Nâng cao trình độ thẩm mỹ của sinh viên trong quá trình học tập, rèn luyện, phát triển nhân cách

Một phần của tài liệu Vai trò của văn hóa thẩm mỹ đối với sự phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay (Trang 158)

tập, rèn luyện, phát triển nhân cách

Một yếu tố quan trọng để nâng cao trình độ thẩm mỹ của sinh viên là phải giáo dục thẩm mỹ cho sinh viên. Giáo dục thẩm mỹ là giáo dục tổng thể, từ con ngƣời tới môi trƣờng, từ cá nhân đến xã hội, từ lý luận đến thực tiễn. Ý thức đƣợc điều đó và hành động theo tiêu chí ấy mới tạo ra hiệu quả trong giáo dục thẩm mỹ.

Giáo dục thẩm mỹ cho sinh viên về cơ bản là có định hƣớng, có kế hoạch nâng cao trình độ hiểu biết, trình độ nhận thức để hƣớng sinh viên hoạt động theo chƣơng trình, mục tiêu đã xác định. Nội dung chủ yếu của giáo dục thẩm mỹ là văn hoá thẩm mỹ và văn hoá nghệ thuật. Khi sinh viên có trình độ thẩm mỹ sẽ tăng thêm chất lƣợng hoạt động sáng tạo nói chung và hoạt động sáng tạo thẩm mỹ nói riêng, phát triển cao về nhân cách, có tình cảm đẹp, lý trí sâu sắc và năng lực sáng tạo dồi dào. Cụ thể là trang bị cho mỗi sinh viên một vốn kiến thức chung, phong phú, một trình độ thẩm mỹ sâu sắc để sinh viên có khả năng cảm thụ, đánh giá và sáng tạo thẩm mỹ, giúp cho sinh viên tránh đƣợc sự hoạt động tuỳ tiện, tự phát, tiến tới hoạt động tự giác trong cảm thụ, đánh giá và sáng tạo thẩm mỹ nói riêng, đánh giá và sáng tạo trong mọi lĩnh vực đời sống nói chung. Trƣớc những hạn chế còn tồn tại của thực trạng tác động văn hoá thẩm mỹ đối với sự phát triển nhân cách sinh viên, một trong những vấn đề đặt là sinh viên hiện nay phần lớn chƣa đƣợc tiếp nhận những tri thức cơ bản về văn hoá thẩm mỹ. Do đó, trong giáo dục thẩm mỹ,

xây dựng tƣ tƣởng, đạo đức, lối sống lành mạnh cho sinh viên hiện nay, chúng ta phải trang bị cho sinh viên những tri thức thẩm mỹ cơ bản. Từ đó, sinh viên có khả năng nhận thức đƣợc những quan điểm đúng đắn, những giá trị chân - thiện - mỹ và tiếp nhận có chọn lọc những giá trị văn hoá thẩm mỹ trong cuộc sống. Đặc biệt, trƣớc sự bùng nổ thông tin hiện nay, sinh viên phải có đủ năng lực cá nhân để tự sàng lọc thông tin mà họ tiếp nhận hằng ngày, tự biết cách lựa chọn những thông tin hữu ích, lành mạnh, tránh xa hoặc phê bình những thông tin độc hại, thiếu lành mạnh.

Để có đƣợc một trình độ văn hoá thẩm mỹ nhất định, trƣớc hết phải giáo dục cho sinh viên một tình cảm thẩm mỹ trong sáng. Bởi rung động thẩm mỹ là cửa ngõ đầu tiên để chủ thể tri giác cảm nhận thẩm mỹ về thế giới hiện thực. Từ rung động thẩm mỹ sẽ hình thành nên cảm xúc thẩm mỹ, tiến tới tình cảm thẩm mỹ. Xây dựng đƣợc tình cảm thẩm mỹ sâu sắc, lành mạnh sẽ tạo điều kiện cho sinh viên phân biệt đƣợc đúng – sai, đẹp - xấu, tiến bộ - lạc hậu. Khi sinh viên có tri giác đúng, cảm nhận đúng sẽ là nền tảng cho xúc cảm và rung cảm đúng đắn, lành mạnh, tinh tế và phong phú. Từ tình cảm thẩm mỹ sẽ hình thành nên thị hiếu đúng cho sinh viên. Thị hiếu thẩm mỹ sẽ làm cơ sở cho sinh viên phản ánh nhanh nhạy trƣớc các hiện tƣợng thế giới khách quan cũng nhƣ đời sống xã hội, để nhận ra đƣợc cái đúng – cái sai, cái xấu – cái đẹp. Thị hiếu thẩm mỹ cũng sẽ quy định lý tƣởng thẩm mỹ. Lý tƣởng thẩm mỹ với tƣ cách là một loại năng lực giúp cho sinh viên xác định hƣớng cảm thụ, đánh giá và sáng tạo thẩm mỹ, nó thể hiện hoài bão, khát vọng vƣơn tới cái đẹp chân chính. Lý tƣởng thẩm mỹ cũng thôi thúc phát triển nhu cầu thẩm mỹ. Đây là nhu cầu bậc cao trong tinh thần của sinh viên, đó là nhu cầu đƣợc thƣởng ngoạn đƣợc tiếp nhận, đƣợc sống theo tiêu chí thẩm mỹ và sáng tạo thẩm mỹ, mong muốn đƣa cái đẹp vào cuộc sống để hoàn thiện nhân cách. Nhu cầu thẩm mỹ và lý tƣởng thẩm mỹ làm tiền đề cho nhau cùng phát triển và muốn phát triển đúng phải dựa trên quan điểm thẩm mỹ đúng, một thế giới qua khoa học và nhân sinh quan tiến bộ, một lý tƣởng xã hội nhân văn và cao

cả. Đó là lý luận mỹ học Mác – Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về văn hóa nghệ thuật; đƣờng lối và chính sách phát triển văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Giáo dục văn hoá thẩm mỹ cho sinh viên hiện nay cần giáo dục những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc. Bởi những giá trị văn hoá truyền thống có một sức mạnh phi thƣờng - một chân lý mà ai cũng biết. Có là chân lý nó mới có thể tồn tại đƣợc từ thế hệ này sang thế hệ khác, trở thành cốt cách, bản lĩnh và chí khí của ngƣời Việt Nam, của văn hoá Việt Nam. Thực hiện việc giáo dục giá trị văn hoá truyền thống trƣớc hết là giáo dục truyền thống cách mạng, dạy đạo làm ngƣời cho sinh viên, biến thành vốn quý của mỗi con ngƣời, tạo thành vốn quý của dân tộc để vƣợt qua mọi nguy cơ, thử thách, tận dụng mọi thời cơ đổi mới, hội nhập thế giới và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Đồng thời, đẩy mạnh cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tƣ tƣởng, lý luận văn hoá thẩm mỹ nhằm bảo vệ các giá trị chân chính của chủ nghĩa Mác – Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, kiên quyết đấu tranh vạch trần mọi âm mƣu lợi dụng toàn cầu hoá kinh tế để thực hiện âm mƣu toàn cầu hoá kinh tế trên lĩnh vực tƣ tƣởng, văn hoá, du nhập các trào lƣu tƣ tƣởng trái với đƣờng lối văn hoá của Đảng.

Giáo dục thẩm mỹ cho sinh viên cần tuân thủ theo những nguyên tắc giáo dục chung để sinh viên có thể nhận thức đƣợc. Đó là nhận thức thẩm mỹ cũng đi theo con đƣờng biện chứng của sự nhận thức chân lý mà Lênin đã chỉ ra là đi từ trực quan sinh động đến tƣ duy trừu tƣợng, từ tƣ duy trừu tựơng đến thực tiễn. Đây vừa là nguyên lý của nhận thức vừa là nguyên lý của giáo dục nói chung. Song, quá trình nhận thức thẩm mỹ lại diễn ra một cách đặc thù - phản ánh và nhận thức bằng hình tƣợng với nhiều đặc trƣng riêng biệt của nó. Vì vậy, giáo dục thẩm mỹ cũng có những hình thức riêng biệt của nó.

Giáo dục thẩm mỹ cho sinh viên bằng nghệ thuật là hình thức hấp dẫn, vì nó đi vào lòng ngƣời một cách tự nguyện, có hiệu quả rộng lớn và bền lâu. Nghệ thuật là hạt nhân của đời sống thẩm mỹ. Tác phẩm nghệ thuật đã cô đặc cuộc sống, nói lên khát vọng cao đẹp và tiến bộ của con ngƣời thông qua cách

thể hiện của ngƣời nghệ sĩ. Khi hiểu đƣợc nghệ thuật, sinh viên không những chỉ hiểu biết về đời sống nghệ thuật, đời sống thẩm mỹ mà cả đời sống tinh thần, kinh nghiệm và tri thức của loài ngƣời cũng nhƣ sự vận dụng văn hoá thẩm mỹ vào cuộc sống của xã hội nói chung và của sinh viên nói riêng. Đƣợc hoà vào thế giới nghệ thuật, đặc biệt đƣợc tham gia hoạt động sáng tạo nghệ thuật, sinh viên sẽ phát huy các tƣ chất, năng khiếu thẩm mỹ, hình thành và phát triển các tri thức thẩm mỹ, văn hoá thẩm mỹ và trở thành những chủ thể thẩm mỹ thực sự. Vì vậy, các nhà trƣờng cần tạo ra một môi trƣờng phù hợp cho việc nâng cao các hình thức nghệ thuật trong học tập và sinh hoạt để góp phần giáo dục thẩm mỹ cho sinh viên.

Để có thể hiểu đƣợc văn hoá thẩm mỹ nói chung và nghệ thuật nói riêng, sinh viên cần có những tri thức cơ bản về khoa học thẩm mỹ và khoa học nghệ thuật, kinh nghiệm hoạt động, sáng tạo thẩm mỹ nói chung của loài ngƣời qua các thời đại. Mỹ học Mác – Lênin đáp ứng đƣợc yêu cầu ấy. Mỹ học Mác – Lênin là một môn khoa học nghiên cứu, tổng kết, đúc rút kinh nghiệm về lý luận thẩm mỹ. Mỹ học Mác –Lênin là một hệ thống lý luận thẩm mỹ - nghệ thuật phong phú, có tính chỉnh thể, nó vừa cung cấp tri thức thẩm mỹ, vừa là phƣơng pháp luận cho sự nâng cao tri thức, xác định thị hiếu và lý tƣởng thẩm mỹ; từ đó mà xây dựng năng lực cảm thụ, đánh giá và sáng tạo thẩm mỹ cho chủ thể thẩm mỹ, chủ thể nghệ thuật. Các nhà trƣờng cần phải đƣa vào hệ thống giáo dục và sách giáo khoa những kiến thức thẩm mỹ tuỳ theo từng đối tƣợng. Thẩm mỹ không chỉ dành riêng cho các trƣờng đại học hoặc chỉ giới hạn trong một số trƣờng chuyên ngành mà cần làm cho thẩm mỹ trở thành môn học phổ biến trong các trƣờng đại học, cao đẳng.

Ngoài ra, để phát triển đầy đủ mặt thẩm mỹ, sinh viên cần có sự hỗ trợ tri thức của nhiều bộ môn khoa học khác nhƣ: nghệ thuật, triết học, tâm lý học, đạo đức học, v.v.. Bởi thẩm mỹ không nằm đơn lẻ, tách rời mà nó nằm trong một hệ thống tri thức khoa học thống nhất. Những bài luân lý, đạo đức, pháp luật… sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến vấn đề giáo dục thị hiếu thẩm mỹ. Vì

một lẽ đơn giản, cái đẹp luôn nằm trong một chỉnh thể toàn vẹn của thế giới tâm hồn con ngƣời. Vì vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng nhƣ các nhà trƣờng cao đẳng, đại học cần đổi mới xây dựng chƣơng trình khung để sinh viên đƣợc giáo dục thẩm mỹ bằng mỹ học và các bộ môn khoa học gần gũi khác.

Để nâng cao trình độ thẩm mỹ cho sinh viên, trách nhiệm trƣớc hết thuộc về ngƣời giảng viên - những ngƣời trực tiếp trang bị cho sinh viên tri thức. Sinh viên không những cần thiết đƣợc trang bị những tri thức cơ bản về văn hoá thẩm mỹ thông qua các môn nhƣ mỹ học, văn hoá học, nghệ thuật học, v.v. mà sinh viên cần đƣợc truyền thụ văn hoá thẩm mỹ ngay từ các môn học khác nhƣ toán học, vật lý, sinh học, v.v.. Bởi trong các môn học này vẫn chứa đựng cả văn hoá thẩm mỹ ở trong đó. Tính thẩm mỹ chứa đựng ngay trong sự hài hoà, đăng đối của các công thức toán học; sự mạch lạc, thống nhất trong lý thuyết vật lý hay sự thăng hoa trong những những phƣơng trình hoá học,v.v.. Điều này đƣợc đặt ra bởi trên thực tế hiện nay một bộ phận không nhỏ cán bộ giảng dạy các bộ môn khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật không nhận thấy tính thẩm mỹ trong môn học mà mình giảng dạy hoặc có nhận thấy thì cũng thƣờng chỉ nhấn mạnh về mặt năng lực, trình độ chuyên môn của sinh viên mà quên mất việc giáo dục thẩm mỹ cho sinh viên thông qua môn học của mình.

Ngoài ra, giảng viên cần có phƣơng pháp truyền thụ tích cực để sinh viên cảm thụ môn học một cách hứng thú, không khiên cƣỡng, không gò bó, để tạo ra tình cảm của sinh viên với môn học, với cái đẹp. Ngƣời giảng viên cũng cần có kiến thức thực tiễn về văn hoá thẩm mỹ để vận dụng vào bài giảng, vào chính thẩm mỹ cá nhân của ngƣời giảng viên. Sinh viên khi tiếp xúc với giảng viên sẽ tiếp nhận văn hoá thẩm mỹ ngay từ ngƣời giảng viên, cá nhân ngƣời giảng viên đƣợc coi nhƣ công cụ trực quan cho những tri thức văn hoá thẩm mỹ mà mình định hƣớng cho sinh viên.

Một trong những nhiệm vụ trung tâm phản ánh trình độ thẩm mỹ của sinh viên là bản thân sinh viên phải có ý thức, tự giác rèn luyện để trở thành

những chủ thể thẩm mỹ. Chính trong môi trƣờng lao động và học tập sẽ hình thành những cảm quan thẩm mỹ, tình cảm thẩm mỹ và tƣ duy thẩm mỹ. Lao động và học tập đã hình thành nên nhu cầu thẩm mỹ, nhu cầu nghệ thuật và sáng tạo ra những sản phẩm nghệ thuật. Để làm đƣợc điều đó, các thầy cô giáo, các nhà quản lý giáo dục cần phải đổi mới nhận thức, tạo điều kiện cho sinh viên có khả năng để phát huy tiềm năng, khuyến khích các sáng tạo văn hoá, nghệ thuật. Đồng thời, các nhà hoạch định chính sách cũng cần tạo ra một môi trƣờng pháp lý thuận lợi kích thích năng lực sáng tạo của các tầng lớp nhân dân nói chung và sinh viên nói riêng, góp phần xây dựng và phát triển những thành tựu văn hoá thẩm mỹ mới, khẳng định bản lĩnh và bản sắc của văn hoá thẩm mỹ Việt Nam trong giao lƣu và hợp tác quốc tế.

Đổi mới nhận thức trong giáo dục thẩm mỹ cho sinh viên là một trong những nội dung quan trọng để tạo ra những con ngƣời vừa hiểu biết khoa học, vừa biết thƣởng thức và sáng tạo ra cái đẹp. Từ cái đẹp của một ngƣời mới tạo ra đƣợc cái đẹp của chung toàn xã hội.

Để nâng cao nhận thức thẩm mỹ của sinh viên, trƣớc hết sinh viên phải đƣợc cung cấp một cách tổng quát các tri thức thẩm mỹ chủ yếu của các giai đoạn, các thời kỳ phát triển của lịch sử mỹ học nhân loại. Sự phát triển của lịch sử nhân loại từ thời cổ đại đến nay đã và đang trải qua nhiều thời kỳ, nhiều giai đoạn và trong mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn đều có sự tồn tại của các trƣờng phái, các khuynh hƣớng mỹ học tiêu biểu cùng với hệ thống các tƣ tƣởng, quan điểm, nguyên lý, phạm trù mỹ học mang tính đặc thù của nó. Sự hiểu biết có tính khái quát và cơ bản các tƣ tƣởng, quan điểm, nguyên lý, phạm trù mỹ học của các trƣờng phải mỹ học khác nhau trong các giai đoạn khác nhau cũng nhƣ tính quy luật của sự tác động chi phối lẫn nhau trong quá trình vận động, biến đổi, phát triển của chúng sẽ tạo cho sinh viên cơ sở khoa học để tiếp cận một cách lịch sử cụ thể các hiện tƣợng thẩm mỹ, đặc biệt là các tác phẩm nghệ thuật, nhằm có đƣợc sự thẩm định, đánh giá và cảm thụ

chính xác, đúng đắn, sâu sắc. Mặt khác, việc làm chủ các tri thức thẩm mỹ nhƣ đã nêu trên sẽ giúp sinh viên khẳng định đƣợc cái gì làm nên sự trƣờng tồn của các kiệt tác nghệ thuật. Điều đó rất quan trọng, vì nó có tác dụng định hƣớng cả về tình cảm, thị hiếu và lý tƣởng thẩm mỹ cho sinh viên trong các hoạt động thẩm mỹ.

Khi bàn về việc giáo dục, trang bị tri thức mỹ học nhằm tạo cơ sở khoa học cho hoạt động thẩm mỹ của công chúng nói chung và sinh viên nói riêng, các nhà mỹ học thƣờng xem việc cung cấp các tri thức mỹ học Mác-Lênin là quan trọng nhất và có tính chiến lƣợc. Thứ nhất, mỹ học Mác- Lênin ra đời là sự khái quát, kế thừa và phát triển những tinh hoa giá trị của lịch sử tƣ tƣởng mỹ học nhân loại suốt từ thời kỳ cổ đại cho đến nay. Thứ hai, bằng việc áp dụng vào lĩnh vực mỹ học phƣơng pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, sự ra đời của mỹ học Mác-Lênin đã tạo ra một bƣớc ngoặt lớn trong lịch sử mỹ học và thực sự trở thành cơ sở lý luận, khoa học cho việc nghiên cứu toàn diện và lý giải một cách đúng đắn các vấn đề cơ bản của mỹ học. Nắm đƣợc mỹ học Mác-Lênin “nó sẽ đƣa mỗi ngƣời từ nhận thức bên ngoài của đời sống thẩm mỹ đến chiều sâu bên trong của các quan hệ thẩm mỹ. Nó đã tìm đến cội nguồn, tìm đến nhân của các quả trong tình cảm, trong thƣởng thức, trong sáng tạo. Nắm đƣợc mỹ học Mác-Lênin là nắm đƣợc cơ sở lý luận quan trọng để vững bƣớc tiến về phía trƣớc trong tƣ thế của những ngƣời khắc phục cái xấu, chiếm lĩnh những đỉnh cao của cái đẹp, cái cao thƣợng, cái anh hùng” [51, tr. 216].

Để sinh viên làm chủ đƣợc các tri thức mỹ học, tri thức nghệ thuật cơ

Một phần của tài liệu Vai trò của văn hóa thẩm mỹ đối với sự phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay (Trang 158)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)