Và kỹ thuật SRI (áp dụng với lúa cấy) Chuẩn bị mạ

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn thực hành lớp huấn luyện đồng ruộng Farmer Field school FFS (Trang 159)

- Nhổ cỏ tay bổ sung và khử lẫn Luân canh

và kỹ thuật SRI (áp dụng với lúa cấy) Chuẩn bị mạ

Chuẩn bị mạ

• Mỗi mét vuông gieo nửa lạng đến 1 lạng thóc giống. • Để cấy 01 sào Bắc bộ cần 2 đến 5 lạng thóc.

• Để cấy 01 sào Bắc bộ cần 3 đến 5 m2 mạ.

• Để cấy 01 sào Trung bộ cần 3 lạng rưỡi đến 6 lạng thóc. • Để cấy 01 sào Trung bộ cần gieo 4 đến 7 m2 mạ.

• Gieo mạ trên nền đất cứng, mạ xúc.

• Có thể gieo mạ tại ruộng: Dùng tấm bao bì xi măng, bao xác rắn trải lên mặt ruộng (ở góc ruộng), phủ một lớp bùn đã trộn với phân, rồi gieo mạ lên giống như phương pháp thông thường. • Bứng mạ (không nhổ mạ) để cây mạ không bị đứt rễ.

• Sau khi bứng mạ phải cấy ngay trong ngày. Chia luống cấy

• Chia ruộng thành các luống, rộng 5 - 10 hàng lúa.

• Tạo rãnh thoát nước xung quanh ruộng và giữa các luống. • Rãnh thoát nước: (rộng 25cm, sâu 10 - 20cm).

Chia luống có tác dụng • Dễ chăm sóc. • Dễđiều tiết nước.

160

Tuổi mạ

• Đất thường: Mạ non 2 đến 2 lá rưỡi • Đất chua, trũng, phèn 3 - 4 lá

Cách cấy

• Mỗi khóm chỉ cấy 1 cây mạ.

• Cấy nông tay để nhanh ra rễ non và hạn chế bệnh nghẹt rễ. • Nếu cấy 16 khóm/m2 hoặc thưa hơn: cần cấy vuông mắt sàng để

ánh sáng phân bốđều.

• Nếu mau hơn (trên 20 khóm/m2): đảm bảo hàng xông tối thiểu 25 cm để thuận lợi cho làm cỏ, thông khí cho đất.

• Dùng dụng cụ vạch hàng, hoặc dây đểđịnh khoảng cách. • Khi cấy nên rút cạn nước mặt ruộng.

Tưới nước cho lúa

• Đưa nước vào ruộng và rút nước xen kẽ làm cho rễ mọc dài, tỏa rộng và bám sâu vào trong đất nên cây lúa hút được nước ở độ sâu hơn, tăng khả năng hút dinh dưỡng, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, ít bị đổ ngả.

Làm thế nào để biết trong đất đủẩm

• Nếu thấytrong rãnh luống có nước nghĩa là đất có đủđộ ẩm. Vì vậy phải luôn đảm bảo mức nước trong rãnh khoảng 10 - 15cm. Quản lý cỏ dại

• Cần phải làm sạch cỏ dại trong khoảng thời gian 30 ngày đầu sau cấy.

• Làm cỏ 2-3 lần, cách nhau 10 ngày.

• Kết hợp làm cỏ và xới phá váng mặt ruộng tạo độ thông khí cho đất.

161

Lần một: (Lúa hồi xanh)

Làm kỹ cỏ dại lần 1 thì giai đoạn sau sẽ ít cỏ dại.

Nếu không có cỏ vẫn phải xục bùn hoặc xới xáo kỹ mặt ruộng để vùi hạt cỏ chưa mọc.

Không đưa nước ngập mặt ruộng khi làm cỏđợt 1.

Lần hai:

Có thểđưa nước vào ruộng khi làm cỏ. Làm cỏ, xới xáo thông khí cho đất. Cải tạo đất

• Luân canh cây trồng như cây họđậu, khoai tây... • Trồng cây phân xanh.

• Sử dụng phân vi sinh hoặc chế phẩm sinh học. • Bón phân hữu cơ, gồm cả phân xanh đã ủ hoai mục. • Tận dụng rơm rạđể phủ luống, không đốt rơm, rạ. • Không dùng thuốc trừ cỏ hóa học.

163

Phụ lục 2

Một số nội dung liên quan đến

quản lý ốc bươu vàng để tham khảo

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn thực hành lớp huấn luyện đồng ruộng Farmer Field school FFS (Trang 159)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)