. Siªu ©m sau mæ
3. Lùa chän ph¬ng tiÖn:
5.1. Thùc qu¶n:
Có ba đoạn: Đoạn cổ, đoạn ngực và đoạn bụng.
Đoạn cổ: Sử dụng các loại đầu dò thẳng (linear) tần số cao, sử dụng các mặt cắt ngang và dọc theo trục thực quản. Do thực quản đi sau thùy trái tuyến giáp nên cửa sổ thường dùng là qua thùy trái tuyến giáp (hình 3). Trong quá trình thăm khám nên phối hợp việc cho bệnh nhân nuốt để đánh giá nhu động.
Hình 2: Cấu trúc ống tiêu hoá trên siêu âm- tương ứng về các lớp giải phẫu.
Đoạn bụng: được thấy dễ dàng qua cửa sổ gan trái (hình 4) với các loại đầu dò cong (convex) hay rẽ quạt (sector). Sử dụng các mặt cắt ngang và dọc theo trục, mặt cắt dọc có vai trò lớn trong đánh giá trào ngược dạ dày- thực quản (phải giữ đầu dò và quan sát trên khoảng thời gian dài).
Đoạn thực quản ngực có thể được thăm dò qua qua hố thượng đòn hay qua hõm ức nhưng luôn bị hạn chế.
5.2. Dạ dày:
Thăm khám dạ dày gồm hai thì:
- Thăm khám sau khi bệnh nhân nhịn ăn, nhịn uống sau 12h (qua đêm). Bình thường dạ dày rỗng sau 12h, lòng dạ dày xẹp chỉ có ít hơi và ít dịch.
- Thăm khám sau khi làm đầy (cho uống 200-300ml nước): Khi dạ dày căng, cấu trúc thành dạ dày cũng có các lớp đặc trưng của đường tiêu hoá, thành
Hình 3: Thăm dò thực quản đoạn cổ qua cửa sổ tuyến giáp. A: Hình cắt dọc, B: cắt ngang. Dấu sao: tuyến giáp trái, mũi tên: Thực quản với lònh tăng âm và
mềm mại, mặt khác cho phép đánh giá nhu động dạ dày và hoạt động đóng- mở môn vị.
- Việc phối hợp thay đổi tư thế bệnh nhân như nghiêng phải, trái là cần thiết để dồn hơi lên trên, dễ dàng hơn thăm khám các phần khác nhau. Vị trí môn vị được thăm dò bằng cách lần từ trên xuống theo dạ dày hoặc có thể sử dụng qua cửa sổ gan, cắt qua đường liên sườn (đặc biệt khi dạ dày nhiều hơi).