(Giai đoạn cuối của phân hóa đòng)

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn thực hành lớp huấn luyện đồng ruộng Farmer Field school FFS (Trang 63)

Đặt vấn đề

Trong thời kỳ sinh dưỡng, cây lúa cho ra dảnh mới với rễ, thân lá. Khi tượng khối sơ khởi, cây lúa bắt đầu tập trung năng lượng, dưỡng chất để tạo thành bông. Ở người, thời kỳ này là lúc dậy thì, ngừng tăng trưởng và sẵn sàng có con.

Một thay đổi lớn là sự tăng trưởng của lá. Các lá trên cây lúa sẽ phải cung cấp năng lượng cho gần 2 tháng để hình thành bông hạt và nuôi hạt đến lúc chín. Sẽ không có lá mới nào thay cho lá bị hư hại. Lá cờ và lá kếđó là hai lá quan trọng nhất của cây lúa. Những lá này sẽ cung cấp hầu hết năng lượng để làm chắc hạt. Những lá bên dưới kém quan trọng hơn vì chúng không nhận đủ ánh sáng.

Cần phải bảo vệ những lá quan trọng này trong thời gian tạo hạt. Đó là lý do ngưỡng kinh tế hạ thấp xuống trong và sau khi tượng đòng.

Một thay đổi khác khi tượng đòng là chiều cao tăng nhanh. Những lóng thân sẽ dãn dài ra để đẩy bông lúa ra khỏi bẹ lá. Thật là điều kỳ

64

diệu, trong một thời gian ngắn cây lúa vọt lên rất nhiều. Sự vươn lóng này là do các tế bào tăng kích thước. Trong thời gian vươn lóng, cây lúa rất mẫn cảm với sâu đục thân bởi vì sâu cắn chui vào thân dễ dàng và thân lúa thường có vị ngọt.

Thực hành chủ yếu là đánh dấu lá bằng bút xóa và đo chiều cao cây lúa mỗi tuần trong 4 tuần lễ.

Mục tiêu

Đánh dấu những lá bên trên cây lúa để theo dõi hàng tuần. Hạn thời gian

30 phút cho 4 tuần. Vật liệu

Bút chì, giấy, bút xóa. Thực hành

Đi ra ruộng, mang theo giấy, bút xóa và thước.

Mỗi nhóm chọn 5 bụi lúa khỏe. Chọn những bụi gần bờ. Vẽ sơ đồ xác định các bụi chọn bằng cách đếm số bụi từ một góc ruộng ra. Bạn sẽ quan sát đúng các bụi lúa đã chọn hàng tuần.

Đánh dấu lá trên cùng bằng 1 chấm bằng bút xóa ở mặt dưới lá, lá thứ hai từ ngọn xuống bằng 2 chấm ở mặt dưới lá. Đo từ mặt đất đến chỗ cao nhất của bụi lúa và đo chiều dài phiến lá của 2 lá đánh dấu.

Quan sát 5 bụi lúa hàng tuần trong 4 tuần lễ liền. Để ý vị trí những lá đã đánh dấu. Nếm để nhận biết vị ngọt và độ xốp mềm của thân lúa hàng tuần.

Thảo luận và trình bày

1. Những lá đánh dấu ở vị trí cuối cùng nào? Có lá mới nào xuất hiện không?

2. Chiều cao cây lúa thay đổi ra sao?

3. Thân lúa có thay đổi gì về vị ngọt và độ xốp mềm không? Khi nào những con sâu đục thân chui vào cây để làm bạc bông?

65CẤU TẠO CỦA KHỐI SƠ KHỞI

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn thực hành lớp huấn luyện đồng ruộng Farmer Field school FFS (Trang 63)