo dục thẩm mỹ, sinh viên sẽ phân biệt đƣợc cái đúng, cái sai, cái đẹp, cái xấu, cái thiện, cái ác…. tồn tại trong cuộc sống để hƣớng hoạt động của mình vào cái đúng, cái thiện, cái đẹp và phê phán, tránh xa cái xấu, cái sai, cái ác. Song, từ nhận thức thẩm mỹ cho đến hoạt động thẩm mỹ còn là một khoảng cách. Không phải nhận thức đƣợc những tri thức thẩm mỹ là sẽ có những hoạt động thẩm mỹ. Bởi, họat động thẩm mỹ còn đƣợc quyết định chủ yếu bởi nhu cầu và mục đích thẩm mỹ. Chỉ khi tri thức đƣợc gắn liền với tình cảm và niềm tin mới tạo nên động lực, sức mạnh giúp con ngƣời thực hiện các hoạt động thẩm mỹ.
Nhận thức thẩm mỹ chƣa gắn với hoạt động thẩm mỹ là do trong giáo dục thẩm mỹ chƣa gắn kết giữa lý luận với thực tiễn. Mục đích của giáo dục văn hóa thẩm mỹ không phải chỉ dừng ở việc trang bị những tri thức về văn hóa thẩm mỹ mà quan trọng hơn là phải biến những tri thức văn hóa thẩm mỹ đó thành tình cảm, nhu cầu thẩm mỹ và biểu hiện ở hoạt động văn hóa thẩm mỹ.
Thực tiễn văn hóa thẩm mỹ hiện nay còn nhiều điều đáng bàn, nó chƣa thực sự trùng khớp với lý luận về văn hóa thẩm mỹ. Trong đời sống thẩm mỹ của xã hội còn tồn tại đan xen những mảng đối lập. Khi chúng ta giáo dục cho sinh viên những tri thức về cái hay, cái đẹp trong cuộc sống, sinh viên vận dụng vào thực tiễn và nhận thấy cảnh quan quanh mình còn chƣa đồng bộ, hài hòa; môi trƣờng tự nhiên bị tàn phá, ô nhiễm; môi trƣờng xã hội bị xuống cấp bởi các tệ nạn xã hội, sự suy thoái phẩm chất, đạo đức, lối sống. Trƣớc sự chênh lệch, mâu thuẫn giữa những kiến thức đƣợc giáo dục trong nhà trƣờng với thực tế cuộc sống, sinh viên sẽ nghi ngờ và mất niềm tin vào những tri thức đƣợc giáo dục, vào thầy cô, vào hệ thống giáo dục. Khi sinh viên không có niềm tin thì không thể biến nó thành tình cảm và nhu cầu thẩm mỹ, do đó, khó có thể biến thành hoạt động thẩm mỹ một cách tự giác.
Chúng ta phải từng bƣớc gắn chặt hơn nữa lý luận về văn hóa thẩm mỹ với thực tiễn văn hóa thẩm mỹ trong giáo dục văn hóa thẩm mỹ cho sinh viên.
Đây không chỉ là trách nhiệm của giảng viên mà là trách nhiệm của mọi cá nhân trong xã hội. Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân. Mọi ngƣời dân Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh để tạo dựng một môi trƣờng văn hóa thẩm mỹ tốt đẹp. Với sinh viên, trƣớc hết, chúng ta cần tạo dựng một môi trƣờng văn hóa thẩm mỹ trong các nhà trƣờng cao đẳng, đại học để tạo điều kiện cho sinh viên đƣợc trải nghiệm những tri thức thẩm mỹ với vai trò vừa là chủ thể, vừa là sản phẩm của môi trƣờng văn hoá thẩm mỹ đó. Môi trƣờng văn hóa thẩm mỹ trong các nhà trƣờng đại học, cao đẳng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong giáo dục thẩm mỹ cho sinh viên. Nó là thế giới hình ảnh, gây ấn tƣợng, tác động ngay vào giác quan sinh viên trong mọi lúc, mọi nơi để hình thành và phát triển ý thức, trình độ và năng lực thẩm mỹ ở sinh viên. Môi trƣờng văn hóa thẩm mỹ trong các nhà trƣờng đƣợc thể hiện cụ thể qua những yếu tố, những điều kiện hài hòa giữa con ngƣời với tự nhiên, những quan hệ tốt đẹp giữa thầy và trò, giữa sinh viên với nhau, giữa những con ngƣời với con ngƣời trong môi trƣờng nhà trƣờng. Ở đó chứa đựng sự thống nhất hữu cơ giữa cái đẹp, cái chân, cái thiện và cái có ích.
Gắn lý luận về văn hóa thẩm mỹ với thực tiễn văn hóa thẩm mỹ trong giáo dục văn hóa thẩm mỹ cho sinh viên không thể không bàn tới việc kết hợp giữa gia đình, nhà trƣờng và xã hội trong quá trình giáo dục. Hồ Chí Minh từng nhắc nhở: “giáo dục nhà trƣờng dù tốt đến mấy nhƣng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn” [88, tr. 394]. Đối với sinh viên học trong nhà trƣờng chƣa đủ phải học trong cuộc sống, trong thực tiễn. Trong cuộc sống, trong thực tiễn, cái đẹp thể hiện vô cùng phong phú và đa dạng. Sinh viên khi nhận thức đƣợc cái đẹp trong cuộc sống và thực tiễn sẽ hiểu sâu sắc hơn những lý luận về cái đẹp đã đƣợc học trong nhà trƣờng. Với những khái niệm trừu tƣợng của mỹ học, khi giảng viên gắn lý luận với những ví dụ gẫn gũi trong thực tiễn cuộc sống thì hiệu quả giảng
dạy sẽ cao hơn, đồng thời, tạo lập cho sinh viên lối tƣ duy gắn với thực tiễn sẽ mang lại lối tƣ duy tích cực, năng động, tự chủ và sáng tạo.
Trong giáo dục văn hoá thẩm mỹ, một trong các biện pháp có hiệu quả cao, gắn lý luận với thực tiễn đó là tổ chức cho sinh viên nghiên cứu thực tế, tham gia các phong trào văn hoá văn nghệ, các hoạt động chính trị - xã hội, tham quan các bảo tàng, triển lãm, các di tích văn hoá lịch sử. Những hình thức hoạt động này rất cần thiết và bổ ích đối với sinh viên. Qua đó, sinh viên đƣợc trải nghiệm, đƣợc so sánh, khảo sát những tri thức đƣợc giáo dục trong nhà trƣờng với thực tiễn, thấy đƣợc cái hay, cái đẹp bằng chính cái nhìn hiện thực của mình, từ đó làm nảy sinh những cảm nhận tốt đẹp với con ngƣời, với thế giới xung quanh. Thông qua các chuyến đi thực tế đó, sinh viên đƣợc cổ vũ thêm tình yêu quê hƣơng đất nƣớc, yêu truyền thống bản sắc văn hoá dân tộc, có thái độ đúng đắn, cách ứng xử và lối sống phù hợp với xã hội hiện tại.
Ngoài ra, để thống nhất giữa lý luận với thực tiễn cần tạo điều kiện để sinh viên đƣợc cập nhật tình hình thực tiễn cuộc sống hằng ngày thông qua các phƣơng tiện truyền thông, thông tin đại chúng. Bằng những thông tin đã thu đƣợc, sinh viên sẽ nắm đƣợc đời sống hiện thực đang diễn ra xung quanh mình, khẳng định đƣợc tính đúng đắn và khoa học của những lý luận đã đƣợc trang bị trong nhà trƣờng, đồng thời thấy đƣợc xu hƣớng vận động của các trào lƣu văn hóa thẩm mỹ trong đời sống, giúp sinh viên nhận thức và hoạt động phù hợp với xu hƣớng của thời đại. Vì vậy, sinh viên cần đƣợc trang bị những phƣơng tiện thông tin tối thiểu nhƣ sách, báo (báo in, báo ảnh, báo hình) và việc nối mạng internet vào phòng học là điều kiện cần thiết để góp phần gắn lý luận về văn hóa thẩm mỹ với thực tiễn văn hóa thẩm mỹ trong giáo dục văn hóa thẩm mỹ cho sinh viên.
Để sinh viên tự trải nghiệm những tri thức lý luận thẩm mỹ thông qua các hoạt động sáng tạo thẩm mỹ nhƣ tự trang trí phòng ở, lớp học, hội trại, các hoạt động văn hoá văn nghệ, thiết kế theo ý tƣởng, các hoạt động trợ giúp cộng đồng, v.v. là đã gắn lý luận văn hoá thẩm mỹ với thực tiễn văn hoá
thẩm mỹ trong giáo dục văn hoá thẩm mỹ cho sinh viên. Mọi hiểu biết phải đƣợc thể hiện thông qua hành vi. Khi chúng ta tạo điều kiện và mạnh dạn giao việc cho sinh viên, thông qua những hoạt động sáng tạo ấy sẽ thấy ngay đƣợc mục đích và kết quả của hoạt động cũng nhƣ trình độ nhận thức của sinh viên và khả năng vận dụng tri thức thẩm mỹ của họ vào cuộc sống. Khi giá trị thẩm mỹ trong các hoạt động sáng tạo thẩm mỹ của sinh viên càng cao thể hiện khả năng ứng dụng thẩm mỹ càng lớn. Coi trọng thực hành và ứng dụng thực tế là kết quả quan trọng nhất trong giáo dục thẩm mỹ cho sinh viên để xoá bỏ sự khác biệt giữa lời nói với việc làm, giữa lý luận về văn hoá thẩm mỹ với thực tiễn văn hoá thẩm mỹ.
Kết luận chƣơng 3
Văn hoá thẩm mỹ có sức mạnh độc đáo trong việc phát triển nhân cách con ngƣời nói chung và sinh viên Việt Nam nói riêng. Song, thực trạng vai trò của văn hoá thẩm mỹ đối với sự phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay còn nhiều hạn chế, nó chƣa đạt đƣợc hiệu quả cao nhƣ vai trò vốn có của nó. Chúng tôi cho rằng, để khắc phục những hạn chế của thực trạng đó, cần phải kiên định đi theo mục tiêu văn hoá của Đảng “xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Cụ thể hoá mục tiêu đó thành phƣơng hƣớng phát huy vai trò của văn hoá thẩm mỹ đối với sự phát triển nhân cách sinh viên hiện nay là: nhận thức và định hƣớng đúng sự phát triển của văn hóa thẩm mỹ đối với sự phát triển nhân cách sinh viên; xây dựng nền văn hóa thẩm mỹ hiện đại trên cơ sở văn hoá thẩm mỹ truyền thống của dân tộc và tinh hoa văn hoá thẩm mỹ của nhân loại; cải thiện đời sống kinh tế - xã hội nhƣ là yếu tố văn hóa thẩm mỹ tổng hợp tác động tích cực tới sự phát triển nhân cách sinh viên.
Để thực hiện mục tiêu đó, chúng tôi cho rằng cần thực hiện đồng bộ những giải pháp cụ thể:
1. Nâng cao chất lƣợng văn hóa thẩm mỹ trong công tác giáo dục đào tạo nhằm phát triển nhân cách sinh viên trong các trƣờng đại học, cao đẳng
2. Nâng cao trình độ thẩm mỹ của sinh viên trong quá trình học tập, rèn luyện phát triển nhân cách
3. Xây dựng môi trƣờng văn hoá thẩm mỹ trong các trƣờng đại học, cao đẳng
4. Gắn lý luận về văn hoá thẩm mỹ với thực tiễn văn hoá thẩm mỹ trong giáo dục thẩm mỹ cho sinh viên.
Khi chúng ta thực hiện đồng bộ các giải pháp nói trên sẽ giải quyết đƣợc những vấn đề còn tồn tại trong thực trạng tác động của văn hoá thẩm mỹ tới sự hình thành nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay, mang lại những giá trị thẩm mỹ cao cho đời sống xã hội.
KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu đã đƣợc trình bày trong luận án cho phép chúng tôi rút ra những kết luận quan trọng sau đây:
1. Trong quá trình tìm hiểu về con ngƣời và xã hội loài ngƣời thì vấn đề văn hóa thẩm mỹ đã đƣợc nghiên cứu từ lâu. Nó xuất phát từ chính nhu cầu tự nhiên của con ngƣời nhằm thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ - một trong những nhu cầu cao nhất của con ngƣời. Ở Việt Nam nhiều nhà nghiên cứu cũng đặt ra mục tiêu tìm hiểu về văn hóa thẩm mỹ và đều khẳng định rằng văn hóa thẩm mỹ là một bộ phận quan trọng hợp thành và là bộ phận hữu cơ của nền văn hóa nhân loại. Văn hoá thẩm mỹ thống nhất với văn hoá từ bản chất, đặc trƣng đến cấu trúc, đồng thời văn hoá thẩm mỹ lại biểu hiện nhƣ một lĩnh vực văn hoá đặc thù – lĩnh vực thẩm mỹ.
2. Chức năng của văn hoá thẩm mỹ cũng giống nhƣ tất cả các lĩnh vực văn hoá khác là hoàn thiện con ngƣời xã hội, đảm bảo cho con ngƣời sự phát triển tự do và toàn diện tất cả các khả năng, tự khẳng định chính mình. Tuy nhiên, văn hoá thẩm mỹ lại thực hiện chức năng đặc thù, chức năng bao trùm nhất của văn hoá thẩm mỹ là thoả mãn nhu cầu thẩm mỹ của con ngƣời. Bởi văn hoá thẩm mỹ ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu phản ánh thế giới và thể hiện thế giới tinh thần của con ngƣời trên bình diện thẩm mỹ, một phƣơng diện cuộc sống mà các hình thái ý thức xã hội khác không thể có đƣợc. Tố chất thẩm mỹ ẩn chứa trong tất cả các hoạt động của con ngƣời, hơn nữa nhu cầu thẩm mỹ đƣợc coi là một trong những nhu cầu cao nhất trong mọi nhu cầu của con ngƣời. Thoả mãn đƣợc nhu cầu thẩm mỹ cũng có nghĩa là góp phần thoả mãn đƣợc những mong muốn cao đẹp nhất của con ngƣời.
3. Với những nét đặc thù, văn hóa thẩm mỹ tồn tại những nét tƣơng đồng với nhân cách cao đẹp. Văn hoá thẩm mỹ là lĩnh vực độc đáo biểu hiện một cách tổng hợp toàn bộ thế giới thẩm mỹ bên trong của con ngƣời, góp phần quan trọng cải tạo bản thân con ngƣời theo quy luật của cái đẹp. Văn hoá thẩm mỹ là nơi chứa đựng những giá trị thể hiện ƣớc mơ, khát vọng của
con ngƣời, của dân tộc, của thời đại; đó cũng chính là những giá trị thể hiện ƣớc mơ, khát vọng hoàn thiện con ngƣời. Về mặt nhân cách, nó là những giá trị thể hiện đỉnh cao của một nhân cách. Văn hoá thẩm mỹ đã hình thành các thuộc tính thẩm mỹ cho con ngƣời, làm cho các hoạt động của con ngƣời phù hợp với những thuộc tính vốn có của thế giới khách quan. Đồng thời, khi đồng hóa bản thân con ngƣời bằng thẩm mỹ, văn hoá thẩm mỹ đã làm thành cái tồn tại độc lập với con ngƣời nhƣ một khách thể và chính khách thể này là phƣơng tiện cho con ngƣời hình thành những phẩm chất mới. Mục đích tối thƣợng và cuối cùng của văn hoá thẩm mỹ là thể hiện lý tƣởng thẩm mỹ cao đẹp nhất của con ngƣời, của loài ngƣời, dẫn dắt con ngƣời tới một thế giới hoàn thiện. Mục đích này đồng nhất với nhân cách cao đẹp. Trƣớc những giá trị thẩm mỹ - sự đúc kết kinh nghiệm của nhiều thế hệ, cảm thụ cuộc sống của ngƣời sáng tạo thẩm mỹ đƣợc lựa chọn, cô đúc, chuyển hoá vào thế giới tinh thần của ngƣời cảm thụ. Chủ thể cảm thụ đã đƣợc đánh thức toàn bộ sức mạnh tinh thần nhƣ lý trí, tính cảm, vốn sống, quan niệm đạo đức, khả năng cảm nhận, trực giác, ấn tƣợng, tiềm thức…. Do vậy toàn bộ những yếu tố tạo nên nhân cách cá nhân đều đƣợc khơi dậy trƣớc các giá trị thẩm mỹ, trƣớc các tác phẩm nghệ thuật chân chính, làm cho nhân cách phát triển hài hòa và toàn diện.
4. Những nét tƣơng đồng giữa văn hóa thẩm mỹ với nhân cách giúp cho văn hóa thẩm mỹ tác động lên nhân cách sinh viên Việt Nam một cách độc đáo, cụ thể: văn hoá thẩm mỹ hoàn thiện năng lực tƣ duy và phát triển năng lực sáng tạo của sinh viên; văn hoá thẩm mỹ định hƣớng giá trị và bồi dƣỡng năng lực cảm xúc cho sự phát triển nhân cách sinh viên.
Thực ra, quan điểm về văn hóa thẩm mỹ, chức năng của văn hóa thẩm mỹ cũng nhƣ vai trò của văn hóa thẩm mỹ đối với sự phát triển nhân cách đã đƣợc đề cập đến từ lâu trong nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam và nƣớc ngoài. Đóng góp của chúng tôi về mặt lý luận trong nghiên cứu này là ở chỗ chỉ ra và luận giải những nét tƣơng đồng giữa văn
hóa thẩm mỹ và nhân cách; chỉ ra vai trò của văn hóa thẩm mỹ tới sự phát triển nhân cách ở một đối tƣợng cụ thể là nhân cách sinh viên Việt Nam với