Kiểm soát và xử lý RRTK

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt nam (Eximbank) (Trang 76)

Để thực hiện các chiến lược kiểm soát xử lý RRTK, Eximbank đã thực hiện các biện pháp, kỹ thuật cụ thể như sau:

Thứ nhất, Eximbank chú trọng việc đảm bảo hệ số an toàn vốn theo quy định của NHNN

Nghị định số 141/NĐ-CP ngày 22 /11/2006 của Chính phủ quy định mức vốn pháp định đối với ngân hàng thương mại nhà nước đến năm 2008 và 2010 là 3,000 tỷ VND; đối

với ngân hàng thương mại cổ phần đến năm 2008 là 1,000 tỷ VND, đến năm 2010 là 3,000 tỷ VND. Năm 2010, Ngày 14/12/2010, NHNN chính thức có thông báo, Chính phủ đã chấp thuận phương án đề xuất của NHNN và gia hạn thời gian tăng vốn điều lệ cho các TCTD thêm 1 năm, tức là đến ngày 31/12/2011.

Bảng 2.5: Vốn điều lệ và hệ số CAR của Eximbank giai đoạn 2009-2011 Chỉ tiêu Năm So sánh 2011 2010 2009 2011/2010 2010/2009 Mức tăng (giảm) Tỷ lệ (%) Mức tăng (giảm) Tỷ lệ (%) Vốn điều lệ (tỷ đồng) 12.355 10.560 8.800 1.795 17% 1.760 20,0% Hệ số CAR (%) 12,94% 17,79% 26,87% -4,85% -9,08%

(Nguồn: Báo cáo thường niên, BCTC của Eximbank)

Theo bảng thống kê vốn điều lệ và hệ số CAR của ngân hàng, có thể thấy ngay từ năm 2009 vốn điều lệ của Eximbank vượt xa so với quy định của NHNN, đạt mức vốn là 8.800 tỷ đồng. Năm 2010, Eximbank tăng 1.760 tỷ đồng vốn điều lệ, đưa mức vốn này lên 10.560 tỷ đồng (tỷ lệ tăng 20%). Năm 2011, tốc độ tăng vốn của Eximbank là 17% tương ứng mức tăng 1.795 tỷ đồng. Mấu chốt của vấn đề vốn điều lệ không chỉ là gia tăng theo quy định của NHNN, mà Eximbank liên tục tăng vốn với mức tăng trên 17%/năm là để đảm bảo an toàn cho hệ thống tài chính, tăng cường khả năng hoạt động của mình. Vốn điều lệ tăng có nghĩa là khả năng huy động và cho vay của ngân hàng cũng tăng theo. Từ đó ngân hàng có khả năng mở rộng mạng lưới hoạt động của mình để chiếm lĩnh thị trường.

Hệ số an toàn vốn (vốn tự có/tổng tài sản có rủi ro, Capital Adequacy Ratio – CAR): Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, năm 2008, hệ số an toàn vốn tối thiểu của các ngân hàng phải đạt 8%, theo tiêu chuẩn của Basel do Ủy ban giám sát các ngân hàng Basel ban hành. Theo lộ trình, từ ngày 1/10/2010, Thông tư số 13 của Ngân hàng Nhà nước yêu cầu nâng hệ số CAR của các ngân hàng từ 8% như hiện nay lên 9%. Ở điều chỉnh mới, hệ số CAR theo Basel 3 vẫn được giữ nguyên ở mức 8%,

nhưng yêu cầu vốn chủ sở hữu (vốn cấp 1) được nâng từ 4% lên 6%; và trong 6% vốn cấp 1 đó, 4,5% phải là vốn của các cổ đông thông thường.

Nếu xét theo tiêu chí này, qua các năm từ 2009-2011 Eximbank đều đã đạt được. Ý nghĩa của hệ số CAR là mức độ rủi ro mà ngân hàng được phép mạo hiểm trong việc sử dụng vốn cao hay thấp tùy thuộc vào độ lớn vốn tự có của ngân hàng, cụ thể: đối với những ngân hàng có vốn tự có lớn thì nó được phép sử dụng vốn với mức độ liều lĩnh lớn với hy vọng đạt được lợi nhuận cao nhất, nhưng rủi ro sẽ cao hơn và ngược lại. Như đã phân tích ở trên, Eximbank liên tục tăng vốn điều lệ với tốc độ tăng >17%/năm. Tuy nhiên, hệ số CAR của Eximbank lại giảm dần từ 26,8% năm 2009 xuống 17,79% năm 2010 và 12,94% năm 2011. Hệ số CAR giảm chứng tỏ mức tăng của tổng tài sản có rủi ro tăng cao hơn vốn tự có. Điều này cho thấy, Eximbank đã tăng cường các hoạt động kinh doanh nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận nhưng bên cạnh đó do hệ số vẫn thỏa mãn yêu cầu của NHNN nên về mặt lý thuyết, Ngân hàng vẫn đảm bảo an toàn hệ thống.

Thứ hai, Eximbank dự trữ thanh khoản bằng cách nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản cao

Tỷ lệ Tài sản thanh khoản/Tổng tài sản của EIB ngày càng được cải thiện, tăng từ 24,34% năm 2009 lên 39,69% vào Quý 2/2012 và ở mức khá cao so với các ngân hàng niêm yết cho thấy khả năng gặp rủi ro thanh khoản của ngân hàng không cao.

Tỷ lệ khả năng chi trả (tổng tài sản có khả năng thanh toán ngay trên tổng nợ phải trả) của EIB có xu hướng tăng và luôn cao hơn mức quy định 15% của NHNN.

Biểu đồ 2.6: Tỷ lệ tài sản thanh khoản/tổng tài sản và tỷ lệ khả năng chi trả của Eximbank từ năm 2009-30/6/2012

(Nguồn: BCTC, BCTN của Eximbank) Các chỉ số này có thể cho thấy trạng thái tài sản thanh khoản của Eximbank trong những năm qua là rất tốt, dự trữ được một tỉ trọng tương đối lớn các tài sản này giúp Eximbank phòng tránh được RRTK.

Biểu đồ 2.7: So sánh Tỷ lệ tài sản thanh khoản/tổng tài sản và tỷ lệ khả năng chi trả của một số NHTM thời điểm 30/6/2012

(Nguồn: BCTC, BCTN của các NHTM) So với một số ngân hàng tại thời điểm 30/6/2012, trạng thái tài sản thanh khoản

của Eximbank hoàn toàn có lợi thế hơn, do đó, nguy cơ RRTK cũng phần nào thấp hơn. Tuy nhiên, Eximbank cần quan tâm tới chi phí cơ hội bỏ ra để đánh đổi lấy lượng dự trữ tài sản thanh khoản này.

Trong những tài sản thanh khoản có khả năng chuyển thành tiền mặt một cách nhanh chóng, tiền gửi tại TCTD khác và cho vay các TCTD khác chiếm đến hơn 80%. Trong điều kiện thanh khoản của một số ngân hàng nhỏ gặp khó khăn vào những tháng đầu năm 2012 thì việc tỷ lệ tiền vàng gửi tại TCTD khác và cho vay các TCTD khác cao có thể ảnh hưởng phần nào đến khả năng thanh khoản của ngân hàng.

Bảng 2.6: Chỉ số trạng thái tiền mặt của Eximbank

(tại ngày 31/12 các năm 2009 – 2011)

Chỉ số 2009 2010 2011 Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Tiền mặt 6.839 10,45% 6.429 4,90% 7.295 3,97% Tiền gửi tại các

TCTD 8.893 13,59% 33.651 25,67% 66.695 36,33% Tổng tài sản 65.448 100% 131.111 100% 183.567 100%

Chỉ số trạng thái

tiền mặt 24,04% 30,57% 40,31%

(Nguồn: BCTC của Eximbank)

Theo bảng số liệu ta thấy, chỉ số trạng thái tiền mặt của Eximbank tăng dần qua các năm và luôn duy trì ở mức cao: năm 2009 là 24,04%, năm 2010 là 30,57% tăng 6,53% tương ứng tỷ lệ tăng 27,18%; năm 2011 là 40,31% tăng 9,74% tương ứng tỷ lệ tăng 31,85%. Nguyên nhân của sự gia tăng của chỉ số này là do tốc độ tăng của tiền mặt và tiền gửi tại TCTD cao hơn tốc độ tăng của tổng tài sản, mặc dù tổng tài sản của Eximbank tăng dần qua các năm với tốc độ tăng rất cao 100% năm 2010 và 40% năm 2011.

Một tỷ lệ tiền mặt và tiền gửi trên tổng tài sản cao đảm bảo cho Eximbank có khả năng đáp ứng các nhu cầu thanh khoản tức thời nên khi có nhu cầu thanh khoản lớn, đột xuất, ngân hàng vẫn đảm bảo khả năng chi trả của mình mà không phải bán tài

sản hoặc buộc phải vay trên thị trường tiền tệ với lãi suất cao.

Eximbank tăng tổng tài sản qua các năm nhưng vẫn chú trọng việc dự trữ tiền mặt, đảm bảo khả năng thanh khoản tức thời của Ngân hàng. Các chỉ số trạng thái tiền mặt trong bảng số liệu được tính toán vào thời điểm cuối năm, đây là thời điểm nhu cầu thanh khoản thường tăng cao do yếu tố thời vụ. Tiền mặt dự trữ của Eximbank chủ yếu được gửi tại các TCTD khác, điều này có mặt tích cực là trong điều kiện các kênh đầu tư đều gặp khó, ngân hàng vẫn thu được lợi ích thay vì dữ trữ tiền mặt tại ngân quỹ, hay đầu tư vào các lĩnh vực rủi ro. Nhưng một chỉ số trạng thái tiền mặt quá cao cho thấy ngân hàng để tiền mặt quá nhiều sẽ không đảm bảo khả năng tối đa hóa lợi nhuận của ngân hàng. Ngân hàng cần duy trì một chỉ số trạng thái tiền mặt hợp lý để vừa đảm bảo khả năng thanh khoản vừa tạo được lợi nhuận cao.

Bảng 2.7: Chỉ số chứng khoán thanh khoản tại Eximbank

(tại ngày 31/12 các năm 2009 – 2011)

Đvt: tỷ đồng

Năm 2009 2010 2011

Chứng khoán kinh doanh 0 0 0

Chứng khoán sẵn sàng để bán 333 45 2 Tổng tài sản "Có" 65.448 131.111 183.567

Chỉ số chứng khoán thanh

khoản (%) 0,51% 0,03% 0,001%

(Nguồn: BCTC của Eximbank)

Chỉ số chứng khoán thanh khoản phản ánh tỷ lệ nắm giữ các chứng khoán có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt, đáp ứng nhu cầu thanh khoản trên tổng tài sản “Có” của ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao, trạng thái thanh khoản của ngân hàng càng tốt. Kết quả tính toán cho thấy, chỉ số này của Eximbank qua các năm là khá thấp (<1%), thậm chí năm 2011, chỉ số này chỉ là 1‰. Nguyên nhân cũng có phần nào do thị trường chứng khoán sụt giảm nên Eximbank bán chứng khoán đi, không lưu giữ nữa, năm 2009 là chứng khoán nắm giữ của Eximbank là 333 tỷ thì đến năm 2010 chỉ còn 45 tỷ, đến năm 2011 còn lại rất ít là 2 tỷ.

Thứ ba, Eximbank đã bước đầu chuyển từ cơ chế quản lý vốn phân tán sang cơ chế quản lý vốn tập trung nhằm quản trị RRTK tốt hơn

Từ đầu năm 2012 Eximbank đã chuyển sang áp dụng cơ chế quản lý vốn tâp trung nhằm thực hiện quản trị RRTK toàn hệ thống tại Hội Sở theo cơ chế mua bán vốn nội bộ. Với cơ chế này toàn hệ thống là một ngân hàng duy nhất, xóa bỏ cơ chế điều vốn bằng tiền và cân đối vốn “thủ công”, chuyển sang áp dụng hệ thống định giá chuyển vốn nội bộ để xác định thu nhập, chi phí vốn định kỳ của chi nhánh. Trong cơ chế quản lý này, việc “vay-gửi ”vốn được thay thế bằng “mua-bán” vốn giữa các chi nhánh và Phòng nguồn vốn của Hội Sở, cùng với hoạt động này thì RRTK được chuyển về Hội Sở chính.

Trong quản trị RRTK, Hội sở mua toàn bộ vốn của các chi nhánh và chỉ bán lại số vốn cần thiết cho các chi nhánh này, công việc này chỉ được thực hiện “đối ứng” tại trung tâm vốn, sự dịch chuyển của dòng tiền chỉ mang tính danh nghĩa. Do đó khi có nhu cầu thanh toán khoản tiền gửi cho khách hàng hay giải ngân khoản vay, các chi nhánh chỉ cần thực hiện “mua vốn” với Hội sở đồng nghĩa với số dư vốn của chi nhánh tại Hội sở bị giảm đi mà chi nhánh không cần quan tâm tới việc tự tìm nguồn vốn để thanh toán tức là không cần tự quản trị rủi RRTK. Như vậy RRTK được chuyển đến Hội Sở, Khối Nguồn vốn tại Hội Sở phải theo dõi lượng mua và bán vốn từ đó tính toán, nhận biết và đo lường RRTK cả hệ thống và có những biện pháp kịp thời để đáp ứng thanh khoản khi cần thiết.

Tuy nhiên để hạn chế RRTK tiềm ẩn, các chi nhánh bị hạn chế bởi một số giới hạn khi thực hiện mua bán vốn với Hội sở như:

 Hạn mức thanh toán: là số tiền tối đa cho một giao dịch “mua vốn”.

 Hạn mức chênh lệch ròng: mức dư âm tối đa trên tài khoản điều chuyển vốn nội bộ.

Thứ tư, Eximbank thực hiện đa dạng hóa các nguồn vốn, tăng cường huy động các nguồn vốn có tính ổn định cao

Cơ cấu tiền gửi theo đối tượng khách hàng có sự biến động qua các năm và tập chủ yếu ở nhóm khách hàng cá nhân chiếm trên 60%. Tỷ trọng tiền gửi của khối doanh

nghiệp Nhà nước thấp, chiếm khoảng 8%. Do có lợi thế về hoạt động thanh toán quốc tế và tài trợ xuất nhập khẩu; được SMBC hỗ trợ về nguồn vốn, đặc biệt là tài trợ nguồn vốn USD nhằm nâng cao sức mạnh tài chính và khả năng tài trợ vốn cho các khách hàng của Eximbank nên tỷ trọng tiền gửi của khối doanh ngiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp ngoài quốc doanh đang có xu hướng tăng lên. Năm 2009 tỷ trọng của 2 nhóm khách hàng này chiếm tỷ trọng không đáng kể, nhưng sang năm 2010 và 2011, tỷ trọng của nhóm doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong tổng tiền gửi đã chiếm đến 28% và 20%; nhóm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong tổng tiền gửi chiếm 6% và 4%.

Biểu đồ 2.8: Cơ cấu tiền gửi theo kỳ hạn của Eximbank giai đoạn từ năm 2009 – 30/6/2012

(Nguồn: BCTC của Eximbank)

Cơ cấu tiền gửi theo kỳ hạn của EIB chủ yếu tập trung ở tiền gửi có kỳ hạn chiếm 88% vào Quý 2/2012. Cơ cấu tiền gửi của EIB đang có xu hướng giảm tiền gửi không kỳ hạn và tăng tiền gửi có kỳ hạn. Điều này hoàn toàn phù hợp với tình hình thị trường hiện nay khi lạm phát tăng cao, lãi suất giảm mạnh thì khách hàng sẽ có xu hướng gửi các kỳ hạn dài hạn. Mặt khác, do tình hình kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp tận dụng vốn tự có để sản xuất kinh doanh nên gián tiếp giúp cho tỷ trọng vốn

có kỳ hạn của EIB tăng lên.

Có một điểm tích cực trong kết quả huy động vốn của Eximbank, theo bảng số liệu tình hình huy động vốn của Eximbank đã trình bày ở trên mặc dù cơ cấu vốn huy động năm 2009 nghiêng gần như hoàn toàn về kỳ hạn ngắn, song sang năm 2010, vốn huy động kỳ hạn trung và dài hạn của Eximbank đã tăng rất nhanh, đảm bảo sự cân bằng về kỳ hạn trong cơ cấu vốn huy động của Ngân hàng. Năm 2011, chạy đua lãi suất huy động tiếp tục xuất hiện ở những tháng đầu năm khiến cho vốn huy động trung dài hạn giảm, trong khi vốn ngắn hạn tăng. Mặc dù vậy tổng số vốn huy động của Eximbank vẫn đảm bảo, chứng tỏ lòng tin của công chúng đối với Ngân hàng.

Biểu đồ 2.9: Cấu trúc huy động vốn của Eximbank giai đoạn từ năm 2009 – 30/6/2012

(Nguồn: BCTC của Eximbank)

Hai nguồn cung vốn huy động chủ yếu của ngân hàng vẫn là tiền gửi của khách hàng và tiền gửi, vay từ các TCTD khác. Lượng tiền gửi của khách hàng chiếm từ 36% đến 78% tổng vốn huy động, giữ vai trò quyết định trong ổn định dòng vốn trong hoạt động kinh doanh của Eximbank, tuy nhiên đang có xu hướng giảm tỉ trọng. Tỉ trọng tiền vay và tiền gửi của các TCTD lại đang có xu hướng tăng thể hiện sự phụ thuộc vào thị trường 2 đang tăng lên, và cũng thể hiện nỗ lực đa dạng hóa nguồn vốn huy

động của Eximbank.

Thứ năm, Eximbank đa dạng hóa sử dụng vốn, tăng cường khả năng thu hồi vốn đúng hạn

Trong danh mục tổng tài sản của EIB, hoạt động cho vay trên thị trường 1 và thị trường 2 chiếm đến hơn 70% tổng tài sản và vẫn là hoạt động chủ yếu của ngân hàng.

Biểu đồ 2.10: Tỷ lệ cho vay trên thị trường 1 và thị trường 2/tổng tài sản qua các năm của Eximbank

(Nguồn: BCTC của Eximbank)

Tỷ trọng cho vay trên thị trường 1 trong cơ cấu tài sản đang có xu hướng giảm trong khi tỷ trọng cho vay trên thị trường 2 có xu hướng tăng từ năm 2009 đến nay. Trong điều kiện thanh khoản của các ngân hàng nhỏ vẫn còn gặp khó khăn, lãi suất trên thị trường giảm mạnh, với cơ cấu cho vay trên thị trường 2 quá lớn so với các ngân hàng khác trong cùng ngành, EIB có thể gặp rủi ro trong thanh khoản. Vì vậy ngân hàng cần phải có chính sách hợp lý nhằm kiểm soát tốt các khoản vay, hạn chế rủi ro tín dụng.

Biểu đồ 2.11: So sánh tỷ lệ cho vay khách hàng (TT1)/tổng tài sản của một số NHTM thời điểm 30/6/2012

(Nguồn: BCTC của một số ngân hàng)

So với một số các NHTM khác, tỷ lệ cho vay/Tổng tài sản của EIB ở mức thấp, cho thấy thanh khoản của ngân hàng vẫn được đảm bảo. Tuy nhiên, các tài sản đảm bảo cho các khoản cho vay của EIB có tính lỏng thấp chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng tài sản (bất động sản và động sản chiếm 88%). Do đó, trong điều kiện nền kinh tế vẫn còn gặp khó khăn, ngân hàng phải có chính sách kiểm soát tốt rủi ro, đảm bảo thanh khoản.

Biểu đồ 2.12: Cơ cấu cho vay theo kỳ hạn của Eximbank

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt nam (Eximbank) (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w