GIAI ĐOẠN NGẬM SỮA

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn thực hành lớp huấn luyện đồng ruộng Farmer Field school FFS (Trang 69)

Đặt vấn đề

Giai đoạn ngậm sữa tiếp theo sau giai đoạn phơi màu. Hạt bắt đầu chứa tinh bột do lá ít quang hợp. Hạt lúa tiếp tục thu trữ cho đến khi đạt kích thước tối đa, mặc dù không phải mọi hạt đều chắc, chỉ có những hoa đã thụ tinh mới cho hạt gạo.

Cách làm chắc hạt khác nhau ở từng giống lúa. Một số giống làm chắc các hạt đồng đều, các giống khác làm chắc một số hạt và những hạt còn lại bị lép. Hạt trên ngọn bông được làm chắc trước rồi đến hạt bên dưới, đôi khi quá trình diễn và ngược lại. Sự vào chắc hạt tùy thuộc nhiều vào giống lúa, ánh sáng, nước và nhiều yếu tố khác.

Hạt đang ngậm sữa rất mẫn cảm với bọ xít hôi. Lúc này, con bọ xít chích hút chất bên trong hạt. Khi hạt chín sáp thì bọ xít không chích hút được nữa.

Bông lúa cũng mẫn cảm với sâu đục thân. Nếu phần đáy bông lúa bị cắn, bông trỗ trên bạc trắng, tất cả hạt đều lép. Cũng có thể tìm thấy sâu đục thân trong những bông bạc, bởi vì sâu không ăn phần đáy bông lúa.

70

Chuột cũng có thể là một vấn đề lớn vì chúng thích nhất lúa ở giai đoạn này.

Mục tiêu: Mô tả bông lúa đang ngậm sữa. Thời gian: 90 phút.

Vật liệu: Giấy, bút chì, kính lúp. Thực hành

1. Ra ruộng, thu lấy 5 bông ngậm sữa.

2. Trở về phòng thí nghiệm, vẽ bông lúa. Ghi nhận những hạt đang phơi màu và những hạt ngậm sữa. Tỷ lệ % giữa 2 loại hạt này là bao nhiêu?

3. Giải phẫu và vẽ 5 hạt có những giai đoạn vào chắc khác nhau. Hạt có thể no đủđến đâu?

4. Nếm các hạt, vị như thế nào? Bạn nghĩ con bọ xít làm gì khi nó ăn? 5. Tại sao con bọ xít có mùi hôi?

SINH LÝ CÂY LÚA GIAI ĐOẠN CHÍN SÁP

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn thực hành lớp huấn luyện đồng ruộng Farmer Field school FFS (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)