Nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt nam (Eximbank) (Trang 47)

Tiềm lực vốn

Một Ngân hàng cũng như một doanh nghiệp, muốn tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải có vốn. Hai nguồn vốn chủ yếu của Ngân hàng là vốn tự có

và vốn huy động. Nếu Ngân hàng có vốn càng lớn, Ngân hàng càng dễ dàng hơn trong việc thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình.

Đặc điểm khác nhau cơ bản trong nguồn vốn của thương mại và các doanh nghiệp phi tài chính là các Ngân hàng thương mại kinh doanh chủ yếu bằng nguồn vốn huy động từ các thành phần kinh tế còn các doanh nghiệp khác hoạt động bằng nguồn vốn tự có là chính. Trong khi đó, Ngân hàng cho vay bằng nguồn vốn huy động của mình. Mà hoạt động cho vay của Ngân hàng ngày càng được tăng cường, số lượng và chất lượng cho vay càng lớn khi mà nguồn vốn của Ngân hàng phải lớn mạnh. Khi nguồn vốn của Ngân hàng tăng trưởng đều đặn, hợp lý thì Ngân hàng có thêm nhiều tiền cho khách hàng vay, điều đó cũng có nghĩa là hoạt động cho vay của Ngân hàng được tăng cường và mở rộng. Nếu vốn tự có của Ngân hàng không đảm bảo, Ngân hàng sẽ khó khăn trong việc “tự giải cứu”. Nhưng nếu vốn quá nhiều mà không có phương án đầu tư hiệu quả thì sẽ gây ra hiện tượng tồn đọng vốn. Lượng vốn tồn đọng này không sinh lời và lãi suất phải trả cho nó sẽ làm giảm lợi nhuận của Ngân hàng. Một ngân hàng có tiềm lực về vốn sẽ chú trọng vấn đề sinh lời trên cơ sở đảm bảo an toàn hệ thống.

Chiến lược quản lý thanh khoản

Chiến lược quản lý thanh khoản giúp định hướng cho hoạt động quản trị RRTK của Ngân hàng. Các nhà quản trị dựa trên chiến lược quản lý thanh khoản để xây dựng quy trình quản lý, kiểm soát, tài trợ cho RRTK của Ngân hàng mình. Mỗi ngân hàng cần thống nhất về một chiến lược quản lý khả năng thanh khoản hàng ngày. Chiến lược này cần được truyền đạt trong toàn ngân hàng. Chiến lược về khả năng thanh khoản cần đưa ra phương pháp chung mà ngân hàng sẽ thực hiện đối với khả năng thanh khoản, bao gồm cả các mục tiêu định tính và mục tiêu định lượng. Chiến lược này cần đề cập tới mục tiêu bảo vệ sức mạnh tài chính và khả năng chống đỡ của ngân hàng trước những sự kiện căng thẳng trên thị trường.

Rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất và các rủi ro khác

Bất cứ loại rủi ro đều có thể gây ra rủi ro thanh khoản cho Ngân hàng. Những khoản tín dụng kém chất lượng khiến Ngân hàng gặp khó khăn trong thu hồi vốn. Sự thay đổi của lãi suất ảnh hưởng đến các khoản mục tài sản của Ngân hàng, tới tâm lý của người gửi tiền, vay tiền. Do đó, quản trị RRTK cần gắn với quản trị các loại rủi ro khác, và nhà quản trị Ngân hàng quan tâm tới rủi ro một cách tổng thể để có thể đánh giá đúng nhất về tình trạng của Ngân hàng.

Trình độ, năng lực cán bộ

Con người là yếu tố quyết định đến thành công hay thất bại của một ngân hàng. Yếu tố con người gồm các mặt: số lượng, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp, cơ cấu nhân sự, phẩm chất đạo đức, năng lực quản lý và tác nghiệp.

Muốn có hoạt động kinh doanh ngân hàng tốt, trước hết phải có đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý giỏi, giàu kinh nghiệm, năng động, phẩm chất đạo đức tốt. Mặt khác phải có đội ngũ cán bộ tác nghiệp giỏi nghiệp vụ, hiểu biết rộng về pháp luật, tinh thần trách nhiệm cao với công việc, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt, đặc biệt là phải am hiểu và có kinh nghiệm về rủi ro mà mình quản lý.

Công nghệ Ngân hàng

Một ngân hàng có trang thiết bị, phương tiện làm việc tiên tiến sẽ phục vụ kịp thời yêu cầu về tình hình thanh khoản hiện tại và ước lượng nhu cầu thanh khoản trong từng mốc thời gian khác nhau theo yêu cầu quản lý. Công nghệ hiện đại sẽ giúp Ngân hàng xây dựng được các mô hình thử nghiệm, với số lượng phép thử, mẫu thử lớn được thực hiện trong thời gian ngắn, độ chính xác cao, từ đó có các biện pháp chủ động đối phó với RRTK. Công nghệ tin học giúp Ngân hàng quản trị rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất…hiệu quả thông qua việc nâng cao chất lượng tín dụng, dự đoán sự thay đổi lãi suất, tỷ giá..

Nhờ có công nghệ thông tin hiện đại mà người quản lý có thể đưa ra những quyết định quản trị rủi ro phù hợp. Thông tin càng đầy đủ, kịp thời, chính xác và toàn diện thì khả năng phòng ngừa rủi ro càng lớn, tính an toàn hệ thống càng được nâng cao. Khoa học công nghệ càng phát triển nhanh thì trang thiết bị, phương tiện

càng phải được quan tâm và không ngừng đổi mới để đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý thanh khoản Ngân hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt nam (Eximbank) (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w