học, cao đẳng
Để phát huy đƣợc vai trò của văn hóa thẩm mỹ trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam, việc nâng cao nhận thức về văn hóa thẩm mỹ cho sinh viên là chƣa đủ. Vì có tri thức về văn hóa thẩm mỹ chƣa chắc đã có hành vi xây dựng một đời sống văn hóa thẩm mỹ lành mạnh. Cái quan trọng là phải giúp cho sinh viên biết biến những tri thức về văn hóa thẩm mỹ thành những hành vi xây dựng môi trƣờng văn hóa thẩm mỹ. Lời nói phải đi đôi với việc làm, lý luận gắn liền với thực tiễn, tri thức gắn liền với hành động là thƣớc đo cao nhất để phát huy vai trò của văn hóa thẩm mỹ trong quá trình phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay.
Môi trƣờng văn hóa thẩm mỹ là môi trƣờng chứa những giá trị văn hóa thẩm mỹ và những quan hệ văn hóa thẩm mỹ của con ngƣời từ quá khứ đến
hiện tại và hƣớng tới tƣơng lai. Môi trƣờng văn hóa thẩm mỹ đồng thời là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa thẩm mỹ từ hoạt động sáng tạo, sản xuất, bảo quản, lƣu giữ, truyền bá, thƣởng thức và đánh giá các giá trị văn hóa thẩm mỹ. Môi trƣờng văn hóa thẩm mỹ đƣợc hiện diện bằng sự tồn tại của các giá trị văn hóa thẩm mỹ cá nhân và cộng đồng trong những mối quan hệ đa dạng và sinh động, từ hành vi của cá nhân tới cộng đồng xã hội cùng ứng xử của họ với quá khứ, hiện tại và tƣơng lai.
Tạo dựng một môi trƣờng văn hoá thẩm mỹ trong các trƣờng đại học, cao đẳng chính là thẩm mỹ hoá môi trƣờng nhà trƣờng ấy ở cả khía cạnh xã hội và khía cạnh tự nhiên trong nhà trƣờng. Thẩm mỹ hoá khía cạnh xã hội trong các nhà trƣờng cao đẳng, đại học hiện nay là việc tạo dựng đƣợc mối quan hệ tốt đẹp giữa con ngƣời với con ngƣời trong nhà trƣờng, có lối sống đẹp và ứng xử phù hợp, tạo dựng nếp sinh hoạt lành mạnh, phong phú và bổ ích. Trong các nhà trƣờng, quan hệ thầy trò phải cởi mở, thân thiện, quan hệ giữa đồng nghiệp với nhau phải bình đẳng, tƣơng trợ, giúp đỡ lẫn nhau, quan hệ giữa sinh viên với nhau phải đoàn kết, thân ái. Xây dựng đời sống văn hóa trong các trƣờng cao đẳng, đại học là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để xây dựng môi trƣờng văn hóa thẩm mỹ. Đảng ta đã nhấn mạnh: “tạo ra ở các đơn vị cơ sở (gia đình, làng, bản, xã, phƣờng, khu tập thể, cơ quan, xí nghiệp, nông trƣờng, lâm trƣờng, trƣờng học, đơn vị bộ đội…), các vùng dân cƣ (đô thị, nông thôn, miền núi…) đời sống văn hóa lành mạnh, đáp ứng những nhu cầu văn hóa đa dạng và không ngừng tăng lên của các tầng lớp nhân dân” [26, tr. 59-60]. Các nhà trƣờng cần xây dựng một quy chế văn hoá cụ thể và chi tiết ở trƣờng học, ban hành đến mọi đối tƣợng trong nhà trƣờng, lập ra những bộ phận để kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quy chế văn hoá, đƣa quy chế văn hoá vào tiêu chuẩn đánh giá thi đua, xếp loại lao động và học tập.
Ngoài ra, để lành mạnh hóa môi trƣờng xã hội trong các nhà trƣờng cao đẳng, đại học, chúng ta cần nâng cao nhận thức về đạo đức, pháp luật và thẩm
mỹ cho các chủ thể trong nhà trƣờng. Hành động này sẽ tạo ra những khả năng thiết lập những nguyên tắc đạo đức, củng cố tình cảm, nghĩa vụ đạo đức cho con ngƣời trong đời sống hiện thực. Có nhƣ vậy tính công bằng xã hội mới đƣợc thực hiện, những gian lận trong thi cử, mua điểm, bán bằng… đƣợc chấm dứt. Để thực hiện đƣợc mục tiêu này, ngoài các hình thức điều chỉnh từ phía xã hội nhƣ nêu những tấm gƣơng sáng để sinh viên học tập, khuyến khích, động viên, khen thƣởng, đến phê bình, kỷ luật cần phát huy có hiệu quả khả năng tự điều chỉnh, tự giáo dục của sinh viên. Bởi tự giáo dục là quá trình tự hoàn thiện, tự biến đổi, tự thích nghi với môi trƣờng và điều kiện sống, là khả năng tự kiềm chế, tự khuôn vào các nguyên tắc, chuẩn mực xã hội để hƣớng tới giá trị chân – thiện – mỹ.
Cùng với việc thẩm mỹ hoá môi trƣờng xã hội, việc thẩm mỹ hoá môi trƣờng văn hóa trong các nhà trƣờng cao đẳng, đại học cũng đang đặt ra một cách cấp bách. Trong sự phát triển của đời sống công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay, năng lực và nhu cầu của con ngƣời phát triển càng cao. Nhu cầu thẩm mỹ, nhu cầu về cái đẹp không chỉ đòi hỏi đƣợc thoả mãn trong nghệ thuật mà còn trong môi trƣờng lao động, học tập, trong các sản phẩm, các vật dụng tiêu dùng, trong việc làm đẹp khung cảnh nhà trƣờng nhƣ: nhà ở, phòng học, thƣ viện, sân chơi…. sao cho vừa phù hợp với tính lịch sử, với truyền thống vừa đảm bảo tính thẩm mỹ vừa đảm bảo ý nghĩa và nội dung giáo dục. Trƣớc thực trạng các trƣờng cao đẳng, đại học ở Việt Nam hiện nay cơ sở vật chất còn thiếu thốn, những điều kiện để sinh viên ăn ở, học tập và sinh hoạt chƣa đƣợc đảm bảo; diện tích nhỏ hẹp và chƣa đƣợc quy hoạch hợp lý đã ảnh hƣởng phản cảm tới cảnh quan và kiến trúc của các trƣờng. Để xây dựng môi trƣờng văn hoá thẩm mỹ đẹp trong các nhà trƣờng cao đẳng, đại học, chúng tôi kiến nghị một số biện pháp về đầu tƣ cơ sở vật chất nhƣ sau:
+ Cải tạo, nâng cấp, trang bị thêm những phƣơng tiện kỹ thuật hiện đại trong các phòng học nhƣ máy tính, máy chiếu, video,…; xây dựng các phòng học chức năng, các phòng thí nghiệm phục vụ cho quá trình dạy và học
+ Bổ sung các phƣơng tiện thông tin đại chúng cho sinh viên, đầu tƣ thêm cho các khu vui chơi giải trí, thể dục thể thao trong trƣờng, xây dựng thêm khu ký túc xá cho sinh viên để khắc phục tình trạng sinh viên phải đi thuê nhà trọ nhƣ hiện nay
+ Đầu tƣ thêm cho hoạt động thƣ viện nhƣ bổ sung thêm mạng internet; sách báo về đề tài lịch sử, về cuộc chiến tranh cách mạng, về văn hóa nghệ thuật, hồi ký của các lão thành cách mạng… Đồng thời thƣ viện cũng tạo một môi trƣờng văn hóa thẩm mỹ có sức lôi cuốn độc giả.
+ Tách riêng khu giảng đƣờng với khu ký túc xá và khu nhà ở của cán bộ giáo viên, nhân viên trong trƣờng
Sẽ là khiếm khuyết nếu nói về thẩm mỹ hoá môi trƣờng tự nhiên trong các nhà trƣờng cao đẳng, đại học mà không đặt ra vấn đề về bảo vệ môi trƣờng sinh thái. Từ khi có kinh tế thị trƣờng và công nghiệp hoá thì môi trƣờng sống đã bị hành vi kinh tế của con ngƣời huỷ hoại đi rất nhiều. Môi trƣờng sinh thái trong các nhà trƣờng cao đẳng, đại học cũng không nằm ngoài hiện thực đó. Vì vậy việc tính toán bài toán lợi ích về kinh tế và nhân tố sinh thái trong quá trình hoạch định kế hoạch xây dựng khuôn viên nhà trƣờng có nghĩa là thẩm mỹ hoá môi trƣờng tự nhiên cho hoạt động sống, lao động và học tập của sinh viên. Cùng với điều kiện đó là việc tăng cƣờng giáo dục ý thức sinh thái cho sinh viên, giao cho Đoàn Thanh niên và Hội sinh viên tổ chức các hoạt động, phong trào bảo vệ môi trƣờng sinh thái, làm hài hoà mối quan hệ giữa con ngƣời với tự nhiên.
Hoạt động của các đoàn thể nhƣ Đoàn thanh niên, Hội sinh viên, các câu lạc bộ … là nơi để sinh viên tham gia hoạt động thực tiễn, thể hiện khả năng của mình cũng là nơi để sinh viên tự rèn luyện bản thân. Song nhƣ thực trạng đã khảo sát cho thấy số lƣợng sinh viên tham gia còn khiêm tốn, chất lƣợng của một số hoạt động mới chỉ ở bề nổi chƣa có bề sâu. Chúng tôi kiến nghị một số biện pháp nhƣ sau:
+ Hoạt động của Trung ƣơng Đoàn, Hội sinh viên Việt Nam cũng nhƣ các tổ chức Đoàn, Hội ở cấp trƣờng cần phải đa dạng về nội dung, phong phú về hình thức hơn nữa nhằm khích lệ sinh viên hăng hái tham gia
+ Đầu tƣ kinh phí một cách hợp lý cho các hoạt động của Đoàn, Hội + Có kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ cho các cán bộ Đoàn, Hội trong các nhà trƣờng
+ Có sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các Đoàn trƣờng, Hội sinh viên các trƣờng với nhau, với Trung ƣơng Đoàn và Hội sinh viên Việt Nam
+ Hằng năm, Trung ƣơng Đoàn và Hội sinh viên Việt Nam cần có tổng kết rút kinh nghiệm, đồng thời biểu dƣơng, nêu gƣơng những cơ sở Đoàn, Hội hoạt động tốt
Công tác khen thƣởng, kỷ luật có vai trò hết sức quan trọng, nó không những biểu dƣơng kịp thời, chính xác những thành tích của các cá nhân, tập thể mà còn phát hiện và bồi dƣỡng tài năng trong lĩnh vực văn hóa văn nghệ, thể thao đồng thời tránh sự truyền bá tƣ tƣởng và văn hóa phản động, trái thuần phong mỹ tục vào trong giới sinh viên. Chúng tôi kiến nghị một số giải pháp nhƣ sau:
+ Thành lập quỹ giải thƣởng văn hoá nghệ thuật, thể thao trong các nhà trƣờng
+ Có quy chế cộng điểm thƣởng cho những cá nhân có thành tích trong các hoạt động xây dựng môi trƣờng văn hoá thẩm mỹ trong nhà trƣờng
+ Đƣa ra những hình thức kỷ luật đối với những cá nhân, tập thể có hành động truyền bá tƣ tƣởng và văn hoá phản động, trái với thuần phong mỹ tục.
Ngoài ra, chúng ta cần có những biện pháp đấu tranh chống lại sự xâm nhập của văn hóa thẩm mỹ độc hại từ trong môi trƣờng xã hội:
Thứ nhất: các cơ quan nghiên cứu lý luận cần xây dựng một đội ngũ lý luận phê bình văn hóa nghệ thuật vững vàng về chính trị, có trình độ chuyên môn cao, đƣợc cung cấp những cơ sở vật chất và thông tin đầy đủ để họ có thể đảm nhận tốt vai trò là ngƣời chiến sĩ trên mặt trận tƣ tƣởng. Vạch trần những âm mƣu đen tối của các thế lực thù địch ở trong và ngoài nƣớc, góp phần giữ vững sự thống nhất về tƣ tƣởng trong nhân dân. Bởi trên thực tế, trong sự nghiệp đổi mới đất nƣớc, có nhiều nguyên nhân khách quan tác động tiêu cực đến đời sống văn hóa thẩm mỹ xã hội. Nó gây những biến động lớn về tƣ tƣởng, tình cảm của những chủ thể hoạt động thẩm mỹ, làm xuất hiện những nhận thức lệch lạc về sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Mặt khác, một thời gian dài chúng ta cũng có sự nhìn nhận phiến diện trong quan hệ giữa lý luận phê bình văn học nghệ thuật với cuộc sống. Điều này cần đƣợc chấn chỉnh lại để khẳng định vai trò của lý luận phê bình văn học nghệ thuật là định hƣớng cho xã hội đi đúng mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội theo xu hƣớng văn hóa thẩm mỹ của thời đại.
Thứ hai, các Sở Văn hóa - Thông tin cần tăng cƣờng các biện pháp quản lý hoạt động văn hóa thẩm mỹ bằng pháp luật bên cạnh những biện pháp tuyên truyền giáo dục tƣ tƣởng. Cụ thể cần có luật hành nghề cho những ngƣời sáng tác, nghiên cứu, phê bình và biểu diễn văn hóa nghệ thuật, tôn trọng tính sáng tạo của chủ thể thẩm mỹ, bảo về quyền và lợi ích hợp pháp
của tác giả, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho sự sáng tạo những tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị tƣ tƣởng- nghệ thuật cao, kịp thời cung cấp những món ăn tinh thần bổ ích và làm lành mạnh hóa đời sống tinh thần của nhân dân nói chung và sinh viên nói riêng.
Thứ ba, các cơ quan quản lý và bảo vệ pháp luật cần tăng cƣờng các biện pháp đấu tranh chống sự xâm nhập và phát triển lan tràn của các phƣơng tiện nghe nhìn độc hại. Sự bùng nổ của truyền thông đại chúng, số lƣợng của các sản phẩm nghe nhìn đang tràn ngập, tác động đến nhiều lứa tuổi khác nhau, đặc biệt là thanh niên, sinh viên. Các sản phẩm độc hại cũng qua đó xâm nhập vào càng ngày càng nhiều, mức độ càng cao, gây tác hại xấu đến xã hội. Vì vậy, các cơ quan chức năng cần phải có những biện pháp quản lý và kiểm tra các sản phẩm xuất - nhập khẩu thật chặt chẽ, đặc biệt ở lĩnh vực băng, đĩa lậu. Về truy cập Internet, cần tuyên truyền sâu rộng những nguy cơ bất lợi và tai hại khó lƣờng của việc truy cập những trang web độc hại.