Những khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt nam (Eximbank) (Trang 91)

2.3.2.1.Khó khăn, vướng mắc:

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác quản trị RRTK của Eximbank vẫn còn những khó khăn, vướng mắc những hạn chế nhất định:

Thứ nhất, Cơ cấu tổ chức quản trị RRTK

Một là, Cơ cấu bộ máy quản trị RRTK bước đầu đã được thiết lập, với các bộ phận chức năng với nhiệm vụ quy định khá rõ ràng, tuy nhiên các quy chế, quy trình hoạt động của các bộ máy quản trị: HĐQT, ban điều hành, các Ủy ban, các Hội đồng... chưa bảo đảm sự phối hợp tương tác chia sẻ thông tin và ra các quy định phù hợp chức năng nhiệm vụ của bộ máy nhằm phát huy vai trò và hiệu quả cao nhất của bộ máy quản trị. Chưa chú trọng hoàn thiện cơ chế phân cấp, phân quyền và trách nhiệm của các thành viên HĐQT..về quản trị RRTK.

Hai là, Eximbank chưa thực sự chú trọng nhận thức trong quản trị RRTK. Việc nhận thức về quản trị RRTK mặc dù đã được nâng cao song vẫn chưa thưc sự được chú trọng đúng với tầm quan trọng của nó. Cán bộ Ngân hàng chỉ tập trung quản lý rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá, còn rủi ro thanh khoản chỉ như một hoạt động thêm vào.

Ba là, Năng lực của cán bộ quản trị RRTK còn nhiều bất cập. Quản trị rủi ro vốn là một lĩnh vực đầy thách thức, đòi hỏi cả kinh nghiệm lẫn chuyên môn sâu rộng. Nhân lực được đào tạo bài bản về quản trị rủi ro ở Eximbank vốn đã ít nay bị thu hút sang các ngân hàng nước ngoài với mức lương hấp dẫn hơn, môi trường làm việc năng động hơn. Bên cạnh đó, nhiều nhân viên phụ trách quản trị RRTK là các nhân viên trẻ, kiến thức mà họ có được là do chính Ngân hàng đào tạo. Điều này tuy có mặt tích cực là dễ dàng thích nghi với điều kiện cụ thể, nhưng lại có mặt hạn chế là nhân viên quản trị RRTK dễ dàng bị chi phối bởi các mục tiêu lợi nhuận, tăng trưởng của ngân hàng mà thiếu một cái nhìn khách quan về RRTK

động còn chậm, và chưa được quan tâm như rủi ro tín dụng. Các bộ phận liên quan vào quá trình quản trị RRTK còn chưa phát huy được vai trò quan trọng của mình. Điều này thể hiện ở sự mờ nhạt của ALCO trong công tác này, sự thiếu hẳn các chính sách cụ thể hướng dẫn quản trị RRTK theo tình hình của Eximbank, cũng như thiếu các chính sách cụ thể và khung quản trị RRTK cho toàn ngân hàng

Thứ hai, nhận diện RRTK

Eximbank chưa xây dựng mô hình nhận diện RRTK qua các tín hiệu thị trường. Việc tìm kiếm, thu thập thông tin và dữ liệu cho việc phân tích và dự báo trong quy trình này cũng tồn tại như một thử thách đối với Eximbank.

Thứ ba, đo lường RRTK

Vai trò cũng như chất lượng hoạt động của quản trị tài sản – nợ nói chung và trong quản trị RRTK nói riêng còn yếu, mức độ trưởng thành chủ yếu mới ở trình độ phân tích khe hở truyền thống kết hợp với một số đặc điểm của của mức độ cao hơn như dự báo dòng tiền..

Mặc dù đã bước đầu xây dựng và vận hành mô hình Stress-test, tuy nhiên, mô hình này vẫn có những hạn chế:

Một là, Tỷ lệ dòng tiền Wi được định lượng theo phán đoán riêng của Ngân hàng do không có con số thống kê trong các tình huống khác nhau nên có thể dẫn đến sai sót so với thực tế.

Hai là, Số tiền thu được từ các biện pháp ứng phó có tính chính xác và độ tin cậy phụ thuộc vào cơ sở dữ liệu cho phép xác định số liệu ước lượng liên quan đến các hạng mục tài sản có thể thu hồi được từ các biện pháp ứng phó; các thay đổi trong thị trường (bao gồm cả hành vi của người gửi tiền trước các biện pháp tăng lãi suất huy động, động thái rút tiền khi đáo hạn hoặc rút trước hạn khi có các thông tin bất lợi liên quan đến khả năng thanh khoản của Ngân hàng, khách hàng vay) và các yếu tố chủ quan và khách quan trong công tác điều hành.

Ba là, Đối với kỳ hạn khả năng chi trả: Mô hình mới chỉ thực hiện cho khả năng chi trả trong 7 ngày tới, đối với khả năng chi trả ngay chưa kết hợp thực hiện trong mô

hình này do các hạng mục TSN –TSC trong khả năng chi trả ngay ít biến động nên không thể dùng mô phỏng.

Bốn là, Đối với biện pháp ứng phó: Một số biện pháp trong các biện pháp ứng phó còn mang nhiều định tính dẫn đễn việc ước lượng giá trị cụ thể rất khó. Mặc dù đã xây dựng kế hoạch (giả định) đối phó tình trạng khủng hoảng thanh khoản, nhưng chưa được luyện tập và cập nhật thường xuyên, liên tục.

Thứ tư, Kiểm soát – xử lý RRTK

Chưa đa dạng hóa các tài sản “Có” nhằm giảm thiểu rủi ro. Qua phân tích thực trạng có thể thấy Ngân hàng ưu tiên việc dự trữ tiền – tài sản “Có” và sử dụng tiền dự trữ này đáp ứng nhu cầu thanh khoản của mình. Ngân hàng chưa lựa chọn cho mình chiến lược quản lý thích hợp cho việc quản lý thanh khoản hàng ngày, dựa trên các phương pháp tiếp cận tổng hợp của ngân hàng về thanh khoản bao gồm các mục tiêu định tính và định lượng.

Cơ chế quản lý vốn chưa hiệu quả, ngân hàng mới chỉ bước đầu triển khai quản lý vốn tập trung nhằm cân đối một cách hiệu quả nhất cho mục tiêu sử dụng vốn theo định hướng và kế hoạch kinh doanh, Chưa thực hiện áp dụng chính sách lãi suất gửi hay vay vốn nội bộ linh hoạt theo hướng khuyến khích các chi nhánh tăng cường huy động vốn tại địa bàn chuyển về Hội sở chính để ổn định nguồn vốn, điều hòa cho toàn hệ thống, chưa kiểm soát chặt chẽ các khoản tiền lớn chuyển đi và chuyển về trong ngày của khách hàng tại Hội sở chính và từng chi nhánh.

Nguồn vốn huy động ngắn hạn còn chiếm tỷ trọng cao, công tác chỉ đạo các chi nhánh tăng cường nguồn vốn dự phòng thanh khoản thông qua một loạt các biện pháp tổng hợp như giao hạn mức vốn vay, hạn mức huy động nhưng chưa ưu tiên công tác tăng cường huy động vốn, giữ nguồn vốn tăng trưởng ổn định của các chi nhánh, đặc biệt là cần khuyến khích Sở giao dịch, chi nhánh và đơn vị thành viên tăng cường cơ chế lãi suất thỏa thuận đối với khách hàng cá nhân và tổ chức có tiền gửi lớn.

Các biện pháp đối phó với RRTK của Eximbank còn thiếu định hướng. Các chiến lược quản lý RRTK khi xảy ra của Eximbank còn mang tính tự phát. Việc

đảm bảo khả năng tiếp cận dễ dàng các nguồn cung thanh khoản như MB đã thực hiện là khá tốt nhưng việc sử dụng những nguồn này khi RRTK xảy ra như thế nào cho hợp lý nhất, an toàn nhất với chi phí rẻ nhất trong từng tình huống căng thẳng khác nhau là chưa được tính tới. Eximbank còn thiếu chuẩn bị trong công tác này.

Quản trị RRTK bao gồm cả các biện pháp kế hoạch thực hiện trong trường hợp dư thừa, thiếu hụt và khủng hoảng thanh khoản. Tuy nhiên, Eximbank mới đưa ra các quy định, quy trình xử lý trong trường hợp thiếu hụt thanh khoản mà chưa có những quy định liên quan đến trình tự, cách thức xử lý trong trường hợp dư thừa thanh khoản. Trong khi đó, dư thừa thanh khoản cũng gây tổn thất cho Ngân do không đạt được lợi nhuận kỳ vọng.

Thứ năm, những khó khăn khác

Công tác dự báo và phân tích thị trường của Eximbank còn nhiều hạn chế. Các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và Eximbank nói riêng còn có tư tưởng ỷ lại quá nhiều vào cơ chế nhà nước. Bên cạnh đó nhiều ngân hàng thương mại Việt Nam đã không chấp hành nghiêm túc các tỷ lệ an toàn, công tác nghiên cứu dự báo nghiên cứu tình hình thị trường đã không được các ngân hàng không được chú trọng, vì vậy mà các NHTM Việt Nam luôn bị động trước những biến động bất ngờ của thị trường.

Tính liên kết hệ thống giữa Eximbank và các NHTM để đảm bảo an toàn thanh toán còn yếu, tạo sự cạnh tranh không lành mạnh, đẩy lãi suất lên cao tạo khe hở cho khách hàng gửi tiền “làm giá, tăng lãi suất” hoặc rút tiền chuyển sang các NHTM khác dẫn đến làm suy yếu khả năng chống đỡ thiếu hụt thanh khoản của hệ thống. Việc hoạt động trong môi trường thiếu lành mạnh này có thể là nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp đẩy Eximbank vào RRTK trong tương lai

2.3.2.2.Nguyên nhân

Các nguyên nhân khách quan:

Mặc dù hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam hiện nay là khá đồ sộ nhưng khung pháp luật cho hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động NH nói riêng còn bị đánh giá là thiếu và yếu, nhiều khi chồng chéo và khó hiểu. Tuy đã có nhiều nỗ lực trong việc sửa đổi, bổ sung và ban hành các quy định mới, đặc biệt phải kể đến luật các TCTD và luật NHNN được chính phủ phê duyệt năm 2010 và thông tư 13 và các văn bản sửa đổi, bổ sung về các tỷ lệ an toàn tối thiểu mới cho các TCTD hướng tới chuẩn quốc tế Basel II, song thực tế hành làng pháp lý chưa hoàn chỉnh, chưa đồng bộ và chưa chuẩn với các thông lệ quốc tế đã làm tăng tính rủi ro của nền kinh tế và trong hoạt động của các NHTM

Nguyên nhân từ nền kinh tế bất ổn

Trong nhưng năm gần đây nền kinh tế có nhưng biến động xấu như tăng trưởng tín dụng quá nóng vào năm 2007 dẫn đến căng thẳng thanh khoản trong hệ thống ngân hàng, bất ổn trong nền kinh tế năm 2008, sự leo thang của chỉ số giá tiêu dùng, lãi suất và giá USD đã ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng và tiết kiệm của dân chúng khiến hoạt động huy động và cho vay gặp nhiều khó khăn, dòng tiền vào cũng như dòng tiền ra bị hạn chế và bất ổn gây khó khăn trong việc theo dõi và dự đoán trạng thái dòng tiền.

Nguyên nhân từ phía các ngân hàng khác

Hiện nay tính liên kết hệ thống giữa các NHTM còn yếu, tạo sự cạnh tranh không lành mạnh, đẩy lãi suất lên cao tạo khe hở cho khách hàng gửi tiền “làm giá, tăng lãi suất” hoặc rút tiền chuyển sang các NHTM khác, làm suy yếu khả năng chống đỡ thiếu hụt thanh khoản của hệ thống. Trong năm qua các NHTM liên tục chạy đua tăng lãi suất, lặp lại tình hình lãi suất năm 2008. Để cạnh tranh được trên thị trường, nhiều ngân hàng bất chấp rủi ro, đưa ra các hình thức khuyến mại, thưởng để huy động với lãi suất cao hơn, có trường hợp không thèm quan tâm tới đồng thuận lãi suất ở mức 14% mà tăng lên tới 17-18% như Techcombank gây náo loạn thị trường. Có những thời điểm lãi suất thị trường liên ngân hàng thấp hơn thị trường thị trường huy động vốn từ dân cư và tổ chức kinh tế, không ít ngân hàng có hạn mức hoạt động trên liên ngân hàng đã lấy vốn đem về thông qua các công ty con của mình gửi vào các ngân

hàng khác để lấy chênh lệch. Nhiều ngân hàng thường cung vốn trên liên ngân hàng gặp phải tình trạng oái oăm: vốn của mình, bị ngân hàng khác lấy với giá thấp, sau đó gửi ngược vào chính mình với giá cao tạo nên một lượng vốn không an toàn và không hiệu quả.

Nguyên nhân từ phía khách hàng

Trong điều kiện thông tin bất cân xứng, lại chưa minh bạch, với kiến thức tài chính không chuyên sâu, dân cư thường có xu hướng hành động theo phong trào và có những phản ứng thái quá như rút tiền ra khỏi ngân hàng này và chuyển sang ngân hàng khác, rút tiền để mua vàng, mua USD để tích trữ… trước những thông tin xấu làm tăng sự bất ổn của thị trường. Điều này cũng là dễ hiểu, nhưng lại gây ra rủi ro lớn về biến động dòng tiền, gây khó khăn cho các NHTM nói chung và cho Eximbank nói riêng.

Nguyên nhân chủ quan

Chưa có sự quan tâm và đầu tư đúng mức cho quản trị rủi ro thanh khoản.

Tình hình chung hiện nay trong hệ thống ngân hàng là QTRRTK cũng như quản trị rủi ro thị trường và rủi ro hoat động, tuy đã được triển khai nhưng còn chưa được quan tâm đúng mức. Hầu hết các nguồn lực mới chỉ chú trọng vào vận hành và phát triển hệ thống quản lý rủi ro tín dụng. Điều này bắt nguồn từ nhận thức của các cấp lãnh đạo, còn đánh giá tầm quan trọng của rủi ro thanh khoản chưa cao và chưa gắn kết được rủi ro này với các rủi ro khác như rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường…, sau đó là đến văn hóa RRTK trong ngân hàng còn thiếu dẫn đến việc thiếu ý thức và hiểu biết về khái niệm và quy trình QTRRTK trong nhân viên.

Trình độ cán bộ công nhân viên còn chưa tương xứng

RRTK và quản trị RRTK là những khái niệm tuy không mới nhưng chỉ được quan tâm nghiên cứu chuyên sâu và đổi mới theo tình hình thế giới từ năm 2008, sau khủng hoảng tài chính. Việc tiếp cận các bài nghiên cứu, hướng dẫn và thông lệ mới trên thế giới này còn hạn chế đối với các nhân viên ngân hàng. Hơn nữa, một phần không nhỏ cán bộ công nhân viên của Eximbank có tuổi đời còn rất trẻ, thiếu kinh nghiệm thực tế và kiến thức chuyên sâu để có thể thực hiện quản trị rủi ro với hiệu quả

tối đa, nhất là đối với một vấn đề khó như RRTK.  Cơ sở vật chất, trang thiết bị còn hạn chế

Áp dụng khoa học công nghệ và trang thiết bị tiên tiến vào hoạt động quản trị ngân hàng là một điều tất yếu. Việc nhận dạng, phân tích, đo lường rủi ro đòi hỏi tiến hành với sự hỗ trợ của tiến bộ công nghệ, của các hệ thống thử nghiệm…nhằm gia tăng sự chính xác và đảm bảo mô phỏng số lượng lớn các thao tác mà con người khó có thể làm hoặc khó thực hiện với độ chính xác cao.

Tuy nhiên trên thực tế, cơ sở vật chất của Eximbank còn một số hạn chế, nhất là cơ sở dữ liệu còn thiếu, đường truyền thông tin còn chậm, thậm chí đôi lúc còn bị tắc nghẽn, cũng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động quản trị RRTK.

Chương 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RRTK

TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM

(EXIMBANK)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt nam (Eximbank) (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w