QUẢN LÝ TỔNG HỢP ỐC BƯƠU VÀNG Đặt vấn đề

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn thực hành lớp huấn luyện đồng ruộng Farmer Field school FFS (Trang 139)

- Nhổ cỏ tay bổ sung và khử lẫn Luân canh

QUẢN LÝ TỔNG HỢP ỐC BƯƠU VÀNG Đặt vấn đề

Đặt vấn đề

Nhiều biện pháp phòng trừ OBV bằng thủ công và canh tác có thể áp dụng trong suốt vụ gieo cấy để tránh các thiệt hại đến mùa màng và để kiểm soát các quần thể OBV. Bản thân nông dân đã tự mình suy nghĩ tìm tòi ra các biện pháp trừ diệt OBV trong khi chưa có các kết quả nghiên cứu về vấn đề này tại các trung tâm nghiên cứu. Thực tế hiện nay nông dân vẫn đang tiếp tục tìm tòi hoặc áp dụng các biện pháp phòng trừ, quản lý OBV có hiệu quả hơn. Vì vậy điều quan trọng là chúng ta phải chú ý quan sát, lắng nghe và suy nghĩ về những ý kiến của nông dân về quản lý OBV.

Mục đích

Thảo luận các biện pháp thủ công (bắt giết) và biện pháp canh tác để phòng trừ OBV. Xác định xem thời điểm nào của vụ gieo trồng thì các biện pháp đó đạt được hiệu quả cao nhất.

Vật liệu

Giấy khổ to để vẽ bảng biểu, giấy báo, bút dạ. Phương pháp

Bài tập này cần có sự tham gia của nhóm nhiều nông dân. Đề nghị cả nhóm lập 1 bản danh mục các biện pháp phòng trừ hoặc quản lý có thể áp dụng đối với OBV, ghi lên tờ giấy to hoặc tờ báo, theo trục tung (chiều thẳng đứng).

Còn ở trục hoành (chiều nằm ngang) thì ghi các biện pháp canh tác và các giai đoạn phát triển của cây lúa ứng với từng biện pháp canh tác. Sau đó yêu cầu nông dân đánh dấu xem biện pháp phòng trừ nào có hiệu quả nhất ứng với từng giai đoạn sinh trưởng của cây lúa.

140

Thảo luận

1. Tại sao việc lập danh mục tất cả các biện pháp canh tác và biện pháp cơ giới (bắt giết) để phòng trừ OBV là một việc quan trọng ?

2. Những biện pháp nào trong số các biện pháp này đã được bạn áp dụng trước đây? Nếu phối hợp nhiều biện pháp với nhau thì có hiệu quả hơn hay không? Vì sao hiệu quả hơn? Vì sao không hiệu quả?

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn thực hành lớp huấn luyện đồng ruộng Farmer Field school FFS (Trang 139)