Đặt vấn đề
Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) dựa trên cơ sở những tác động tương hỗ giữa môi trường, cây trồng, loài ăn/hại thực vật (bệnh, côn trùng, chuột) và thiên địch (nhện, ký sinh, rắn, v.v...). Sức khỏe của cây trồng được xác định bởi môi trường (thời tiết, đất, dinh dưỡng) và loài ăn thực vật. Loài ăn thực vật được cân bằng bởi thiên địch.
Ở nhiều nước, hệ sinh thái cây lúa đã tiến triển từ hàng ngàn năm, nhiều sự ảnh hưởng tương hỗ đã phát triển suốt thời gian dài có thể bị phá hủy bởi sự thâm canh. Giữa cây và đất có sự cân bằng. Giữa các loài ăn thực vật và thiên địch có một cân bằng khác, phân bón giúp cây lấy nhiều dưỡng chất hơn, và thuốc bảo vệ thực vật có thể giết chết thiên địch.
Chúng ta cần bắt đầu tìm hiểu hệ sinh thái cây lúa trên quan điểm tối đa hóa lợi tức mà không phá hủy hệ thống. Chúng ta cần hiểu những thành phần và những ảnh hưởng tương hỗ trong hệ sinh thái.
Trong bài tập này, chúng ta sẽ quan sát ảnh hưởng tương hỗ của hệ thống cây lúa.
Mục tiêu: Có khả năng chứng minh sự cân bằng của các thành phần trong hệ sinh thái cây lúa.
Thời gian: 120 phút.
Vật liệu: Giấy A0, Bút dạ, chì sáp, hồ, kéo, băng giấy... Tiến trình: (Mỗi nhóm 5 - 6 người).
- Ra ruộng, ghi nhận tất cả các loại cây, côn trùng, nhện thấy được trong vòng 30 phút. Dùng vợt để bắt nhiều côn trùng nhỏ và quan sát những con ong nhỏ nhất.
79- Trở về lớp học, viết tên những vật đã thấy ngoài đồng trên những