Quản trị rủi ro thanh khoản nằm trong thể thống nhất của hệ thống quản trị rủi ro và là một trong những hoạt động trọng tâm của quản trị tài sản–nợ (ALM) tại NHTM. Do đó QTRRTK cần được thực hiện bởi các bộ phận sau:
Hội đồng quản lý rủi ro (RMC) trực thuộc hội đồng quản trị thực hiên giám sát và đưa ra các chính sách tổng thể, các hạn mức về toàn bộ rủi ro của ngân hàng, trong đó phải bao gồm RRTK. Hội đồng này còn chịu trách nhiệm hỗ trợ HĐQT trong việc xác định khẩu vị rủi ro cho toàn ngân hàng.
Hệ thống quản trị tài sản – nợ có trách nhiệm quản lý cấu trúc bảng cân đối để đạt được lợi nhuận lớn nhất mà vẫn dảm bảo tuân thủ định hướng chung về rủi ro của ngân hàng, từ đó có vai trò chính trong việc QTRRTK của ngân hàng. Các bộ phận liên quan trong hệ thống này bao gồm:
Hội đồng quản lý tài sản-nợ (ALCO) là cơ quan có trách nhiệm chính trong việc điều hành bộ máy ALM, có thể bao gồm ALCO ở cấp lãnh đạo (Board ALCO) và ALCO ở cấp quản lý (Management ALCO). Các ngân hàng vừa và nhỏ hoặc chỉ hoạt động tại một quốc gia có thể chỉ xây dựng một ALCO ở cấp quản lý.
- Trực thuộc Hội đồng quản trị - Quản lý chiến lược
- Ra các chính sách chiến lược quản trị tài sản – nơ
- Hỗ trợ Hội đồng quản trị trong việc giám sát hoạt động ALM
- Trực thuộc Ban điều hành - Quản lý chiến thuật
- Ra các quyết định để thực hiện và triển khai các chính sách được ALCO cấp lãnh đạo đề ra
- Điều hành và giám sát hoạt động ALM
Bộ phận ALM (ALM unit/desk) là nơi ứng dụng và phát triển chương trình quản trị rủi ro; nhận biết, đo lường và theo dõi trạng thái bảng cân đối cũng như nguy cơ rủi ro thanh khoản (và rủi ro lãi suất) từ hoạt động kinh doanh của phòng nguồn vốn; kiểm định tính thích hợp của các chính sách và quy trình quản trị rủi ro thanh khoản hàng năm cũng như đưa ra các đề xuất về hạn mức rủi ro thanh khoản. ALM cũng là bộ phận thực hiện các cuộc thử nghiệm khả năng chi trả và phân tích tình huống. ALM có thể nằm trong khối tài chính, khối quản trị rủi ro hoặc khối nguồn vốn của ngân hàng, tuy nhiên lí tưởng nhất vẫn là thuộc khối tài chính hoặc khối nguồn vốn.
Khối Nguồn vốn dưới sự chỉ đạo của Ban điều hành, có thể bao gồm (nhưng không giới hạn) các phòng kinh doanh và bộ phận ALM. Các phòng kinh doanh là nơi chịu trách nhiệm thực hiện kinh doanh vốn, tiền tệ của ngân hàng, qua đó cung cấp số liệu thường xuyên cho bộ phận ALM.
Bộ phận kiểm soát nội bộ hoạt động độc lập so với hệ thống QLRR, thực hiện kiểm tra và đánh giá tính hiệu quả của các chính sách, khung QLRR; đảm bảo tính tuân thủ của quy trình QLRR và chất lượng, nội dung các phương pháp đo lường.