Đặt vấn đề
Trong sinh thái ruộng lúa, mỗi sinh vật có một chức năng và chức năng quan trọng hơn tên gọi. Các chức năng có các mức khác nhau trong tất cả các hệ sinh thái.
Mức thứ nhất là cây xanh sản xuất ra chất hữu cơ. Cây xanh gồm có lúa và cỏ dại. Cỏ dại có chức năng phụ trong ruộng lúa. Cỏ dại cũng cạnh tranh về nước, dưỡng chất (N, P, K và chất khác), ánh sáng và không gian với cây lúa. Có nhiều định nghĩa về “cỏ dại”, nhưng định nghĩa hay nhất là “cỏ dại là sản vật mà con người không cần ở thời điểm và nơi nào đó”.
Mức thứ hai là các sinh vật sống trên cây, bao gồm: côn trùng, chuột và bệnh hại, được gọi chung là “dịch hại”, nhưng “dịch hại” được xác định bởi khối lượng của quần thể, không phải bởi chức năng. Thí dụ: khi một quần thể rầy nâu tăng đến mức cao phá hại cây lúa, rầy nâu được gọi là “dịch hại”. Nếu quần thể còn thấp, thì không là “dịch hại”. Thực tế, nếu không có con rầy nâu nào nhện sẽ thiếu thức ăn và quần thể nhện sẽ thấp. Trong trường hợp này rầy nâu ở mật độ thấp rất quan trọng để duy trì quần thể nhện cao.
Mức thứ ba là các sinh vật sống trên những sinh vật ở mức thứ hai, gồm có: nhện, côn trùng (ăn mồi và ký sinh), những virus tấn công nấm và vi trùng, con chim cú, con mèo và các loài ăn chuột. Những sinh vật này thường gọi là “thiên địch” hay “bạn của nông dân” vì chúng tấn công những sinh vật có thể là “dịch hại”. Bảo vệ những thiên địch là việc quan trọng để khống chế sự gia tăng của mức thứ hai.
Mức thứ tư trong phạm vi của hệ sinh thái cây lúa là các tác nhân phân hủy. Chúng gồm có: vi trùng, nấm và côn trùng sống trên xác thực vật, côn trùng, nhện, chuột, v.v... trong hệ thống cây lúa. Những sinh vật này quay vòng dưỡng chất trong hệ thống trở vềđất.
77Trong hoạt động này, chúng ta sẽ thực hành nhận biết chức năng của