SỰ PHÁT TRIỂN CỦA RỄ Ở CÂY LÚA

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn thực hành lớp huấn luyện đồng ruộng Farmer Field school FFS (Trang 53)

1. Nảy mầm hạt

Nẩy mầm là sự xuất hiện của chóp trắng của bao lá mầm sau khi đặt hạt xuống đất hoặc nước.

Khi hạt nảy mầm trong đất thoát nước và thông khí tốt, thì mô rễ thứ cấp (coleorhiza), vỏ bọc gắn kèm với rễ mầm hoặc rễ chính, nhú ra trước.

Ngay sau khi mô rễ thứ cấp xuất hiện, rễ mầm hoặc rễ chính phá vỡ vỏ bọc. Rễ mầm kéo dài đến chiều dài tối đa khoảng 15cm cho đến giai đoạn lá thứ 7.

Nếu hạt nảy mầm trong nước, bao lá mầm, bao gắn với cành non, nhú lên phía trước mô rễ thứ cấp. Bao lá mầm nhú lên theo hình trụ

nhọn.

2. Sự phát triển của rễ

Hai hoặc nhiều hơn rễ mọc từ hạt phân nhánh theo rễ mầm. Những rễ này cuối cùng chết và được thay thế.

Sự sinh trưởng của cây lúa từ nảy mầm đến ngày thứ 5 được trình bày ở hình dưới đây.

54

3. Các yếu tốảnh hưởng đến sự phát triển của rễ

Sự tạo thành rễ bị ảnh hưởng lớn bởi môi trường rễ. Các điều kiện hiếu khí ở đất cao tạo điều kiện cho sự hình thành lông rễ, nhưng điều kiện đất ngập nước làm hỏng nó. Hầu hết các giống lúa có độ sâu cho rễ mọc tối đa là 1m hoặc sâu hơn ở đất cao. Trong môi trường kị khí, như ởđất ngập nước với khả năng thấm nước suy yếu, rễ lúa hiếm khi vượt được độ sâu tối đa khoảng 40cm.

Hình đối diện là sự phát triển của rễ cây lúa theo hai phương pháp chuẩn bị luống gieo hạt.

Tập quán SRI

4. Đặc điểm và chức năng của rễ

Rễ có vai trò neo cây và hấp thụ nước và chất dinh dưỡng cần cho sinh trưởng. Chúng cũng có thể dự trữ đường và tinh bột mà cây sử dụng để thực hiện các chức năng khác. Ở cả hai trường hợp, rễ là mối liên kết giữa nước và chất dinh dưỡng cần cho sinh trưởng của cây.

Rđặc đim sau:

- Bơm carbon cung cấp thức ăn cho sinh vật đất và vật chất hữu cơ cho đất.

55- Là cơ quan dự trữ.

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn thực hành lớp huấn luyện đồng ruộng Farmer Field school FFS (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)