77Trong ho ạ t độ ng này, chúng ta s ẽ th ự c hành nh ậ n bi ế t ch ứ c n ă ng c ủ a

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn thực hành lớp huấn luyện đồng ruộng Farmer Field school FFS (Trang 77)

các sinh vật tìm thấy trong hệ sinh thái cây lúa. Đây là hoạt động mởđầu có ích cho sự nghiên cứu về sinh thái của những nhóm nông dân hoặc sinh viên.

Mục tiêu: Sau hoạt động này, bạn phải có khả năng cho biết chức năng của từng mẫu sinh vật tìm được.

Thời gian: 90 phút.

Vật liệu: Ruộng lúa, bao ni lông, cồn, keo dán, tờ giấy to, bút,.... Tiến trình

1. Đi ra ruộng từng nhóm 2 đến 3 người.

2. Mỗi nhóm phải thu thập nhiều loại sinh vật khác nhau trong hệ sinh thái cây lúa, gồm có cây lúa, cây bị bệnh, côn trùng, nhện, chuột, rắn, v.v...

3. Đến nơi có bóng mát. Đổ cồn vào bao ni lông và lắc bao để côn trùng và nhện chết hết.

4. Thảo luận và phân nhóm các sinh vật thu thập theo chức năng sinh thái của chúng. Xếp đặt theo mức độ với cây lúa ở mức “1”, sinh vật hại cây ở mức “2”, thiên địch ở mức “3” và tác nhân phân hủy ở mức “4”. Dán chúng lên tờ giấy. Hãy hỏi giảng viên (hướng dẫn viên) nếu không biết chức năng của một mẫu, hoặc dán lên giấy và ghi chú “không rõ”.

5. Có bao nhiêu sinh vật của mỗi mức sinh thái?

6. Các cây xanh có thể gọi là “cỏ dại” không? Tại sao có và tại sao không? Các côn trùng có thể gọi là “dịch hại” không? Vì sao nhiều côn trùng phân hủy ở mức “4” có trong ruộng lúa?

7. Bạn trình bày mẫu vật cho nhóm khác và mô tả chức năng, sự liên hệ giữa các tầng sinh thái. Mô tả theo mẫu sau: “Đây là một côn trùng sống trên cây, nhưng không là côn trùng quan trọng cho đến khi nó có quá nhiều. Có nhiều sinh vật khác ăn côn trùng này gồm nhện và loài ký sinh...”. Hoặc “Đây là một con nhện ăn côn trùng và nó là bạn”. Người ta thường gọi là thợ săn vì nó di chuyển khắp đồng để tìm kiếm côn trùng”

78

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn thực hành lớp huấn luyện đồng ruộng Farmer Field school FFS (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)