Bài học rút ra cho Eximbank

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt nam (Eximbank) (Trang 56)

Thực tế, trong lý luận và phương diện luật pháp, đến nay chưa có một mô hình nào về quản trị rủi ro thanh khoản (QTRRTK) riêng cho một chi nhánh trực thuộc ngân hàng mẹ. Tuy nhiên, việc quản lý thanh khoản ở ngân hàng các nước khác nhau có những nguyên tắc và cơ sở khoa học giống nhau. Vì vậy, kinh nghiệm QTRRTK nói chung có thể nghiên cứu áp dụng cho việc tổ chức và quản lý thanh khoản trong các đơn vị trực thuộc của hệ thống ngân hàng. Qua việc nghiên cứu cách thức các ngân hàng và tổ chức tài chính thực hiện QTRRTK, chúng ta có thể rút ra một số bài học hữu ích cho các NHTM ở Việt Nam nói chung và Eximank nói riêng.

Thứ nhất, vai trò của một bộ máy quản QTRRTK hợp lý và hiệu quả là vô cùng quan trọng. Trách nhiệm QTRRTK phải được san sẻ từ Hội đồng quản trị đến toàn nhân viên trong hệ thống thông qua một loạt các ủy ban, bộ phận chuyên biệt và có quan hệ mật thiết với nhau. Sự hình thành và phát triển của Hội đồng quản lý rủi ro, Hội đồng quản lý tài sản – nợ và Hội đồng kiểm soát là điều kiện tiên quyết cho một cấu trúc quản lý hợp chuẩn. Trong QTRRTK, các cơ quan trên, cùng với

khối Nguồn vốn phải thực hiện đúng và đầy đủ vai trò đã được đề ra.

Thứ hai là sự cần thiết của một khung QTRRTK toàn diện với hệ thống chính sách đồng bộ và phát triển. Khung QTRRTK và hệ thống chính sách là xương sống trong hoạt động QTRRTK, do đó, khung chính sách cần được soạn thảo, xem xét và phê chuẩn trên cơ sở đảm bảo các yếu tố nhận biết rủi ro, đo lường, giám sát và đối phó với rủi ro, đặc biệt là sự cần thiết của kế hoạch tài trợ dự phòng để đảm bảo nguồn vốn trong điều kiện căng thẳng thanh khoản. Việc xem xét và sửa đổi định kì các chính sách và quy trình theo yêu cầu của thị trường cũng như của bản thân NH là rất cần thiết.

Thứ ba, công tác báo cáo, kiểm tra giám sát thường xuyên, định kì là không thể thiếu. Việc kiểm tra giám sát định kì không chỉ nhanh chóng cho biết tình hình thanh khoản của ngân hàng để đưa ra các biện pháp đối phó nếu cần mà còn đảm bảo tính hiệu quả của các chính sách, khung quản lý, việc tuân thủ các hạn mức, khẩu vị rủi ro từ đó có các biện pháp sửa đổi cần thiết.

Thứ tư, việc tuân thủ các thông lệ quốc tế và trong nước là điều tối quan trọng, cần tích cực và năng động trong việc áp dụng các thông lệ mới và cần thiết.

Thứ năm, sử dụng các công cụ đo lường và theo dõi RRTK, đặc biệt là thang đáo hạn, và các thử nghiệm kiểm tra khả năng chi trả một cách linh hoạt và sát thực tế. Đo lường RRTK tốt tạo điều kiện cho ngân hàng kịp thời có các biện pháp chống đỡ . Các thử nghiệm khả năng chi trả tạo điều kiện cho ngân hàng đánh giá khả năng chống đỡ của NH trong nhiều kịch bản để từ đó lên kế hoạch phòng bị cho các kịch bản này.

Thứ sáu, chuyển từ phương pháp chống đỡ truyền thống là quản lý tài sản sang kết hợp quản lý nợ thông qua tiếp cận thị trường tiền tệ để vay vốn tức thời khi cần.

Thứ bảy, hệ thống giám sát, báo cáo được hỗ trợ rất nhiều từ các công nghệ kĩ thuật, phần mềm tiên tiến để tăng tốc độ xử lý và khả năng chia sẻ thông tin môt cách hiệu quả và nhanh nhất, giúp xóa bỏ được các giới hạn về thời gian và địa lí.

Chương 2- THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt nam (Eximbank) (Trang 56)