Đo lường RRTK

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt nam (Eximbank) (Trang 36)

Công việc lượng hóa RRTK một cách chính xác là một thử thách lớn với các nhà quản trị. Tuy vậy, dựa vào một số các giả thuyết, các nhà quản trị có thể ước lượng gần đúng mức độ rủi ro tại thời điểm nhất định bằng nhiều công cụ khác nhau. Trong số đó, NH có thể lựa chọn một hoặc một nhóm các phương pháp sau :

Phương pháp tiếp cận nguồn vốn và sử dụng vốn:

Thực chất của phương pháp này là đo lường cung cầu thanh khoản, trong đó phần chủ yếu của cung cầu thanh khoản là tiền gửi và cho vay nên phương pháp này tập trung vào đo lường những thay đổi dự tính trong tiền gửi và cho vay của ngân hàng. Các bước chính trong phương pháp này gồm:

Bước 1: Ước lượng nhu cầu vay vốn và gửi tiền trong kì kế hoạch thông qua

phương pháp xây dựng các mô hình dự báo hoặc xây dựng đường xu hướng.

Việc xây dựng các mô hình dự báo được thực hiện qua việc áp dụng các mô hình kinh tế lượng. Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn và gửi tiền của khách hàng được xác định, từ đó lập ra hàm tổng cho vay và hàm tổng tiền gửi. F(cho vay) = f(tăng trưởng, thu nhập DN, cung tiền, lãi suất cho vay, lạm phát…) F(tiền gửi)= f(thu nhập dân cư, mức bán lẻ, cung tiền, lãi suất tiền gửi, lạm phát…)

Việc xây dựng đường xu hướng được thực hiện qua việc đánh giá sự tăng trưởng của tiền gửi và cho vay thành 3 bộ phận chính là:

+ Phần xu hướng: mức tăng theo tốc độ tăng trưởng trong dài hạn, được tính bằng việc thu thập số liệu thực tế trong nhiều năm và chạy mô hình kinh tế lượng để có được hàm tăng trưởng bình quân hàng năm.

yếu tố mùa vụ tại những thời điểm nhất định, được tính bằng việc thu thập số liệu trong quá khứ và giả định tốc độ tăng kì kế hoạch bằng tốc độ tăng kì trước đó.

+ Phần chu kì: mức chênh lệch giữa thực tế và dự báo, được tính bằng chênh lệch giữa dự tính bằng xu hướng và mùa vụ của kì trước với thực tế tiền gửi, cho vay của kì đó.

 Tổng TG, CV dự tính trong tháng (hoặc kì kế hoạch)= TG, CV thực tế tháng trước (kì trước)+ phần xu hướng + phần mùa vụ + phần chu kì.

Bước 2: Tính toán các thay đổi dự tính trong kì kế hoạch: Theo phương pháp sử dụng mô hình dự báo:

Δ(cho vay) = f(% GDP, thu nhập DN, MS, i, π…)

Δ(tiền gửi) = f(% GDP per capita,mức bán lẻ, MS, i, π…)

Theo phương pháp đường xu hướng: Δ(TG, CV) = Tổng TG, CV dự tính trong tháng (hoặc kì kế hoạch)- Tổng TG, CV trong tháng trước (hoặc kì trước)

Bước 3: Xác định trạng thái thanh khoản ròng của ngân hàng trong kì kế

hoạch :

Khe hở thanh khoản = Nguồn cung TK - Nhu cầu TK = Δ(tiền gửi) - Δ(cho vay)

 Khe hở thanh khoản > 0 => ngân hàng thăng dư thanh khoản  Khe hở thanh khoản < 0 => ngân hàng thâm hụt thanh khoản.

 Khe hở thanh khoản = 0 => ngân hàng có trạng thái thanh khoản lí tưởng, tuy nhiên đây là trường hợp hiếm khi xảy ra trên thực tế.

Phươngpháp tiếp cận cấu trúc nguồn vốn

Đối với phương pháp này, các nhà quản lý không quan tâm đến các nguồn cung thanh khoản mà chỉ quan tâm đến nhu cầu thanh khoản, tức là thực thiện ước lượng dự trữ thanh khoản kì kế hoạch cho hai nhu cầu chính là hoàn trả các khoản tiền gửi, tiền vay và giải ngân cho các khoản tín dụng. Trong đó, nguồn vốn được chia thành các nhóm dựa trên khả năng bị rút ra khỏi ngân hàng với mức dự trữ thanh khoản được tính cho từng nhóm theo tỉ lệ dự trữ khác nhau. Các bước cụ thể bao gồm:

Bước 1: Dựa vào xác suất bị rút khỏi ngân hàng mà nguồn vốn tiền gửi,phi

tiền gửi thường được chia thành ba nhóm gồm:

Nhóm nguồn vốn nóng gồm các khoản tiền gửi, tiền vay rất nhạy cảm với lãi suất hoặc được dự tính chắc chắn sẽ bị rút khỏi NH trong kỳ kế hoạch.

Nhóm nguồn vốn kém ổn định gồm các khoản tiền gửi, tiền vay của NH mà một phần đáng kể (25%-30%) được dự tính sẽ bị rút trong kì kế hoạch.

Nhóm nguồn vốn ổn định gồm các khoản tiền gửi, tiền vay của NH được tin tưởng chắc chắn, ngoài một bộ phận không đáng kể, sẽ ít có khả năng bị rút ra trong kì.

Bước 2: Xác định dự trữ thanh khoản với mỗi nhóm nguồn vốn. Yêu cầu dự trữ thanh khoản đối với mỗi nhóm vốn được tính dựa vào tỉ lệ dự trữ thanh khoản của từng nhóm. Tỉ lệ dữ trữ này được xác định tỉ lệ nghịch với mức độ ổn định của nguồn vốn, thường ở mức 90%-95% nguồn vốn nóng còn lại sau khi trích DTBB, 30% nguồn vốn kém ổn định sau khi trích DTBB và 15% nguồn vốn ổn định sau khi trích DTBB.

Bước 3: Cầu thanh khoản cho tiền gửi của khách hàng và tiền vay của ngân hàng được tính bằng tổng yêu cầu thanh khoản của các nhóm nguồn vốn trên.

Dự trữ thanh khoản cho tiền gửi, tiền vay = 95% (vốn nóng- DTBB) + 30% (vốn kém ổn định - DTBB) + 15% (vốn ổn định - TDBB)

Bước 4: Ngân hàng, ngoài đáp ứng nhu cầu rút tiền gửi và thanh toán tiền vay,

còn phải đảm bảo luôn có đủ thanh khoản để có thể mở rộng hoạt động tín dụng một cách tối đa đối với các khoản vay có đủ chất lượng.

Dự trữ thanh khoản cho các khoản tín dụng chất lượng = 100% (quy mô cho vay tối đa – tổng dư nợ hiện tại)

Bước 5:Tổng dự trữ thanh khoản của ngân hàng là tổng của dự trữ thanh

khoản cần cho tiền gửi, tiền vay và dự trữ thanh khoản cho các khoản tín dụng chất lượng cao.

Tổng dữ trữ thanh khoản = Dự trữ thanh khoản cho tiền gửi, tiền vay + Dự trữ thanh khoản cho các khoản tín dụng chất lượng

Từ đó, ngân hàng lập kế hoạch tìm kiếm và phân bổ hợp lý các nguồn cung thanh khoản để đáp ứng nhu cầu dự trữ thanh khoản được dự tính trong kì kế hoạch.

Phương pháp xác định xác suất mỗi tình huống:

Phương pháp này được thực hiện theo trình tự hai bước:

Bước 1: Ngân hàng dự đoán khả năng xảy ra của mỗi trạng thái thanh khoản theo ba cấp độ:

 Khả năng xấu nhất khi: tiền gửi xuống thấp dưới mức dự kiến hoặc tiền vay lên cao trên mức dự kiến.

 Khả năng tốt nhất khi: tiền gửi lên cao trên mức dự kiến hoặc tiền vay xuống thấp dưới mức dự kiến.

 Khả năng thực tế: nằm ở cấp độ nào đó giữa hai cấp độ trên. Bước 2: Xác định nhu cầu thanh khoản theo công thức:

n

Trạng thái thanh khoản dự kiến = ∑ PixSDi i=1

Trong đó: Pi: Xác suất tương ứng với một trong ba khả năng.

SDi: Thặng dư hay thâm hụt thanh khoản theo mỗi khả năng.

Phương pháp tiếp cận chỉ số thanh khoản

Việc sử dụng các chỉ số tài chính cũng là một các để ước tính yêu cầu thanh khoản dựa trên kinh nghiệm và mức bình quân ngành. Mỗi chỉ số thể hiện một khía cạnh về năng lực thanh khoản của ngân hàng:

Các chỉ số thanh khoản có thể được sử dụng bao gồm:

Chỉ số về trạng thái tiền mặt =

Trong bảng cân đối của NH, ngân quỹ bao gồm tiền mặt, tiền gửi tại NHTW và tiền gửi tại các TCTD khác. Đây là phần tài sản có tính thanh khoản cao nhằm đáp ứng hoàn hảo nhu cầu thanh khoản của NH. Tỉ lệ ngân quỹ trong TTS phản ánh

mức độ sẵn sàng chi trả, tỷ số này càng cao, NH càng ít có nguy cơ gặp RRTK.

Chỉ số về chứng khoán thanh khoản =

Chứng khoản chính phủ có tính thanh khoản cao, đặc biệt là các trái phiếu chính phủ được coi là không nhạy cảm với lãi suất thị trường, dễ dàng bán hoặc đem đi chiết khấu để thu tiền về đảm bảo nhu cầu chi trả, giải ngân trong tình huống xấu. Do đó, tỉ lệ tài sản này trên TTS càng cao càng có lợi cho thanh khoản của ngân hàng.

Chỉ số năng lực cho vay =

Các khoản cho vay và cho thuê khách hàng là phần tài sản kém tính thanh khoản nhất. Tỉ lệ phần tài sản này trong TTS càng lớn thì có nghĩa là NH nắm giữ càng nhiều tài sản kém thanh khoản do đo tính thanh khoản của NH cũng giảm tương ứng.

Chỉ số cam kết tín dụng/Tổng tài sản =

Do cam kết tín dụng là các khoản tín dụng ngân hàng phải thực hiện trong tương lai nên chỉ số này càng cao có nghĩa là nhu cầu tiền mặt để giải ngân cho các khoản này sẽ tăng cao khiến rủi ro thanh khoản của ngân hàng càng lớn

Chỉ số tín dụng/tiền gửi =

Chỉ số này càng cao hàm ý ngân hàng dựa vào vốn ngắn hạn để cấp tín dụng nhiều hơn là vốn dài hạn do đó tính thanh khoản ngày càng kém.

Tiền nóng là loại tài sản nhạy cảm với lãi suất, bên tài sản có bao gồm tiền mặt, chứng khoán chính phủ ngăn hạn,cho vay LNH và các hợp đồng mua lại (Repos), còn bên tài sản nợ là các chứng chỉ tiền gửi lớn, vay LNH, các hợp đồng mua lại…Tỉ lệ này thể hiện trạng thái tương quan giữa tài sản và vốn của NH trên TTTT, Chỉ số cao chứng tỏ NH có đủ tài sản để bán được nhanh chóng đáp ứng nhu cầu rút vốn từ TTTT.

Chỉ số đầu tư ngắn hạn trên vốn nhạy cảm =

Đầu tư ngắn hạn bao gồm tền gửi ngắn hạn tại các TCTD khác, các khoản cho vay LNH, chứng khoán ngắn hạn. Vốn nhạy cảm bao gồm những khoản mục vốn rất nhạy cảm với lãi suất và rất dễ bị chuyển sang ngân hàng khác. Chỉ số này càng cao gợi ý khả năng thanh khoản của ngân hàng được củng cố.

Chỉ số về cấu trúc tiền gửi =

Tiền gửi không kì hạn rất nhạy cảm với các biến động và có bản chất không ổn định, có thể bị rút ra khỏi NH với khối lượng và thời gian không thể kiểm soát được. Ngược lại, tiền gửi có kì hạn lại rất ổn định do kì hạn rút tiền đã được định trước, việc rút tiền trước hạn có thể xảy ra nhưng với xác suất nhỏ. Do đó, khi cấu trúc tiền gửi thiên về phía tiền gửi không kì hạn hay chỉ số cấu trúc tiền gửi lớn và có xu hướng tăng thì NH kém chủ động về thanh khoản hơn nên yêu cầu về thanh khoản của NH sẽ tăng.

Chỉ số tiền gửi cơ sở =

Tiền gửi cơ sở (core deposits) thường là loại tiền gửi trong các tài khoản có quy mô nhỏ của khách hàng và ít bị rút vốn bất thường, nhu cầu thanh khoản không cao do đó đây là loại tiền gửi chủ yếu mà ngân hàng dựa vào đó để thực hiện cấp tín dụng. Tỉ lệ loại tiền gửi này càng lớn trong tổng tiền gửi giúp ngân hàng có thanh

khoản tốt.

Chỉ số thanh khoản (Liquidity index): Chỉ số này được nghiên cứu và phát triển bởi Jim Pierce để đo lường các tổn thất tiềm ẩn từ việc phải bán tài sản một cách đột ngột để có thể đảm bảo đáp ứng yêu cầu thanh khoản dựa vào việc so sánh giá bán tài sản ngay lập tức với giá trị thị trường hợp lý mà ngân hàng có thể bán tài sản trong điều kiện bình thường. Chỉ số này được diễn giải qua công thức tính: I = Σ Wi * (Pi/P*

i)

Trong đó: I: Chỉ số thanh khoản Wi: Tỷ trọng tài sản loại i; Pi : giá bán ngay, P*

i : giá thị trường hợp lý của tài sản.

Chỉ số thanh khoản giao động trong khoảng từ 0 đến 1. Tại I = 1, giá bán ngay bằng giá thị trường hợp lý của tài sản ,đồng nghĩa với khả năng thanh khoản hoàn hảo của ngân hàng. Như vậy,chỉ số thanh khoản càng gần 1 thì tổn thất từ việc giảm giá tài sản để có thể bán ngay lập tức càng ít, RRTK do đó cũng càng thấp.

Phương pháp sử dụng thang đáo hạn

Trong quá trình nghiên cứu về rủi ro thanh khoản, BIS đã xây dựng và giới thiệu phương pháp “thang đáo hạn” để đo lường và theo dõi thanh khoản NH. Thực chất, phương pháp này dựa vào việc so sánh các luồng tiền ra và vào trong mỗi ngày hoặc trong một thời kì nhất định để xác định được trạng thái thanh khoản ròng (nhu cầu tài trợ) mỗi ngày hoặc trạng thái thanh khoản ròng tích lũy cho một thời kì. Để thực hiện đo lường theo phương pháp này, ngân hàng cần sắp xếp các luồng tiền vào theo thứ tự vào thời gian đến hạn của các tài sản Có và các luồng tiền ra theo thứ tự đến hạn của các tài sản Nợ. Từ đó có thể tính toán được mức chênh lệch luồng tiền vào và luồng tiền ra của ngân hàng trong mỗi thời kì, mức chênh lệch này phản ánh nhu cầu thanh khoản của ngân hàng tại thời kì đó. Các kì hạn được sử dụng có thể là mốc 1 ngày, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng…

Ngoài ra, phương pháp này còn có thể sử dụng để dự báo trạng thái thanh khoản cho các kịch bản kinh tế khác nhau như điều kiện bình thường, điều kiện ngân hàng gặp khó khăn và điều kiện cả nền kinh tế gặp khó khăn (các ngân hàng khác trong nền kinh tế đều gặp khó khăn trong huy động vốn và chất lượng tín dụng toàn

hệ thống giảm sút ). Kết hợp phương pháp này với phân tích, dự báo tình hình kinh tế tổng thể giúp NH xây dựng những biện pháp đối phó kịp thời cho từng tình huống.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt nam (Eximbank) (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w