(không phun thuốc đầu vụ)

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn thực hành lớp huấn luyện đồng ruộng Farmer Field school FFS (Trang 32)

Đặt vấn đề

Cây lúa ở giai đoạn đẻ nhánh, đặc biệt là đẻ nhánh rộ có khả năng tự phục hồi rất cao. Nếu bị dịch hại làm tổn thương đến lá, các lá mới sẽ mọc rất nhanh thay thế cho những lá bị hại. Tương tự, nếu bị hại dảnh, dảnh mới sẽ thay thế và bù đắp lại sự hao hụt này. Nhờ khả năng này của cây lúa, tất cả các loại sâu ăn lá như sâu cuốn lá nhỏ, sâu phao... phát sinh giai đoạn đẻ nhánh, dù ở mật độ rất cao, gây tổn thương cho lá lúa, nhưng vẫn không làm ảnh hưởng đến năng suất ruộng lúa. Vì vậy không cần phải dùng thuốc sâu ở giai đoạn đẻ nhánh.

Rầy nâu, rầy lưng trắng thường xuyên xuất hiện, nhưng rầy có đến hàng trăm loại thiên địch sống trên ruộng lúa, chúng ăn rầy, nên rầy chỉ tồn tại với số lượng ít, và vì vậy rất hiếm khi thấy chúng gây thiệt hại cho cây lúa. Tuy nhiên, nếu ta dùng thuốc trừ sâu hóa học, thuốc không chỉ diệt sâu mà thuốc sẽ giết chết rất nhiều thiên địch, do đó, rầy không bị thiên địch kiểm soát sẽ sinh sôi nảy nở rất nhanh, chúng chích hút cây lúa gây nên hiện tượng “cháy rầy”. Nếu ta sử dụng càng nhiều thuốc trừ sâu hóa học đầu vụ (giai đoạn đẻ nhánh - làm đòng) nguy cơ cháy rầy cuối vụ càng cao. Cháy rầy thường chỉ xảy ra ở giai đoạn lúa vào chắc, tuy nhiên nếu ít dùng thuốc đầu vụ thì hiện tượng cháy rầy cũng hiếm khi xảy ra, hoặc chỉ có thể xảy ra “cháy chòm” cục bộ.

Bón nhiều đạm, bón không cân đối giữa NPK cũng tạo điều kiện cho rầy phát sinh mạnh, đồng thời làm cho cây lúa yếu, dễ bị tổn thương do sâu, rầy ảnh hưởng đến năng suất.

33Biện pháp quản lý rầy hiệu quả nhất là áp dụng các biện pháp IPM,

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn thực hành lớp huấn luyện đồng ruộng Farmer Field school FFS (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)