SỰ PHÁT TRIỂN CỦA RỄ Ở GIAI ĐOẠN SINH DƯỠNG

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn thực hành lớp huấn luyện đồng ruộng Farmer Field school FFS (Trang 56)

Đặt vấn đề

Trong 10 ngày đầu tiên sau nảy mầm, lúc đầu cây mạ sinh trưởng nhờ sử dụng thức ăn từ nội nhũ. Sau đó, nó phụ thuộc nhiều hơn vào môi trường. Sau khi có 4 lá, cây mạ sinh trưởng nhờ hấp thu thức ăn qua rễ và từ lá. (Vergara, 1992).

Hệ thống rễ lúa chủ yếu là các rễ có đốt. Rễ phát triển trực tiếp từ vùng đốt này được gọi là rễ chính/rễ sơ cấp. Như là tiến bộ của sinh trưởng, rễ sơ cấp tạo ra các rễ thứ cấp, sau đó rễ thứ cấp lại tạo ra rễ cấp 3, v.v... (Yoshida 1981). Nhưđã đề cập ở phần nghiên cứu về rễ mạ, sự phát triển của rễ tùy thuộc vào môi trường của nó. Điều kiện hiếu khí tạo điều kiện cho sự phát triển của rễ còn điều kiện ngập nước có thể hạn chế sự phát triển này.

Ở bài tập này, chúng ta sẽ thử quan sát sự phát triển của rễ cũng như sinh trưởng và phát triển của cây lúa ở điều kiện SRI (hiếu khí) và so sánh nó với cây trồng trong điều kiện ngập nước (kị khí).

Mục đích: So sánh rễ và sự phát triển của cây lúa ở ruộng SRI và ruộng truyền thống (có nước).

Thời gian yêu cầu: 90 phút

Vật liệu: túi plastic, bút, chai nhựa trong (500 ml) hoặc lọ nhựa trong (đường kính 10cm), thước kẻ, cân, kính lúp.

Quy trình

1. Phân công mỗi nhóm quan sát sinh trưởng của cây ở ruộng SRI và ruộng truyền thống.

2. Cũng yêu cầu họ thu thập số liệu về sinh trưởng và phát triển của cây lúa như chiều cao cây, số dảnh, số lá/dảnh. Đồng thời quan sát số

57liệu về sự xuất hiện dịch hại và thiên địch. Yêu cầu mỗi nhóm ghi chép

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn thực hành lớp huấn luyện đồng ruộng Farmer Field school FFS (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)