Đặc điểm nội dung

Một phần của tài liệu van1 (Trang 136)

II. Cách lập dàn ý bài văn nghị luận: 1 Tìm ý cho bài văn:

a. Đặc điểm nội dung

- Đề cao tình cảm chân thành , cảm thông sâu sắc đến cuộc sống và con người, nhất là những người nhỏ bé, bất hạnh.

+ Thơ ND có tính triết lí sâu sắc được rút ra từ sự chiêm nghiệm về cuộc đời, tình cảm riêng tư.

+ ND có cái nhìn nhân đạo sâu sắc vì đã đề cập đến một vấn đề rất mới và rất quan trọng: trân trọng những giá trị tinh thần và những người sáng tạo ra những giá trị tinh thần đó.

+ Đề cao hạnh phúc của con người, trân trọng vẻ đẹp kì diệu của tình yêu lứa đôi.

b. Nghệ thuật

-Ngoài tài năng nghệ thuật đa dạng, có thể nói tính dân tộc là một đóng góp đặc sắc của ND về thể loại lẫn thơ và ngôn ngữ

* Ghi nhớ: SGK D.Củng cố,dặn dò:

1.Củng cố:

-Nắm kĩ đặc điểm về nội dung và nghệ thuật thơ văn Nguyễn Du.

2. Dặn dò:

-Chuẩn bị bài: “Trao Duyên- Nguyễn Du”

ND: NS:

Tiết 82-83: TRAO DUYÊN (Truyện Kiều-Nguyễn Du)

A.Mục tiêu bài học: Bậc 1:

Bậc 2:

-Cảm nhận được tình yêu sâu nặng và nỗi đau của TK trong đoạn trích -Thấy được nt miêu tả tâm lí nhân vật,lời độc thọa nội tâm

Bậc 3:

-Tìm những câu thơ cho thấy Kiều nhớ về các kỉ niệm của tình yêu

B. Chuẩn bị 1.Thầy: SGK,SGV,GV, TLTK. 2.Trò: VG,SGK C.Tiến trình tổ chức các hoạt động I.Ônr định tổ chức. 1..Kiểm tra sĩ số. 2.Kiểm tra bài cũ. II.Bài mới

Hoạt động của GV HĐ của

HS Nội dung cần đạt

?.Đọc tểu dẫn và cho biết vị trí,nội dung đoạn trích?

?.Cho biết bố cục của bài thơ?

?.Nêu ý nghĩa của cách dùng từ “cậy” ,”chịu “có thể thay bằng từ đồng nghĩa khác như

“nhơ”,”nhận” không vì sao?

GV: Thuý Kiều lạy Thuý Vân, chị lạy em. Điều đó chứng tỏ việc nhờ cậy đó đặc biệt quan trọng. Một sự bất ngờ phi lí mà hợp lí biết bao. Thuý Kiều, người chịu ơn, tỏ lòng biết ơn trước sự hi sinh to lớn cao quý của người em.. Kiều không coi Vân đơn thuần chỉ là em gái mà là ân nhân của mình Dựa SGK trả lời TL Suy nghĩ trả lời

I.Đọc tiếp xúc văn bản: 1.Tiểu dẫn:

a.Vị trí và nội dung . *Vị trí:

-Từ câu 723 đến câu 756 *Nội dung:

-Nội dung: Sau khi quyết định bán mình chuộc cha, Thúy Kiều đau đớn dặn dò Thúy Vân, thay mính gã nghĩa với Kim Trọng

b.Bố cục:

-Đoạn 1:18 câu đầu:TK nhờ TV thay mình trả nghĩa cho KT.

-Đoạn 2:Còn lại:Tâm trạng của K sau khi trao duyên.

II.Đọc hiểu chi tiết văn bản: 1.Đoạn 1:

-Cậy. Vì ngoài ý muốn nhờ vả, còn mang ý nghĩa trông mong, tin cậy thể hiện được cái quằn quại, đau đớn

-Từ nhờ không những không có được ý nghĩa đó mà còn giảm đi sự quằn quại, đau đớn khó nói của Kiều.

- Nhận có phần nào tự nguyện, có thể

nhận mà không làm.

- Chịu là lời nài ép buộc phải nhận. Dặt người nghe vào tình thế bắt buộc phải chấp nhận, không chấp nhận không được.

?.Em có suy nghĩ gì về hành động “lạy rồi sẽ thưa”?

? Đằng sau những lời nhờ cậy ấy, thể hiện tâm trạng gì của Thuý Kiều.

?.Khi trao duyên cho em, TK đã ràng bụôc TV bằng những lí do gì? đưa ra lí do đó buộc TV phải làm gì?

Ở điểm này theo em, con người nào trong TK đã chiến thắng?( lý trí)

?.tại sao duyên (giữ) – vật (của chung)? Lúc này tâm lý của Kiều ntn?

?.Nhận xét ngôn ngữ sử dụng trong đoạn thơ??

suy nghĩ trả lời Nhận xét KLuận TLuận TL suy nghĩ trả lời

hoặc với người mình hàm ơn.

- Thưa thái độ kính cẩn, trang trọng =>“lạy rồi sẽ thưa”:Cử chỉ bất ngờ,đầy kính cẩn trang trọng

=>Lời cầu xin hạ mình,coi TVân như một ân nhân TV bị đặt vào tình cảnh đã rồi ko thể chối từ

Kiều đang nài ép Vân chấp nhận. Lúc này Kiều đang rất khẩn thiết, hi vọng

*Tâm trạng

-“Ngày xuân em hãy…nước non” : +Sự ràng buộc bằng cách đưa ra lí do TV còn trẻ, quan hệ tình cảm chị em +Khiến TV mặc nhiên chấp nhận -“Chị dù…thơm lây” : Dù chết cũng thỏa nguyện =>Trầm tĩnh, khôn ngoan , tự kiềm chế nỗi đau nói lời tâm sự, đủ tỉnh táo để thuyết phục

*Trao kỉ vật

-“Chị dù…thơm lây” : đau đớn vì nặng tình

-“Chiếc vành….của chung” : lý trí và tình cảm đan xen nhau. Lí trí muốn trao nhưng trong lòng không muốn => K trao duyên nhưng không trao tình -> đau đớn vô hạn -“Dù em…chẳng quên” : tự thương xót mình mệnh bạc  ngôn ngữ độc thoại *NThuật +Kiều sử dụng nhiều từ ngữ giàu hình ảnh, màu sắc biểu cảm: “đứt gánh tương tư”, “ngày quạt ước, đêm chén thế”, “song gió bất kì”, …

? Nhận xét về ngôn ngữ Truyện Kiều trong đoạn đầu

? Sau khi trao kỉ vật, Kiều dặn dò

em những việc sau này. Trong lời dặn dò đó, tiếp tục mâu thuẫn với chính mình.

? Từ sự mâu thuẫn của Kiều, chúng ta hiểu thêm điều gì về nàng. Qua đấy, nhận xét về ngòi bút miêu tả tâm trạng của Nguyễn Du.

?Lúc này nàng đang đối thoại với Vân hay đối thoại với chính mình. Kiều nhớ đến ai, và tâm trạng của nàng lúc này là gì?

Nhận xét

Tlời

TL

TLuận

=>Với những cách nói đày xúc cảm như thế làm sao Vân không xúc động mà nhận lời được.

+Kiều sử dụng nhiều thành ngữ có tác động mạnh: “tình máu mủ”, “lời nước non”, “thịt nát xương mòn”, “ngậm..” =>làm tăng tính thuyết phục của lời nói về phương diện tình cảm sau khi đã đưa ra lí lẽ ở trên.

=>Nguyễn Du kết hợp hài hoà giữa cách nói trang nhã, sử dụng nhiều điển tích, điển cố trong văn học trung đại với cách nói nom na dân dã, sử dụng nhiều thành ngữ.

2.Đoạn 2:

- Kiều dặn em: Khi em và Kim đã thành vợ thành chồng, nếu một ngày kia chị về thì em hãy “rưới” nước giải oan cho chị..

- Kiều tiếp tục chìm trong mâu thuẫn phức tạp. Kỉ vật đã trao nhưng hồn nàng vẫn còn vương với phím đàn với hương trầm.

- Mỗi khi Kim- Vân đốt lò hương, so phím đàn, hồn Kiều lại về “mang nặng lời thề” và nguyện “nát thân bồ liễu” để trả nợ tình.

=>Sự mâu thuẫn trong chính lời nói của Kiều. Ở trên, Kiều nói nếu Vân “thay lời nước non” thì Kiều dù “thịt…” “ngậm cười..” tức là Kiều đã rrả xong được món nợ tình với chàng Kim. Kiều đã mượn lí trí để kìm nén tình cảm. Và càng kìm nén thì nỗi nhớ thương Kim Trọng càng lớn lao hơn bao giờ hết. - Kiều vẫn nuối tiếc, xót xa những kỉ niệm của tình đầu. Tình cảm nàng dành cho Kim là hết sức sâu sắc.

=.>Kiều là một con người giàu đức hi sinh, lòng vị tha, sự chung thuỷ. Kiều không chỉ sống cho mình mà còn luôn nghĩ cho người mình yêu.

? Câu thơ “Ôi!..” với 2 thán từ hướng về Kim- được gọi là kim lang, nhịp thơ 3/3, hai dấu chấm than, gợi cho chúng ta hình dung gì về tâm trạng của Kiều.

? Câu thơ cuối là lời tự trách mình của Kiều. Đằng sau lời trách ấy, em nhận xét gì về con người Kiều.

.

? Nêu những nét đặc sắc về nội dung của đoạn trích.

TLời

Nhận xét

Tham khảo ghi nhớ

- Sự miêu tả thành công, tinh tế mâu thuẫn nội tâm của Tk đã chứng tỏ bút lực tài tình, hiếm có của Nguyễn Du. - Dường như K đã quên mất đang có V ở bên. Những câu cuối là những lời độc thoại nội tâm của K.

- Kiều nhớ đến Kim và chính lúc này nàng đang trong tột cùng của sự đau khổ. Nàng ý thức rõ về bản thân mình lúc này: “trâm gãy gương tan”, “tơ ..”, “phận..”, “nước…”. Càng xót xa hơn khi cái hiện hữu đó đặt trong nỗi nhớ “muôn vàn ái ân.

- Đó chính là một tiếng khóc nấc, đau đớn đến tuyệt vọng cảu Kiều.

- Kiều đã tự trách mình là phụ bạc với người yêu. Thực ra nàng không đáng bị trách như nàng đã nghĩ. Vì nàng đã hi sinh tình yêu để giữ chữ hiếu. Hơn nữa nàng đã nhờ Vân thay nàng trả nghĩa chàng Kim.

=>Kiều là một cô gái giàu đức hi sinh, lòng vị tha, sống vì hạnh phúc của người mình yêu. III. Tổng kết 1.ND: 2.NT: D.Củng cố, dặn dò 1.Củng cố:

- Tâm trạng giằng xé của Kiều.

- Vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Kiều. - Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật.

NS: ND:

Tiết:84 NỖI THƯƠNG MÌNH

A.Mục tiêu bài học: Bậc 1:

-Nêu được vị trí, nội dung của đoạn trích

Bậc 2:

-Hiểu được tâm trạng của TK từ một thiếu nữ tài sắc bị đẩy vào chố lầu xanh nhơ bẩn -Cảm nhận được tấm lòng trân trọng,sự cảm thông của ND đư\ối với Kiều

-Thấy được nt đặc sắc của truyện

Bậc 3:

-Nêu những biện pháp nt diễn tả thân phận,hoàn cảnh của Kiều trong đoạn trích

-Trình bày ý tưởng suy nghĩ,thể hiện sự cảm thông với cảnh ngộ và tâm tư của những con người đang sống trong tình cảnh éo le,trắc trở

B. Chuẩn bị 1.Thầy: SGK,SGV,GV, TLTK. 2.Trò: VG,SGK C.Tiến trình tổ chức các hoạt động I.Ônr định tổ chức. 1..Kiểm tra sĩ số. 2.Kiểm tra bài cũ. II.Bài mới

Hoạt động của GV HĐ của

HS Nội dung cần đạt

?. Đọc tiểu dẫn SGK, nêu vị trí, nội dung đoạn trích.

?. Bài thơ có bố cục gồm mấy phần, nội dung từng phần. Dựa SGK trả lời Suy nghĩ trả lời

I.Đọc tiếp xúc văn bản: 1.Tiểu dẫn:

a.Vị trí đoạn trích : từ 1229 -1248. b.Nội dung:

Miêu tả cảnh sống ô nhục, trác táng ở lầu xanh và tâm trạng đau đớn tủi nhục của Thuý Kiều, Đồng thời thể hiện thái độ thờ ơ trước cảnh sống, thú vui ở lầu xanh, bộc lộ ý thức về nhân phẩm của Thuý Kiều.

2.Bài thơ:

a.Đọc: b.Bố cục :

- Đoạn trích chia làm 2 phần

+ Đoạn 1: 10 câu đầu: Tình cảnh trớ trêu ở lầu xanh và tâm trạng đau đớn,

?. Cảnh sống ở lầu xanh được miêu tả thông qua những hình ảnh nào.

? Có nhận xét gì về các hình ảnh đó (biện pháp nghệ thuật)

-> cảnh sinh hoạt ở lầu xanh nhộn nhịp ồn ào.

?. Nhận xét gì về cảnh sống ở lầu xanh.

?. Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong thơ này là gì.

?. Tâm trạng của Kiều được thể hiện ntn. suy nghĩ trả lời Nhận xét TLuận TL tủi nhục của TK.

+ Đoạn 2: còn lại: Thái độ thờ ơ của TK trước cảnh, thú vui ở lầu xanh, thể hiện ý thức về nhân phẩm của nàng.

II.Đọc hiểu chi tiết văn bản:

1.Đoạn 1:

a.Cảnh sống ở lầu xanh

*NT:

- Nguyễn Du là sử dụng các thành ngữ và tách thành ngữ để mang sắc điệu riêng: “Ong bướm lả lơi” thành “Bướm lả, ong lơi” gây ấn tượng về sự giao tình ở chốn lầu xanh.

- Hình ảnh “lá gió cành chim” giúp người đọc có sự liên tưởng: Lá đón gió, cành đón chim như thân phận của người con gái làm những việc đưa và đón, sớm và tối. Nhục nhã bao nhiêu khi thể xác bị dày vò. Nhịp thơ diễn tả sự buông thả thân xác người con gái, mặc cho khách làng chơi tha hồ đùa cợt. *ND:

-“Biết bao” → diễn tả sự việc xảy ra thường xuyên, rất nhiều không thể tính được.

-Sau từ “biết bao” là cuộc sống xô bồ, trác táng “cuộc say đầy tháng”, “trận cười suốt đêm”. “Trận cười” chứ không phải tiếng cười.

=>Đó là cái cười khả ố, tiếng cười của những kẻ thoả mãn trong sắc dục, dâm dật đến điên loạn.

=>KL:Chỉ bốn câu thơ mà cuộc sống ở lầu xanh hiện ra mồn một.

b.Nỗi thương mình của Thuý Kiều

*NT:

- Nguyễn Du đã sử dụng những thành ngữ và tách thành ngữ thành những câu riêng:

*ND:

+ “Gió sương dày dạn” → dày gió, dạn sương diễn tả sự trơ lì, không còn biết gì là xấu hổ nữa.

+ “Ong bướm chán chường” → “Bướm chán ong chường” diễn tả sự ê chề mỏi mệt đến chán chường của thân xác và tinh thần của Thuý Kiều. Đời nàng lại đến như thế ư

(?) Những câu hỏi dồn dập “khi sao” “giờ sao” “mặt sao” diễn tả nội dung gì?

(?) Tâm trạng của Thúy Kiều đằng sau bức tranh ?

Thảo luận

TLời

-Chỉ khi “tỉnh rượu”, “tàn canh” Kiều

mới được sống với chính mình. Đấy là lúc nàng “giật mình” xót xa vì thân xác bị dày vò, thảm hại.

- Ba tiếng “mình” trong câu bát cũng để chỉ một Thuý Kiều, diễn đạt nỗi đau mất mát chỉ mình mình biết, chỉ mình mình hay. Nỗi đau chỉ mình biết thôi, xót lắm, đau lắm. Nó không thể san sẻ cùng ai. Đây cũng là biệt tài của

Nguyễn Du trong cách sử dụng từ ngữ. - Từ nỗi đau của thân phận, lời thơ bật lên những câu hỏi:

- Cả quá khứ và hiện tại, cả đời sống tinh thần và thân xác, tất cả đem đến cho người đọc hai đoạn đời và muôn nỗi tái tê.

- Thuý Kiều ý thức được về thân phận của mình qua liên tưởng “tan tác như hoa giữa đường”. Đời nàng, thân phận nàng lúc này như bông hoa rụng vứt giữa đường bị bao bước chân vô tình xéo, đạp không thương tiếc.

Thuý Kiều đã ý thức được tất cả càng thấy thương mình. ở đây có nỗi đau của thân phận, nỗi đau thay đổi giá trị con người. Kiều càng thấy thương thân tiếc thân. Đây thực chất là những tiếng kêu vút lên từ ngục tối nhà chứa. Nó đòi quyền sống quyền hạnh phúc cho con người. Vì thế đoạn trích góp phần làm nên giá trị nhân đạo của “Truyện Kiều: Đó là tác dụng của các dạng thức đối xứng khác nhau.

2.Đoạn 2

a. Nỗi đau cô đơn,lẻ loi

-Câu thơ miêu tả vẻ đẹp đặc trưng của bốn mùa xuân, hạ, thu, đông.

+Mùa xuân có hoa, mùa hạ có gió mát, mùa thu có trăng trong trẻo, mùa đông có tuyết,

=>Đó là vẻ đẹp của phong hoa tuyết nguyệt.

- Đến các thú vui.

+Đó là thú cầm, kì, thi, hoạ. Thuý Kiều biết tất cả đấy. Nhưng thái độ của nàng như thế nào?

? Hai câu cuối thể hiện tâm trạng gì của TK.

(?) Vì sao Thuý Kiều có thái độ này? Em có suy nghĩ gì về thái độ ấy? TL Nhận xét Tham khảo ghi nhớ

-Cái buồn của con người đã lây sang cả cảnh vật

Buồn như thế nàng vui làm sao được. Nàng phó mặc cho khách làng chơi:

“Mặc ...là gì”

+Mây mưa là chỉ sự ái ân của trai gái, xuân ám chỉ sự vui thú. Mặc cho khách làng chơi, nàng chẳng vui thú ái ân gì. +Nếu có chăng chỉ là vui gượng, vui một cách miễn cưỡng:

“Vui là vui gượng kẻo là

Ai tri âm đó mặn mà với ai”

=>Nàng ý thức được nhân phẩm của mình bị trà đạp, bị vùi dập, thắt buộc trong vòng hoen ố. Thái độ ấy thể hiện khát vọng sống trong trắng, không bao giờ hoà nhập với cuộc sống ở lầu xanh của Thuý Kiều.

Một phần của tài liệu van1 (Trang 136)

w