Hoàn thiện môi trường pháp lý

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt nam (Eximbank) (Trang 110)

Hội nhập quốc tế đã mở ra cơ hội để ngành Ngân hàng trao đổi, hợp tác, tiếp cận các luồng vốn và trợ giúp kỹ thuật quốc tế cho ngân hàng Việt Nam, góp phần làm cho quản trị của hệ thống ngân hàng Việt Nam phù hợp hơn với trình độ và chuẩn mực quốc tế. Song, quản trị ngân hàng cần đứng trên giác độ tổng thể từ quản trị mục tiêu - chiến lược đến tổ chức - hoạt động và đặc biệt là quản trị rủi ro mới mang lại sự an

toàn cho NHTM. Để tạo một sự thay đổi có tính chiến lược về quản trị ngân hàng, một Bộ Luật rành rẽ là cần thiết.

Về lâu dài, NHNN cần hướng tới việc thiết lập các tiêu chuẩn pháp định về tính thanh khoản, xây dựng lộ trình thực hiện một cách phù hợp các tiêu chuẩn pháp định này để giúp các ngân hàng có thể ổn định và vững chãi kể cả trong các thời điểm xấu kéo dài.

Bên cạnh những nỗ lực của các NHTM, Chính phủ và NHNN cần phải tích cực hỗ trợ các NHTM để đảm bảo khả năng thanh khoản. Thông qua việc xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý đồng bộ, chặt chẽ nhưng linh hoạt, đảm bảo sự ổn định và hiệu quả cao trong hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Đây chính là tiền đề cơ sở để thực hiện tốt bài học kinh nghiệm, đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn và hiệu quả. Để hoàn thiện khung pháp lý, học viên đưa ra một số kiến nghị Chính phủ và NHNN những vấn đề sau:

Khi ban hành các văn bản pháp luật, các văn bản hướng dẫn thi hành luật hoặc các quy chế nghiệp vụ, Chính phủ và NHNN cần xem xét và quan tâm đến tính khả thi, sự phù hợp với thông lệ quốc tế và đảm bảo đáp ứng các yêu cầu, cam kết quốc tế. Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động NHTM cần thực hiện đồng bộ với việc ban hành các văn bản điều chỉnh hoạt động kinh doanh dưới sự quản lý của các Bộ, ngành khác.

Chính phủ và NHNN cần nghiên cứu và sớm ban hành các văn bản điều chỉnh hoạt động ngân hàng phù hợp với thời kỳ hội nhập. NHNN cần luôn bám sát quá trình hội nhập, tiến hành rà soát các văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành, đối chiếu với diễn biến thực tế trên thị trường và với các cam kết của Việt Nam để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp các quy định về thanh khoản.

Chính phủ và NHNN cần xây dựng và bổ sung các văn bản pháp lý liên quan đến việc phát triển các dịch vụ ngân hàng mới, các công cụ tài chính phái sinh. Các văn bản liên quan đến việc phát triển dịch vụ của các NHTM Việt Nam ra thị trường nước ngoài. Xây dựng cơ chế giám sát đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng khi mở rộng và phát triển ra các nước trong khu vực và trên thế giới.

năng lực cạnh tranh của các NHTM trong nước, nếu môi trường tốt sẽ tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động cạnh tranh, ngược lại sẽ kìm hãm năng lực cạnh tranh của mỗi ngân hàng. Vì vây, Chính phủ cần sớm hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động cạnh tranh thông qua bổ sung các văn bản hướng dẫn cụ thể Luật cạnh tranh áp dụng trong lĩnh vực tài chính tiền tệ.

3.3.2.Tăng cường công tác thanh tra, kiểm soát

Trong thời gian qua, cơ chế giám sát rủi ro của NHNN đã có nhiều đổi mới, đã đưa được ra các quy định về an toàn hoạt động ngân hàng phù hợp với thông lệ quốc tế, … tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề yếu kém. Vì vậy, thời gian tới NHNN cần tiếp tục thực hiện công tác đổi mới, hoàn thiện cơ chế giám sát và tăng cường công tác giám sát ngân hàng. Theo đó, NHNN cần thực hiện một số công việc sau:

+ Hoàn thiện cơ cấu chức năng nhiệm vụ của cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng, đảm bảo thực hiện đầy đủ bốn khâu: cấp phép- ban hành quy chế- thực hiện giám sát- xử phạt và thu hồi giấy phép.

+ Hoàn thiện các cơ chế an toàn và các biện pháp thận trọng trong lĩnh vực ngân hàng, đổi mới phương thức giám sát ngân hàng,đổi mới nội dung, phương pháp và quy trình thanh tra.

+ Nâng cao trình độ cán bộ và đạo đức nghề nghiệp của các bộ thanh tra ngân hàng. Chú trọng nâng cao trình độ nghiệp vụ của thanh tra viên. Xử lý nghiêm những vi phạm đạo đức nghề nghiệp đồng thời có chế độ đãi ngộ phù hợp cho những thanh tra viên có năng lực, trình độ và có thành tích.

+ Tăng cường hơn nữa hiệu quả công tác giám sát từ xa của NHNN đối với các NHTM Cần thiết phải xem Quản trị RRTK là một ưu tiên hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng bằng cách nâng cao năng lực quản trị của ban điều hành, nâng cao năng lực hoạch địch và dự báo để có kế hoạch chủ động đối phó kịp thời.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt nam (Eximbank) (Trang 110)