Mô hình tổ chức

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt nam (Eximbank) (Trang 60)

Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức ngân hàng EXIMBANK

Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Ngân hàng bao gồm tất cả các cổ đông có tên trong danh sách đăng ký cổ đông.

Hội đồng quản trị: là cơ quan quản trị Ngân hàng, có toàn quyền nhân danh Ngân hàng để quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Ngân hàng, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị theo điều lệ Eximbank ít nhất 03 người và nhiều nhất 11 thành viên. Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị là 05 năm và có thể được bầu lại. Hiện nay, Hội đồng quản trị gồm 11 thành viên.

Ban kiểm soát: Ban Kiểm soát do Đại hội đồng Cổ đông bầu ra, là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành của Ngân hàng. Hiện nay, Ban kiểm soát gồm 3 thành viên.

Tổng Giám đốc: Tổng Giám đốc là người chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, trước pháp luật về việc điều hành hoạt động hàng ngày của Ngân hàng. Nhiệm kỳ của Tổng Giám đốc là 05 năm và có thể được bổ nhiệm lại. Giúp việc cho Tổng Giám đốc có các Phó Tổng Giám đốc.

Các bộ phận nghiệp vụ: trên cơ sở các chức năng nhiệm vụ được quy định tại Quy chế tổ chức điều hành, Eximbank có 08 khối và 25 phòng ban nghiệp vụ/trung tâm chịu sự quản lý trực tiếp của Tổng giám đốc. Mỗi khối và phòng nghiệp vụ được ủy quyền một số công việc chức năng cụ thể, tạo nên một bộ máy hoạt động thông suốt trong toàn hệ thống ngân hàng.

Các chi nhánh và phòng giao dịch: Các chi nhánh là đơn vị phụ thuộc ngân hàng hoạt động theo phân cấp, ủy quyền của Tổng Giám đốc phù hợp với điều lệ và qui định của pháp luật. Mỗi chi nhánh có bảng cân đối tài khoản riêng, phải tự cân đối thu nhập, chi phí và có lãi nội bộ sau khi tính đủ các khoản chi phí và lãi điều hòa vốn. Dưới chi nhánh là các phòng giao dịch. Phòng giao dịch là đơn vị hạch toán báo sổ và có con dấu riêng, được phép thực hiện một phần các nội dung hoạt động của Chi nhánh theo sự ủy quyền của Giám đốc chi nhánh.

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh và các kết quả đạt được.

Trong thời gian vừa qua, tình hình kinh tế vĩ mô, môi trường kinh doanh còn nhiều bất ổn, tuy vậy, toàn hệ thống Eximbank đã từng bước vượt qua khó khăn hoàn thành các chỉ tiêu đề ra. Eximbank đã trải qua chặng đường phát triển từ một ngân hàng trung bình

đến ngân hàng vững mạnh và nay đã trở thành một ngân hàng lớn.  Quy mô vốn và tài sản

Trong những năm qua, Eximbank đã có những bước tiến đáng kể trong tăng trưởng tổng tài sản và vốn chủ sở hữu.

Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản của Eximbank giai đoạn từ năm 2009 – 30/6/2012

(Nguồn: BCTC của Eximbank)

Biểu đồ 2.2: So sánh tổng tài sản của Eximbank với một số ngân hàng thời điểm 30/6/2012 (Đvt: nghìn tỷ đồng)

Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản biến động liên tục qua các năm và bình quân từ năm 2009 đến nay đạt 44%. Đặc biệt năm 2011 và Quý 2/2012, tốc độ tăng trưởng tổng tài sản sụt giảm mạnh do khủng hoảng nền kinh tế tác động. Trong năm 2011, các giao dịch liên quan đến công cụ tài chính phái sinh và các tài sản tài chính khác của EIB đều đến hạn khiến cho khoản mục này năm 2011 giảm 100% so với năm 2010. Mặt khác, trong năm 2011 EIB cũng cơ cấu lại danh mục các khoản góp vốn đầu tư dài hạn, giảm 28% so với năm 2010. So với các ngân hàng đang niêm yết, tổng tài sản của EIB ở mức trung bình, đứng thứ 5/9 ngân hàng so sánh.

Biểu đồ 2.3: Tốc độ tăng trưởng Vốn chủ sở hữu của Eximmbank giai đoạn từ năm 2009 – 30/6/2012

(Nguồn: BCTC của Eximbank)

Tăng trưởng vốn chủ sở hữu có xu hướng giảm. Nguyên nhân vốn chủ sở hữu giảm chủ yếu do ngân hàng sử dụng thặng dư vốn cổ phần của EIB để tăng vốn điều lệ và trả cổ tức cho cổ đông, giảm từ 5.292 tỷ đồng năm 2008 xuống 156 tỷ đồng tại Quý 2/2012. Mặc dù tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu có xu hướng giảm nhưng vốn điều lệ của EIB liên tục được bổ sung qua các năm, từ 7.220 tỷ đồng năm 2008 lên 12.355 tỷ đồng tại 30/6/2012. So với một số ngân hàng, vốn chủ sở hữu của EIB hiện đứng thứ 4, sau 3 ngân hàng thương mại Nhà nước

Biểu đồ 2.4: So sánh Vốn chủ sở hữu của Eximbank với một số ngân hàng thời điểm 30/6/2012 (Đvt: nghìn tỷ đồng)

(Nguồn: BCTC của các ngân hàng)

Hoạt động huy động vốn:

Nền kinh tế Việt Nam và diễn biến thị trường trong năm qua có nhiều thách thức đối với hoạt động huy động vốn của các ngân hàng thương mại. Yếu tố thị trường với nhiều khó khăn như: lạm phát ở mức cao, lượng cung tiền hạn chế, các chính sách hạn chế huy động vốn bằng vàng của NHNN Việt Nam.

Năm 2009, lãi suất cơ bản đã tăng lên 8% để các ngân hàng có cơ hội tăng thêm lãi suất huy động lên đến 10,49% được xem là mức cao nhất được khuyến cáo bởi Ngân hàng Nhà nước, tổng nguồn vốn huy động của Eximbank đạt 46.989 tỷ đồng.

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của Eximbank giai đoạn 2009-2011 Chỉ tiêu Năm So sánh 2011 2010 2009 2011/2010 2010/2009 Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Số tiền (tỷ đồng) Tỷ lệ (%)

Phân loại theo khách hàng

Khách hàng doanh nghiệp 18.172 25,0% 25.351 35,9% 14.209 30,2% -7,179 -28% 11.142 78% Khách hàng cá nhân 54.605 75,0% 45.354 64,1% 32.780 69,8% 9,251 20% 12.574 38%

Tổng cộng 72.777 100% 70,705 100% 46.989 100% 2,072 3% 23.716 50%

Phân loại theo thời gian

Ngắn hạn 49.575 68,1% 38.477 54,4% 41.001 87,3% 11,098 29% -2.524 -6% Trung và dài hạn 23.202 31,9% 32.228 45,6% 5.988 12,7% -9,026 -28% 26.240 438%

Tổng cộng 72.777 100% 70705 100% 46,989 100% 2,072 3% 23.716 50%

Trong tình trạng chung đó, hoạt động huy động vốn của Eximbank đã đạt được những kết quả vượt bậc. Năm 2010, tổng nguồn vốn huy động của Eximbank đạt 70.705 tỷ đồng, đạt mức tăng trưởng cao đến 50%. Huy động vốn từ các tổ chức kinh tế đạt 25.351 tỷ đồng, tăng 11.142 tỷ đồng so với năm 2009 (tương ứng tỷ lệ tăng 78%) đưa huy động vốn từ tổ chức kinh tế từ 30% năm 2009 lên 36% tổng vốn huy động toàn hệ thống. Huy động vốn từ khách hàng cá nhân đạt 45.354 tỷ đồng, tăng 12.574 tỷ đồng (tương ứng tỷ lệ tăng 38%) so với năm 2009. Sở dĩ đạt kết quả như vậy là do Eximbank đã triển khai nhiều sản phẩm huy động mới nhằm đáp ứng nhu cầu ngày một đa dạng của khách hàng, không ngừng cải tiến các sản phẩm và dịch vụ hiện có song song với việc tổ chức các chương trình chăm sóc khách hàng, chương trình khuyến mại với nhiều lợi ích thiết thực.

Bên cạnh đó, số tiền huy động trung và dài hạn năm 2010 cũng tăng rất cao, từ 5.988 tỷ đồng năm 2009 lên 32.228 tỷ đồng năm 2010, mức tăng 438%, đưa cơ cấu huy động vốn trung – dài hạn tăng từ 12% năm 2009 lên 45,6% tổng vốn huy động toàn hệ thống. Cùng với đó là sự sụt giảm nhẹ trong huy động vốn ngắn hạn, giảm 2.524 tỷ đồng tương ứng 6% so với năm trước đó.

Tổng nguồn vốn huy động đối với khách hàng cá nhân và doanh nghiệp trong năm 2011 đạt 72.777 tỷ đồng, tăng 3% so với năm 2010, trong đó, huy động vốn từ khách hàng cá nhân đạt 54.605 tỷ đồng, tăng 9.251 tỷ đồng (tương ứng tỷ lệ tăng 20%) so với năm 2010.

Hoạt động tín dụng:

Năm 2009 Eximbank đã có cơ cấu dư nợ phân theo thời hạn: Dư nợ ngắn hạn đã chiếm phần lớn trong tổng dư nợ là 27.393 tỷ đồng tương đương 71,37% tổng dư nợ. Và khách hàng là tổ chức kinh tế vẫn là chủ yếu chiếm 69,03% tổng dư nợ tương đương 26.495 tỷ đồng.

Bảng 2.2: Tình hình chất lượng tín dụng tại Eximbank giai đoạn 2009-2011 Đvt: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 2011 2010 2009 2011/2010 2010/2009 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ tệ (%) tiềnSố Tỷ tệ (%)

Phân loại theo khách hàng

Khách hàng tổ chức 55.681 74,6% 40.183 64,5% 26.495 69,03% 15.498 38,6% 13.688 51,7% Khách hàng cá nhân 18.983 25,4% 22.163 35,5% 11.887 30,97% -3.180 -14,4% 10.276 86,4%

Tổng cộng 74.663 100% 62.346 100% 38.382 100% 12.317 19,8% 23.964 62,4%

Phân loại theo thời gian

Ngắn hạn 50.627 67,8% 41.493 66,6% 27.393 71,37% 9.134 22,0% 14.100 51,5% Trung và dài hạn 24.036 32,2% 20.853 33,4% 10.989 28,63% 3.183 15,3% 9.864 89,8%

Tổng cộng 74.663 100% 62.346 100% 38.382 100% 12.317 19,8% 23.964 62,4%

Phân loại theo chất lượng nợ

Nợ đủ tiêu chuẩn 72.422 97,0% 61.219 98,2% 37.447 97,56% 11.203 18,3% 23.773 63,5% Nợ cần chú ý 1.038 1,4% 241 0,4% 231 0,60% 797 331,1% 10 4,2% Nợ dưới tiêu chuẩn 414 0,6% 295 0,5% 55 0,14% 119 40,2% 240 438,8% Nợ nghi ngờ 353 0,5% 163 0,3% 174 0,45% 191 117,0% -12 -6,7% Nợ có khả năng mất vốn 436 0,6% 427 0,7% 475 1,24% 8 1,9% -47 -10,0%

Tổng cộng 74.663 100% 62.346 100% 38.382 100% 12.318 19,8% 23.964 62,4%

Năm 2010 là năm phát triển tín dụng khá nóng của Eximbank, với mức tăng dư nợ là 23.964 tỷ đồng, tương ứng 62,4%. Cùng với mức tăng của tổng dư nợ, nợ xấu và nợ quá hạn cũng tăng. Nợ xấu tăng từ 704 tỷ năm 2009 lên 886 tỷ vào năm 2010, tương ứng mức tăng và tỷ lệ tăng là 182 tỷ và 25,8%. Nợ quá hạn tăng từ 935 tỷ lên 1126 tỷ, tương ứng mức tăng 191 tỷ và tỷ lệ tăng 20,5%. Đặc biệt là nợ dưới tiêu chuẩn với mức tăng lên gấp hơn 4 lần. Tuy nhiên, do tổng dư nợ tăng trưởng cao nên tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn so tổng dư nợ đều giảm so với năm 2009. Cụ thể, tỷ lệ nợ xấu giảm từ 1,84% năm 2009 xuống còn 1,42% năm 2010, tỷ lệ nợ quá hạn giảm từ 2,44% xuống 1,81%, đều nhỏ hơn tỷ lệ quy định của Ngân hàng Nhà nước (3%). Nợ quá hạn phát sinh tập trung chủ yếu ở Hội sở chính và Chi nhánh Hà Nội. Khủng hoảng kinh tế đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính, ảnh hưởng đến việc thực hiện các cam kết trả nợ với Ngân hàng.

Tổng dư nợ của Eximbank năm 2011 là 74.663 tỷ đồng tăng 12.318 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ tăng 19,8% so với năm 2010. Ngay từ đầu năm 2011, Ngân hàng Nhà nước đã áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt thông qua việc quy định tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng dưới 20%, tỷ lệ cho vay phi sản xuất là 16%. Vì vậy, để thực hiện đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước, Eximbank đã chủ động cơ cấu danh mục tín dụng theo hướng ưu tiên tập trung đối với lĩnh vực sản xuất, đặc biệt là đối với hoạt động xuất khẩu, hạn chế tối đa vốn tín dụng đối với lĩnh vực phi sản xuất, đầu tư kinh doanh chứng khoán (tỷ trọng 1,32%), kinh doanh bất động sản (tỷ trọng 7,14%) và cho vay tiêu dùng. Eximbank đã kiểm soát tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng ở mức tăng 19,8% so với năm 2010 để phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước, trong đó tỷ lệ dư nợ đối với phi sản xuất là 11,32%.

Năm 2011, Eximbank tiếp tục thực hiện hàng loạt các biện pháp mạnh, kiên quyết và liên tục nhằm kiểm soát chất lượng tín dụng, trong đó, các biện pháp đôn đốc thu hồi nợ đến hạn, tập trung xử lý các khoản nợ xấu phát sinh, tái đánh giá chất lượng các khoản vay,… được Eximbank đặc biệt quan tâm. Với những nỗ lực đó, tính đến thời điểm 31/12/2011, tỷ lệ nợ xấu của Eximbank chiếm 1,61% tổng dư nợ, mặc dù

tăng so với năm 2010 nhưng vẫn nằm trong tỷ lệ an toàn mà Ngân hàng Nhà nước cho phép (nhỏ hơn 3%). Nhìn chung về mặt số tiền thì nợ quá hạn và nợ xấu của Eximbank có chiều hướng gia tăng qua từng năm trong giai đoạn 2009-2011, tuy nhiên, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu trong tổng dư nợ vẫn được đảm bảo.

Tình hình kết quả kinh doanh

Bảng 2.3: Tình hình kết quả kinh doanh của Eximbank giai đoạn 2009-2011

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Eximbank các năm 2009, 2010, 2011)

Qua số liệu trong bảng ta thấy, giai đoạn 2009-2011, Eximbank duy trì được tốc độ tăng trưởng lợi nhuận cao dần qua các năm. Năm 2010 lợi nhuận trước thuế đạt 1.533 tỷ đồng, có mức tăng 55,1%, lợi nhuận sau thuế đạt 1.133 tỷ đồng, tăng 682 tỷ, tương ứng 60,2% so với năm trước đó.

Môi trường kinh doanh năm 2011 gặp khá nhiều khó khăn nhưng nhờ sự vận dụng một cách linh hoạt và khéo léo các biện pháp nghiệp vụ thích hợp, Eximbank đã tận dụng tốt các cơ hội đem lại lợi nhuận với kết quả lợi nhuận trước thuế đạt 4.056 tỷ đồng, tăng 71% so với năm 2010, đạt 135% kế hoạch. Với mức lợi nhuận trên, các chỉ số tài chính của Eximbank đã được cải thiện đáng kể. Tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu tăng liên tục và đạt mức 20,39% năm 2011. Tỷ suất lợi nhuận/tổng tài sản ổn định ở mức 1,9%.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt nam (Eximbank) (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w