ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN CỦA EXIMBANK

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt nam (Eximbank) (Trang 88)

2.3.1. Những kết quả đã đạt được

tốt. Thanh khoản của ngân hàng trong thời gian qua rất khả quan do khả năng huy động vốn tốt với mức tăng trưởng vốn ổn định, đặc biệt là trong tình hình năm có nhiều ngân hàng lâm vào tình trạng thiếu thanh khoản trầm trọng, Eximbank vẫn dồi dào thanh khoản và là một trong những nhà cho vay thường xuyên trên thị trường LNH. Cụ thể các thành tựu của Eximbank trong việc triển khai QTRRTK như sau:

Cơ cấu tổ chức quản trị RRTK

Eximbank đã xây dựng được cho mình một bộ máy quản trị rủi ro nói chung và QTRRTK nói riêng với đầy đủ các cơ quan, đặc biệt là sự tham gia của cả ủy ban quản trị rủi ro và ủy ban ALCO. Eximbank đã chính thức hoàn tất Quy chế tổ chức hoạt động của bộ máy tham mưu giúp việc bao gồm cả ủy ban ALCO. Sự ra đời của Ủy ban ALCO là một trong những yếu tố quan trọng nhằm tăng cường khả năng quản lý rủi ro thanh khoản, và hướng hoạt động này theo đúng chuẩn quốc tế.

Bước đầu của quá trình quản trị RRTK, Eximbank đã hình thành nên cơ cấu quản trị rủi ro này, với các bộ phận được phân cấp từ Hội đồng quản trị xuống các Khối nghiệp vụ. Phân cấp, ủy quyền, chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của các bộ phận, cá nhân có liên quan trong việc quản lý khả năng chi trả, khả năng thanh khoản được quy định rõ ràng, thanh khoản được quản lý hàng ngày theo chiến lược của HĐQT, Ủy ban QLRR và ALCO được thông báo thông tin kịp thời về tình hình thanh khoản.

Eximbank cũng đã phân chia mô hình tổ chức thành từng khối khách hàng để quản lí cho dễ, ví dụ: Khối kinh doanh (bao gồm khối Khách hàng cá nhân, Khách hàng doanh nghiệp, Ngân quỹ - ĐTTC...) và Khối hỗ trợ và tổ chức phân tách chức năng của Hội sở và chi nhánh rõ ràng.

Nhận diện RRTK

Eximbank đã ban hành một số chỉ số hạn mức thanh khoản của Ngân hàng, từ đó có căn cứ theo dõi, nhận diện RRTK dựa trên việc đánh giá thực hiện các chỉ số này. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng xây dựng hệ thống cảnh báo sớm được thiết kế để nhận dạng các mối lo ngại về thanh khoản ngay từ giai đoạn đầu. Trong đó quy định cụ thể về trách nhiệm của các bộ phận có liên quan trong việc cảnh báo sớm, từ đó có thể kịp

thời có các hành động xoa dịu tránh diễn biến thành khủng hoảng trầm trọng hơn.

Đo lường RRTK

Eximbank đã sử dụng thang đáo hạn và đã bước đầu triển khai xây dựng các kịch bản thanh khoản nhằm chủ động kiểm tra tình hình chi trả, thanh khoản thường xuyên, liên tục và lập kế hoạch cho các biện pháp xử lý cần thiết trong trường hợp thiếu hụt thanh khoản hoặc khủng hoảng thanh khoản xảy ra.

Việc sử dụng thang đáo hạn rất phổ biến hiện nay trên thế giới, việc Eximbank học tập, và áp dụng thang đáo hạn với nhiều mức thời gian đáo hạn vào đo lường, theo dõi trạng thái thanh khoản có lợi lớn cho việc QTRRTK chủ động và kịp thời hơn. QTRRTK theo kịch bản cũng hứa hẹn tăng tính chủ động cho Eximbank trong việc đối phó với tình huống xấu.

Kiểm soát – xử lý RRTK

Eximbank đã ban hành và sửa đổi các quy định về quản trị khả năng chi trả, khả năng thanh khoản của ngân hàng sao cho phù hợp chiến lược phát triển của Ngân hàng, đồng thời đảm bảo thực hiện các quy định của NHNN và chính phủ để đảm bảo tính an toàn của NH nói chung và thanh khoản nói riêng. Eximbank đã giám sát chặt chẽ tình hình thanh khoản, đảm bảo an toàn hoạt động trong bối cảnh các NHTM chịu nhiều áp lực về thanh khoản do nguồn vốn huy động sụt giảm trong các năm qua. Eximbank ý thức được tầm quan trọng của việc bảo đảm an toàn hoạt động nên luôn duy trì các tỷ lệ này cao hơn quy định.

Eximbank đã chủ động duy trì một lượng tài sản thanh khoản gồm tiền mặt và các khoản tiền gửi tại TCTD nhằm đảm bảo thanh khoản cho ngân hàng kịp thời trong trường hợp căng thẳng.

Bên cạnh đó, Eximbank đã và đang dần tạo cho mình thương hiệu thị trường về cả huy động và tín dụng, thể hiện qua các kết quả huy động vốn, đặc biệt là nguồn vốn trung và dài hạn và tỷ lệ nợ xấu luôn được duy trì ở mức chấp nhận. Eximbank có lợi thế về huy động vốn. Các nguồn này chủ yếu vẫn có cơ sở là nguồn vốn huy động từ dân cư tương đối ổn định. Ngoài ra, MB đã thiết lập được mối quan hệ và tên tuổi tốt trên thị trường LNH tạo điều kiện cho ngân hàng có thể vay vốn trên thị trường này dễ

dàng và nhanh chóng hơn nếu cần.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt nam (Eximbank) (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w