Nội dung quản trị RRTK tại Eximbank

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt nam (Eximbank) (Trang 72)

2.2.2.1. Nhận diện RRTK

Eximbank nhận diện RRTK của Ngân hàng thông qua việc xây dựng, theo dõi các chỉ tiêu hạn mức đảm bảo thanh khoản trên cơ sở mức độ chấp nhận rủi ro của Ngân hàng, đồng thời đảm bảo tuân thủ các tỷ lệ đảm bảo an toàn hoạt động theo quy định của NHNN.

Các chỉ tiêu hạn mức đảm bảo thanh khoản theo quy định của Eximbank gồm: Tỷ lệ khả năng chi trả cho ngày hôm sau: Tỷ lệ giữa tổng TSC thanh toán ngay /tổng nợ phải trả. Tỷ lệ này là tối thiểu 15%, và bằng với quy định của NHNN;

Tỷ lệ giữa tổng TSC đến hạn thanh toán trong 7 ngày tiếp theo kể từ ngày hôm sau/tổng TSN đến hạn thanh toán trong 7 ngày tiếp theo kể từ ngày hôm sau. Thời điểm hiện tại tỷ lệ này theo quy định của Eximbank là 1, theo đúng quy định của NHNN;

Tỷ lệ sụt giảm vốn huy động toàn hệ thống:

+ Sụt giảm thanh khoản có tính chất mùa vụ là dấu hiệu khi tổng số dư vốn huy động tiền gửi trên toàn hệ thống (loại trừ yếu tố giảm giá) giảm liên tục mỗi ngày không quá 0,5%/ngày và trong 7 ngày làm việc không quá 3% tổng số dư vốn huy động tiền gửi;

+ Sụt giảm thanh khoản khẩn cấp xảy ra khi tổng số dư vốn huy động tiền gửi trên toàn hệ thống (loại trừ yếu tố giảm giá) giảm liên tục mỗi ngày trên 0,5%/ngày và trong 7 ngày làm việc quá 10% tổng số dư vốn huy động tiền gửi;

Mức độ phụ thuộc vào khách hàng lớn: < 30%/vốn huy động. Mỗi năm một lần, Ngân hàng sẽ xem xét danh sách khách hàng gửi tiền lớn nhằm mục đích xác định mức độ phụ thuộc và thực hiện chế độ chăm sóc;

Các chỉ tiêu này được ALCO thực hiện trên cơ sở đề xuất của khối Ngân quỹ - Đầu tư tài chính, Khối giám sát hoạt động, Các Khối và bộ phận liên quan khác.

Bên cạnh đó, Hệ thống cảnh báo sớm được Eximbank xây dựng nhằm phát hiện sớm việc sụt giảm khả năng chi trả đề đề ra các biệp pháp xử lý đồng thời đảm bảo tuân thủ tỷ lệ khả năng chi trả theo quy định của NHNN.

Các cấp độ cảnh báo sớm:

Cấp độ cảnh bảo

Tỷ lệ khả năng thanh toán ngay tối thiểu (TL1)

Tỷ lệ khả năng thanh toán tối thiểu trong 7 ngày tới (TL2)

Cấp độ Vàng 15,5%<TL1<16% 1,15<TL2<1,3 Cấp độ Cam 15%<TL1<15,5% 1<TL2<1,15

Cấp độ Đỏ TL1<15% TL2<1

Khối Giám sát hoạt động – phòng QLRR chịu trách nhiệm vận hành hệ thống và báo cáo hàng ngày. Kết quả báo cáo sẽ được gửi cho Khối NQ-ĐTTC (cụ thể là phòng điều hành TSC-TSN, phòng KDTT), đồng thời sẽ báo cáo cho ALCO theo định kỳ 2 tuần/lần. Trong trường hợp kết quả phản ánh mức độ thiếu hụt thanh khoản lớn hơn tỷ lệ cho phép của NHNN thì ALCO sẽ quyết định các biện pháp ứng phó để đảm bảo thanh khoản cho Ngân hàng.

2.2.2.2. Đo lường RRTK

Thứ nhất, sử dụng phương pháp thang đáo hạn đo lường RRTK

Các phòng, ban nghiệp vụ: Phòng đầu tư tài chính, Kế toán tổng hợp, Dịch vụ khách hàng, Tín dụng thực hiện đăng ký nguồn vốn dự kiến sẽ thu về và nhu cầu sử dụng vốn trong thời gian tới đối với nghiệp vụ của từng phòng, ban. Trên cơ sở số liệu đăng ký, Phòng điều hành TSC-TSN (thuộc Khối Ngân quỹ – ĐTTC) thực hiện xây dựng báo cáo cung cầu thanh khoản theo từng ngày và từng thời hạn nhất định, từ đó lượng hóa RRTK của Ngân hàng, báo cáo Tổng giám đốc, ALCO quyết định các biện pháp xử lý nhằm đảm bảo yếu tố an toàn thanh khoản.

Các báo cáo đo lường cung – cầu thanh khoản theo kỳ hạn gồm:

Một là, Báo cáo theo dõi, quản lý kỳ hạn thanh toán của TSC và kỳ hạn phải trả của TSN của từng ngày trong 30 ngày tiếp theo kể từ ngày hôm sau. TSC và TSN đến hạn thanh toán, đến hạn thực hiện tại từng ngày cụ thể được xác định căn cứ vào thời gian đến hạn quy định tại các hợp đồng tín dụng, hợp đồng tiền vay, tiền gửi và các cam kết bảo lãnh;

Hai là, báo cáo cung – cầu thanh khoản và xác định mức chênh lệch thanh khoản ròng theo các kỳ hạn: Quá hạn > 3 tháng, quá hạn đến 3 tháng, trong hạn đến 1 tháng, trong hạn từ 1->3 tháng, trong hạn từ 3-> 12 tháng, trong hạn từ 1-> 5 năm, và trong hạn >5 năm. Thời gian đáo hạn của tài sản, công nợ thể hiện thời gian còn lại của tài sản và công nợ tính từ ngày lập báo cáo đến ngày thanh toán theo quy định trong hợp đồng hoặc trong điều khoản phát hành.

Dưới đây là thang đáo hạn dạng rút gọn của tài sản và nợ của Eximbank tại ngày cuối cùng của các năm từ 2009 đến năm 2011 và của quý 2 năm 2012.

Bảng 2.4. Trạng thái thanh khoản ròng của Eximbank

Đvt: tỷ đồng. Chỉ tiêu Quá hạn trên 3 tháng Quá hạn đến 3 tháng Đến 1 tháng 1 đến 3 tháng 3 đến 12 tháng 1 đến 5 năm Trên 5 năm Tổng Tại 30/06/2012 NLP 1,540 1,991 (32,778) (10,981) 25,767 14,662 15,932 16,133 Trạng thái thanh khoản

tích lũy 1,540 3,531 (29,247) (40,228) (14,461) 201 16,133 32,266

Tại 31/12/2011

NLP 651 888 (35,169) (4,788) 23,484 14,237 17,755 17,058 Trạng thái thanh khoản

tích lũy 651 1,539 (33,630) (38,418) (14,934) (697) 17,058 34,116

Tại 31/12/2010

NLP 886 241 (10,088) (3,099) 20,179 (11,133) 17,253 14,239 Trạng thái thanh khoản

tích lũy 886 1,127 (8,961) (12,060) 8,119 (3,014) 14,239 28,479

Tại 31/12/2009

NLP 353 550 17,999 (8,669) (4,436) 5,226 2,331 13,354 Trạng thái thanh khoản

tích lũy 353 903 18,902 10,233 5,797 11,023 13,354 26,708

(Nguồn: BCTC của Eximbank)

Nhìn chung, về dài hạn, Eximbank luôn có khả năng đáp ứng chi trả tuy nhiên lại luôn phải đối đầu với RRTK trong ngắn hạn. Điều này thể hiện ở khe hở thanh khoản âm của Eximbank giữa tài sản và nợ kỳ hạn dưới 1 tháng và từ 1 đến 3 tháng. Đặc biệt là từ năm 2011 đến nay, nguy cơ rủi ro thanh khoản của Eximbank ngày càng cao, thể hiện ở sự đối lập giữa trạng thái thanh khoản tích lũy của kì hạn dưới 1 năm

tại năm 2009,2010 (thặng dư) và năm 2011, 2012 (thâm hụt).

Biểu đồ 2.5: Trạng thái thanh khoản tích lũy của Eximbank (Đvt: tỷ đồng)

Một điều đáng chú ý nữa là khe hở tài sản và nợ ở kì hạn dưới 1 tháng và kỳ hạn dưới 3 tháng ngày càng lớn. Năm 2009 chỉ tiêu này có giá trị dương thể hiện khe hở thặng dư với số tiền khá lớn. Từ năm 2010 trở đi, cho thấy đối với các tài sản và nợ kỳ hạn dưới 1 tháng và kỳ hạn từ 1 đến 3 tháng, khe hở thanh khoản năm sau thâm hụt nhiều hơn năm trước. Trong khi đó khe hở thanh khoản nói riêng và trạng thái thanh khoản tích lũy của các kì hạn từ 1 năm trở lên thường có xu hướng cân bằng và thặng dư nhiều hơn qua các năm. Sự thay đổi trên phản ánh sự dịch chuyển tăng mạnh các khoản nợ phải trả (cụ thể là các khoản tiền gửi khách hàng) ở các kì hạn ngắn và không kì hạn, và giảm các khoản nợ phải trả ở các kì hạn trung và dài hạn. Như vậy, nguy cơ RRTK của Eximbank trong ngắn hạn ngày càng cao.

Thứ hai, thực hiện phân tích trạng thái thanh khoản theo các kịch bản khác nhau

chương trình thử nghiệm khả năng chi trả, thanh khoản của Eximbank trong điều kiện thanh khoản khác nhau thông qua việc sử dụng phương pháp mô phỏng (simulation model). Thực hiện triển khai mô hình Stress-test là nhằm chủ động kiểm tra tình hình chi trả, thanh khoản thường xuyên, liên tục và lập kế hoạch cho các biện pháp xử lý cần thiết trong trường hợp thiếu hụt thanh khoản hoặc khủng hoảng thanh khoản xảy ra; Đảm bảo hoạt động ổn định và an toàn trong các điều kiện thanh khoản trên cơ sở áp dụng các biện pháp để đảm bảo khả năng chi trả, thanh khoản; Tuân thủ các quy định của NHNN về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng ban hành theo từng thời kỳ.

Mô hình này do Khối giám sát hoạt động chịu trách nhiệm vận hành, phòng QLRR định kỳ báo cáo 2 tuần/lần trên cơ sở các giả định có liên quan dựa theo điều kiện thanh khoản thực tế của Ngân hàng và thị trường. Đối với từng điều kiện khác nhau, mô hình Stress test sẽ cho ra các kết quả khác nhau. Từ kết quả truy xuất của mô hình, Ngân hàng sẽ biết được tình trạng thanh khoản của mình đang ở mức độ nào để có các biện pháp ứng phó kịp thời.

Các bước vận hành của mô hình:

Bước 1: Xác định khả năng chi trả bằng cách áp dụng tỷ lệ xác định luồng tiền của NHNN WiNHNN vào việc tính toán các TSC và TSN;

Bước 2: Xác định tỷ lệ xác định luồng tiền (Wi) của ngân hàng cho các điều kiện thanh khoản khác nhau (bình thường, khẩn cấp, khủng hoảng thị trường)

Bước 3: Mô phỏng trong 1000 trường hợp cho khác điều kiện thanh khoản khác nhau (bình thường, khẩn cấp, khủng hoảng thị trường)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt nam (Eximbank) (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w