Nâng cao chất lượng quản lý tài sản nợ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt nam (Eximbank) (Trang 105)

Eximbank cần thực hiện gắn kết quản trị thanh khoản với quản lý tài sản nợ. Tiếp tục tăng cường huy động vốn từ thị trường dân cư, đảm bảo mức tăng trưởng huy động tiền gửi phù hợp với mức tăng trưởng tín dụng. Ngoài ra, Eximbank cần tiếp tục thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn theo nhóm khách hàng, theo loại tiền và theo thời hạn, để làm giảm sự nhạy cảm của tài sản nợ với các biến động của nền kinh tế. Đa dạng hóa nguồn vốn giúp ngân hàng đảm bảo an toàn thanh khoản tốt hơn.

Eximbank cần tiếp tục tham gia và tạo sự tín nhiệm trên thị trường LNH để nắm chắc lợi thế có thể vay vốn hoặc chiết khấu giấy tờ có giá với NHNN và các NH khác một cách nhanh chóng để đảm bảo thanh khoản. Tuy nhiên, Eximbank không nên quá phụ thuộc vào nguồn vốn từ thị trường này và cần ước tính hạn mức huy động vốn tối đa an toàn đối với thị trường này dựa vào khả năng của thị trường trong điều kiện bình thường và trong điều kiện căng thẳng.

nguồn tài trợ này, đặc biệt là các khách hàng lớn, các khách hàng truyền thống, các khách hàng là tổ chức chính phủ, NHNN và các ngân hàng lớn trên thị trường liên ngân hàng. Đây là những nguồn tài trợ tương đối dồi dào mà một khi mất đi, Eximbank sẽ phải đối mặt với việc mất đi một lượng vốn tiềm năng lớn.

3.2.5.Nhóm giải pháp về kiểm tra, giám sát

3.2.5.1.Chú trọng công tác giám sát và báo cáo trong nội bộ

Việc kiểm tra, giám sát và báo cáo trong nội bộ Eximbank thường xuyên và kịp thời sẽ mang lại nguồn thông tin quan trọng và cần thiết cho việc quản trị rủi ro hiệu quả. Dòng thông tin giữa các bộ phận liên quan như khối nguồn vốn, khối quản trị rủi ro, ALCO, Ủy ban quản lý rủi ro phải được lưu thông, trôi chảy và không được đứt đoạn. Đặc biệt là khi xảy ra RRTK, tùy vào mức độ nghiêm trọng của tình hình, tần suất và mức độ chi tiết của việc kiểm tra, báo cáo phải được tăng lên đảm bảo các bộ phận có trách nhiệm nắm được tình hình và đưa ra giải pháp kịp thời.

3.2.5.2.Nâng cao vai trò và sự tham gia của Kiểm toán nội bộ

Bộ phận kiểm soát đóng vai trò quan trọng trong công tác quản trị rủi ro nói chung và rủi ro thanh khoản nói riêng. Ban kiểm soát và các bộ phận kiểm toán cần thực hiện kiểm tra, đánh giá thường xuyên và toàn diện về tính hiệu quả của khung hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản, tính tuân thủ các chính sách QTRRTK và hạn mức, khẩu vị rủi ro thanh khoản. Từ đó, kịp thời đề ra các biện pháp chỉnh đốn và sửa chữa thích hợp cho khung quản trị, các chính sách và các quy trình QTRRTK. Đặc biệt là khi xảy ra RRTK, tần suất thực hiện kiểm soát và đánh giá các báo cáo nội bộ phải được tăng lên tùy theo mức độ nghiêm trọng của tình hình.

Như vậy, Eximbank cần gắn kết chặt chẽ hoạt động của ủy ban kiểm soát và các bộ phận kiểm toán nội bộ vào việc kiểm tra, giám sát công tác QTRRTK.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt nam (Eximbank) (Trang 105)