Điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt nam (Eximbank) (Trang 112)

Việc điều hành chính sách tiền tệ một cách linh hoạt và phát triển các hoạt động của thị trường tiền tệ một cách có hiệu quả, đặc biệt là công cụ thị trường mở, luôn là nhân tố tích cực cho quản trị RRTK của NHTM. Cụ thể, NHNN nên:

- Tiếp tục sử dụng linh hoạt công cụ nghiệp vụ thị trường mở để thực hiện cung cấp nguồn vốn ngắn hạn cho các ngân hàng, “cứu nguy” về thanh khoản trong thời gian hệ thống ngân hàng đang thiếu thanh khoản như hiện nay. Để tạo điều kiện cho các ngân hàng nhỏ tiếp cận được với nguồn vốn này, tránh tình trạng các ngân hàng nhỏ cần thanh khoản lại không vay được mà phải đi vay lại các khoản vốn này từ các ngân hàng lớn trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất cao hơn, NHNN cần tăng số lượng các phiên giao dịch, tăng khối lượng giao dịch và mở rộng các loại giấy tờ có giá được thực hiện giao dịch.

- Công cụ dự trữ bắt buộc cần được xem xét kĩ lưỡng trước khi được điều chỉnh trong tình hình hiện nay. Công cụ này trực tiếp tác động tới thanh khoản của ngân hàng, một khi tăng DTBB, tuy có thể giảm lượng tiền cho vay ra của ngân hàng nhưng đồng thời làm giảm đáng kể khả năng thanh khoản của ngân hàng.Thanh khoản của cả hệ thống trước mắt sẽ còn căng thẳng, nội lực của các ngân hàng còn yếu, lại tiếp tục tăng DTBB sẽ như đổ thêm dầu vào lửa. NHNN chỉ nên xem xét sử dụng công cụ này vào cuối năm, nếu tăng trưởng tín dụng vẫn cao hơn nhiều so với mục tiêu đề ra.

- Phát triển thị trường tiền tệ về quy mô và chiều sâu để có khả năng truyền tải cơ chế điều tiết của NHNN đối với nền kinh tế. Cần tiếp tục đa dạng và chuẩn hoá các công cụ nợ trên thị trường tiền tệ, nới lỏng hợp lý các điều kiện gia nhập thị trường, chuẩn hoá quy trình và phương thức giao dịch giúp các NHTM nâng cao hiệu quả mua bán vốn, nâng cao khả năng phòng ngừa rủi ro thanh khoản.

3.3.4. NHNN nên chú trọng phát triển thị trường liên ngân hàng.

Như đã đề cập ở phần trên, một trong những hạn chế là tính liên kết trong toàn hệ thống còn yếu, các ngân hàng chưa có sự hỗ trợ, giúp đỡ nhau thực sự, cho nên đây là một nguyên nhân dẫn đến nguy cơ của một cuộc khủng hoảng thanh khoản bởi tính chất dễ lan truyền của nó. Chính vì thế, NHNN với tư cách là một tổ chức quản lý hoạt động của toàn bộ hệ thống NHTM, cần nâng cao vai trò của mình trong việc tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa các NHTM. Để làm được điều này, trước hết, NHNN cần có sự đối xử công bằng đối với tất cả các loại hình NHTM, không kể là ngân hàng tư nhân hay ngân hàng nhà nước, có như vậy các ngân hàng mới thấy rõ được vai trò, vị trí của mình trong toàn bộ hệ thống, từ đó họ sẽ có những cách xử sự đúng mực, hợp lý, góp phần phát triển thị trường liên ngân hàng một cách bền vững. Tiếp đó, NHNN cần đa

dạng hóa các công cụ thanh toán, tín dụng trên thị trường liên ngân hàng để tạo sự thuận lợi trong hoạt động giao dịch giữa các ngân hàng.

Một khi thị trường liên ngân hàng phát triển, nó sẽ trở thành nơi quen thuộc để các NHTM giải quyết những khó khăn về thanh khoản của mình: các ngân hàng dư thanh khoản sẽ kịp thời hỗ trợ các ngân hàng đang thiếu hụt thanh khoản, san sẻ gánh nặng cho NHNN. Điều này sẽ giảm áp lực lên NHNN trong việc hỗ trợ thanh khoản, đồng thời tăng tính chủ động, độc lập của các NHTM trong việc quản trị thanh khoản – đây cũng chính là cái đích mà các NHTM muốn vươn tới trong nền kinh tế thị trường.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt nam (Eximbank) (Trang 112)