1. Thăm ruộng lúa theo nhóm.
2. Yêu cầu từng nhóm thu thập ngẫu nhiên 5 cây mạở luống gieo hạt theo SRI và theo truyền thống. Nhổ cẩn thận cây mạ bằng que tre. Mỗi nhóm cần cẩn thận để không làm tổn thương rễ mạ.
3. Quan sát xem sau khi nhổ mạ có nhiều đất bám theo rễ không?. 4. Ngâm mạ trong nước và cẩn thận giũ hết đất ở rễ.
5. Đo chiều dài rễ, quan sát màu sắc rễ. 6. Quan sát mật độ lông rễ.
7. Cho cây mạ nổi trên bình nhựa chứa nước trong và đo đường kính diện tích bề mặt mà rễ chiếm.
8. Thu thập thêm 50 cây mạ nữa từ mỗi luống. Bỏđất bằng cách rửa rễ mạ bằng nước. Cắt từ gốc cây mạ, giũ nhẹ cho hết nước và cân rễ. Chia theo số cây để lấy trọng lượng trung bình của rễ trên một cây.
9. Ghi chép lại những quan sát khác. 10. Tóm tắt số liệu theo bảng dưới đây.
Đặc điểm Cây mạ SRI Cây mạ truyền thống
Chiều dài rễ
Màu sắc của rễ
Số lông rễ
Chiều cao cây mạ
Trọng lượng rễ/cây mạ Đường kính bề mặt của rễ
Số lá/cây mạ
Các quan sát khác Màu sắc cây mạ*
52
* Sử dụng thang điểm (IRRI, 1996) sau đây: 1 - Cây mạ rất xanh, thân dày
3 - Cây mạ xanh nhạt 5 - Cây mạ vàng 7 - Cây mạ màu nâu 9 - Cây mạ chết
Câu hỏi thảo luận
1. Sự khác nhau chủ yếu giữa cây mạở luống gieo theo SRI và theo truyền thống là gì?
2. Những yếu tố nào giải thích những khác nhau này? 3. Chức năng của rễ là gì?
4. Có mối quan hệ giữa chất hữu cơ với sự phát triển của rễ không? 5. Cần có kỹ thuật gì để cải thiện hệ thống rễ của cây trồng?
Hoạt động tiếp theo:Yêu cầu mỗi nhóm chuẩn bị một luống ướt và một luống SRI ở ruộng bên cạnh. Quan sát sự sinh trưởng của cây mạ hàng ngày theo cùng các đặc điểm đã đưa ra trong bài tập này. Quan sát cho đến ngày thứ 10 hoặc trước khi cấy. Tóm tắt kết quả để rút ra kết luận từ nghiên cứu này.
(Chú ý: Nội dung của phần này chủ yếu do bà Abha Mishra, tiến sỹ
Học viện AIT Thái Lan cung cấp và kết hợp với thảo luận với ông Kong Kea, Điều phối chương trình, Chương trình IPM trên rau của FAO tại Campuchia và Mario Corado, Chuyên gia đào tạo IPM hỗ trợ xây dựng).
53Bài tập 2