ChØ ®Þnh trong siªu ©m phô khoa

Một phần của tài liệu Bài giảng siêu âm tổng quát phần 2 – bệnh viện bạch mai (Trang 108)

. Siªu ©m sau mæ

3.ChØ ®Þnh trong siªu ©m phô khoa

3.1. Đau vùng tiểu khung chậu: Chửa ngoài tử cung, viêm buồng trứng,

viêm phần phụ .

3.2. Khối vùng tiểu khung: U buồng trứng, u xơ tử cung, u mạc treo... 3.3. Chảy máu âm đạo bất thường: U xơ tử cung, cường nội mạc tử 3.3. Chảy máu âm đạo bất thường: U xơ tử cung, cường nội mạc tử

cung, chửa ngoài tử cung...

3.4. Thay đổi bất thường ở âm đạo: Dị dạng tử cung âm đạo

3.5. Mất kinh nguyệt, không có kinh nguyệt: Có thai, u xơ tử cung, bế kinh 3.6. Kiểm tra dụng cụ tránh thai: Số lượng, vị trí, loại dụng cụ.., 3.6. Kiểm tra dụng cụ tránh thai: Số lượng, vị trí, loại dụng cụ..,

3.7. Đau bụng lan toả ở nữ giới: Ngoài việc thăm khám hết các tạng, các vùng

trong ổ bụng thì cần phải thăm khám kỹ vùng tiểu khung, tử cung, buồng trứng để xem có dấu hiệu viên nhiễm phần phụ, đặc biệt là chửa ngoài tử cung(GEU)..

3.8. Theo dõi sự phát triển của nang trứng: Xem có nang trứng trong

chu kỳ kinh nguyệt hay không có nang trứng.

4. Kỹ thuật siêu âm

Kết quả siêu âm phụ thuộc rất nhiều vào kỹ năng cũng như sự phán đoán cùng kinh nghiệm của bác sỹ. Do vậy việc chuẩn bị bệnh nhân, trang thiết bị chu đáo sẽ giúp cho việc phát hiện và chẩn đoán bệnh lý tử cung phần phụ được chính xác hơn

4.1. Chuẩn bị bệnh nhân:

Bệnh nhân cần có bàng quang đủ căng trong khi thăm khám siêu âm. Bằng cách nhịn đi tiểu hay bơm qua sonde bàng quang. Tốt nhất là bệnh nhân nên uống nhiều nước từ nhà và nhịn đi tiểu trước khi đi siêu âm. Trong một số trường hợp cần đi đại tiện sạch trước khi siêu âm.

Nếu dùng máy siêu âm có đầu dò âm đạo để thăm khám thì không cần nhịn đi tiểu, khi thăm khám phải ở thì bàng quang rỗng.

4.2. Trang thiết bị: Cần có máy siêu âm với đầu dò cong(convex),

phẳng(Linear) có tần số từ 3-5 MHz. Nếu máy có đầu dò âm đạo thì càng tốt, dùng đầu dò âm đạo có giá trị cao để chẩn đoán bệnh lý tử cung phần phụ, đầu dò âm đạo thường có tần số từ 5MHz trở lên. Khi làm siêu âm bằng đầu dò âm đạo thì bàng quang phải rỗng.

4.3. Kỹ thuật siêu âm: Có nhiều kỹ thuật siêu âm như qua đường bụng, qua

âm đạo, qua trực tràng, qua đường tần sinh môn hay siêu âm từ trong buồng tử cung. Mỗi kỹ thuật đều có những ưu nhược điểm.

Hiện nay việc sử dụng máy siêu âm với đầu dò âm đạo cho phép chúng ta chẩn đoán các bệnh sản phụ khoa một cách chính xác hơn thăm khám bằng đường bụng, nhưng chỉ sử dụng đầu dò âm đạo khi phụ nữ đã có gia đình hay đã mất trinh và phải giải thích trước cho bệnh nhân. Trong trường hợp cần thiết phải có một người cùng giới với bệnh nhân ở trong phòng siêu âm cùng bệnh nhân.

Cắt các lớp ngang, dọc hay chếch tuỳ theo mục đích thăm khám(xem hình vẽ)

Một phần của tài liệu Bài giảng siêu âm tổng quát phần 2 – bệnh viện bạch mai (Trang 108)