Ung th­ biÓu m« tuyÕn:

Một phần của tài liệu Bài giảng siêu âm tổng quát phần 2 – bệnh viện bạch mai (Trang 72)

. Siªu ©m sau mæ

B: Crohn ®¹i trµng: Thµnh ruét dµy, tæn th­¬ng s©u vµ cã loÐt thµnh

7.3.1. Ung th­ biÓu m« tuyÕn:

- Là loại u ác tính thường gặp nhất của ống tiêu hoá. Chiếm khoảng 80% u ác tính ở dạ dày, gặp nhiều ở vùng tiền môn vị, hang vị và bờ cung nhỏ dạ dày. u có dạng khối sùi lồi vào trong lòng, dạng loét hoặc thâm nhiễm. ở giai đoạn muộn các tổn thương thường lan rộng theo chu vi dạ dày tạo hình ảnh dày thành

Hình 31: Bệnh crohn; Thành ruột dày, có loét, có biến chứng rò (fistule). Phì đại mỡ xung quanh.

không đều, lệch tâm, hẹp lòng. Trên hình ảnh là hình bia hay hình giả thận (hình 32).

- ở đại tràng u này cũng là loại thường gặp, biểu hiện theo hai hình thái chính: Dạng polyp trong lòng (chủ yếu gặp manh tràng và đại tràng phải) và dạng thâm nhiễm hình vòng nhẫn gây hẹp lòng (loại này hay gặp đại tràng trái và đại tràng sigma).

- Loại u này ít gặp ở ruột non, thường ở hỗng tràng, gặp chủ yếu là khối thâm nhiễm xuyên thành và có hình vòng gây nên dày chu vi thành ruột nhưng lệch tâm, không đối xứng, (hình bia hay giả thận).

Trên siêu âm:

- Nhìn chung những khối nhỏ trong lòng thường khó quan sát. Các khối phát triển ra ngoài hay khối lớn trong lòng có thể thấy trên siêu âm là các khối giảm âm, bờ mặt khối không đều và có thể có các ổ loét tăng âm (có khí bên trong).

- Thể thâm nhiễm hình vòng gây thành dày không đều, đồng tâm và thường ít nhiều không đối xứng. Thể này thường gây hẹp lòng ống tiêu hoá và có thể gây tắc ruột (đoạn ruột trên giãn, tăng nhu động).

Hình 32: Ung thư biểu mô tuyến của dạ dày vùng hang vị: Thành dạ dày dày giảm âm, mất cấu trúc lớp. A: cắt ngang, B: cắt dọc.

A B

7.3.2. Lymphome:

- ở dạ dày: Chiếm tỷ lệ cao nhất của Lymphome ngoài hạch.

- ở ruột non: Chiếm 30% u ác tính, đứng vị trí thứ 2 của u lympho đường tiêu hóa sau dạ dày, đoạn hồi tràng thường bị tổn thường nhất.

- Các đoạn khác ít gặp.

Chủ yếu là loại Non Hodgkins.

Lymphome ở dạ dày: tổn thương có hai dạng chính:

- Dạng thâm nhiễm (hình 34): Lan toả chu vi thành dạ dày, thường ở vùng hang vị nhưng thường không gây hẹp lòng. Tổn thương nằm ở lớp dưới niêm mạc, lớp niêm mạc không bị tổn thương do vậy thường không thấy trên Xquang và nội soi. Trên hình ảnh siêu âm cho thấy dạ dày thành dày và giảm âm, nếu thăm khám khi làm đầy dạ dày bằng nước và sử dụng đầu dò tần số cao có thể thấy lớp niêm mạc. Dạng tổn thương này có thể kết hợp với sự dày lên khu trú tạo khối.

- Thể khối: Có thể tạo khối như ung thư biểu mô tuyến và rất khó phân biệt bằng hình ảnh.

- Trong cả hai thể này thường luôn tìm thấy hạch sau phúc mạc, hạch dọc mạch máu lớn, số lượng hạch thường nhiều.

Lymphome ruột non: Tổn thương thường gặp là thâm nhiễm khu trú hoặc trên một đoạn tương đối dài 8-12cm, dày chu vi và tương đối đều nhau, mặc dù tổn thương lớn nhưng ít khi gây hẹp lòng hoặc hẹp mức độ trung bình, có thể gặp trường hợp giãn khu trú lòng ruột đoạn tổn thương (dạng “giả phình mạch”).

- Trên siêu âm: Thấy dày thành ruột, tương đối đều nhau, giảm âm, ấn không xẹp. Có thể thấy lan tràn mạc treo và thường thấy hạch trong vùng.

Hình 33: Ung thư biểu mô tuyến đại tràng: Khối giảm âm, xâm lấn qua thành (1), lòng đại tràng hẹp (2)

Ngoài ra có thể gặp thể nhiều nốt nhỏ giảm âm dạng hình mắt bò.

Một phần của tài liệu Bài giảng siêu âm tổng quát phần 2 – bệnh viện bạch mai (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)