Nhóm giải pháp về nhận biết, đo lường và theo dõi RRTK

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt nam (Eximbank) (Trang 102)

3.2.3.1.Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện và triển khai các thử nghiệm khả năng chi trả và phân tích tình huống.

Eximbank nên tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện và triển khai xây dựng các kịch bản theo các nhóm kịch bản sau sao cho phù hợp nhất với mục tiêu của NH

o Nhóm các kịch bản chuẩn: dựa vào các sự kiện vô cùng trầm trọng trong lịch sử, tại Việt Nam hoặc trên thế giới. Nhóm kịch bản này hướng về quá khứ và chỉ tính đến các yếu tố rủi ro trong hiện tại

o Nhóm các kịch bản đặc biệt: hướng đến các tình huống cụ thể trên các thị trường, theo từng nhóm khách hàng và sản phẩm. Đây là nhóm kịch bản kết hợp nhìn về quá khứ và tương lai và có tính đến các yếu tố rủi ro cụ thể trong những tình huống

căng thẳng.

o Nhóm các kịch bản kinh tế vĩ mô: liên quan đến các cú sốc của nền kinh tế và được hiệu chỉnh theo vị trí của ngân hàng trên thị trường. Đây là các kịch bản hướng tới tương lai và thường tính đến sự biến động, xuất hiện của các yếu tố rủi ro dưới sự tác động của các biến kinh tế vĩ mô.

o Nhóm các kịch bản “ngoài quy chuẩn: các kịch bản này không có hoặc ít có liên quan tới các sự kiện trong quá khứ và mang tính định hướng tương lai. Các kịch bản này liên quan tới các thử nghiệm ngược chiều, có nghĩa là đánh giá khả năng xảy ra của một kịch bản trong đó ngân hàng gặp rủi ro.

Eximbank nên hướng đến việc xây dựng các kịch bản bao gồm cả bốn nhóm kịch bản trên, nhưng trong tương lai gần nên hoàn thiện hệ thống các kịch bản gồm các kịch bản chuẩn, các kịch bản đặc biệt và đặc biệt là các nhóm kịch bản kinh tế vĩ mô. Việc định hướng mục tiêu, phê chuẩn các lựa chọn về kịch bản cũng như việc bàn bạc, đánh giá kết quả các cuộc thử nghiệm và đưa ra các biện pháp cần được thực hiện dưới sự giám sát của ALCO và có sự tham gia trực tiếp của ban điều hành, giám đốc các chi nhánh lớn và trưởng phòng nguồn vốn.

Các cuộc thử nghiệm khả năng chi trả này cần cho thấy được tác động của các tình hình căng thẳng dự tính lên : (1) các dòng tiền, (2) vùng đệm thanh khoản, (3) lợi nhuận và (4) khả năng thanh toán của Eximbank

Thiết lập hệ thống cảnh báo sớm về rủi ro thiếu hụt tạm thời chi trả và các biện pháp xử lý: ngoài việc cảnh báo thông qua các tỷ lệ đảm bảo thanh toán cần thiết lập các cảnh báo đối với các tỷ lệ đảm bảo an toàn khác. Cần chú ý là các quy trình, cảnh báo này không ngăn chặn được một cuộc khủng hoảng thanh khoản, song nó có thể là chỉ báo sớm của nhiều rủi ro.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt nam (Eximbank) (Trang 102)