. Siªu ©m sau mæ
1. Nh¾c l¹i gi¶i phÉu M« t¶ gi¶i phÉu tuyÕn:
Mô tả giải phẫu tuyến:
-Tuyến có hình lõm ở phía sauvà lồi ở phía trước , có hai thuỳ bên và eo ở giữa, đó là tổ chức tuyến nằm trước khí quản cao chừng 1,5cm.
Hai thuỳ bên tuyến có dạng hình tháp 3 mặt: trứoc ngoài, mặt trong và mặt sau. có đỉnh phía trên mỏng và đáy ở phía dưới dày.
-Các thuỳ thường không hoàn toàn cân đối nhau, thường bên phải to hơn bên trái, thường không cân đối theo chiều dài nên các lớp cắt ngang các thuỳ thường không cân đối nhau.
-Tổ chức tuyến bình thường thì đồng đều và tăng âm, có thể thấy hình đông mạch giáp trong tuyến bằng hình ống( siêu âm màu thấy rõ)
-Kích thước tuyến: thay đổi tuỳ từng người, nó tỷ lệ với cân nặng và tăng nhẹ theo tuổi. Kích thước trước sau( chiều dày) và chiều ngang( rộng ) của tuyến khoảng 1,50,5cm, chiều cao khoản 5 1cm, ngoài ra có thể đo thể tích tuyến, coi mỗ thuỳ như hình cầu và tính thể tích theo công thức:
V= cao x dày x rộng /2, thể tích tuyến từ 10-28 cm3, tuy nhiên thể tích thay đổi theo vùng dân cư và lứa tuổi. Có thể tính thể tích tuyến như trong tính thể tích tiền liệt tuyến bằng cắt các lớp ngang liên tiếp cách đều nhau.
Vị trí và liên quan cuả tuyến:
-Thân tuyến( eo) lõm, ôm lấy thanh quản và những vòng sụn đầu tiên của khí quản, khi ưỡn cổ thì đáy tuyến cách xương ức 1-2cm.
-Mô tả liên quan của tuyến theo lớp cắt siêu âm từ nông vào sâu:
.Tổ chức đầu tiên sóng âm gặp là da, cơ bám da, và tổ chức dưới da, nó biểu hiện bằng đường đậm âm đều, chiều dày phụ thuộc vào lớp tổ chức dưới da, dày khoản 1-2mm
.Sau đó đến cân cổ nông: ở phía bên nó bọc lấy cơ ức đòn chũm, cơ này luôn thấy rõ trên siêu âm dưới dạng giảm âm chạy dọc phía trước phần bên của thuỳ tuyến.
.Sau cân cổ nông là cân cổ giữa bọc lấy cơ ức móng và cơ ức giáp. các cơ này rất mỏng chỉ thấy được với máy có độ phân giải cao dưới dạng băng giảm âm mảnh chạy dọc phía trước ngoài của tuyến.
.Tiếp theo là tuyến giáp
.Thanh quản và khí quản nằm sau eo và phía trong các thuỳ bên nó biểu hiện bằng đường tăng âm có bóng cản âm phía sau do khí.
- Liên quan phía sau của tuyến: Từ trong ra ngoài ta có cơ dài cổ hình thang đáy ở phía ngoài , động mạch cảnh gốc và tĩnh mạch cảnh.
.Thực quản chạy dọc bờ trái khí quản, thấy ở bờ sau trong của thuỳ trái. Nó có dạng bia bắn do có hơi ở giữa, nó thay đổi khi cho uống nước.
.Cuống của động mạch giáp dưới: tạo thành hình băng giảm âm chạy ngang 1/3 mặt sau dưới tuyến và đập( Siêu âm màu thấy rõ)
.Cuối cùng là tuến cận giáp: cổ điển có 4 tuyến hai ở trên sau và hai ở trước dưới, không thấy chúng trên siêu âm ở người bình thường. Các vị trí bất thường của chúng năm ở sau thực quản, trong tuyến, trong trung thất không phải là hiếm Cơ dài cổ Cơ bậc thang trước Động mạch cảnh gốc Tĩnh mạch cảnh Cơ vai móng Cơ ức giáp Cơ ức đòn chũm Cơ ức đòn móng Tổ chức dưới da Cơ bám da Hình 1. Vị trí giải phẫu của tuyến giáp
Cơ bám da
Cơ ức đòn chũm Tổ chức dưới da Cơ ức đòn móng
Tuyến giáp Cơ ức giáp
Tĩnh mạch cảnh
trong Cơ vai móng
Động mạch Thưc quản Khí quản Cơ dài cổ cảnh gốc
Cơ thang
Hình 2. Hình giải phẫu lớp cắt ngang vùng cổ
2.Những thay đổi bình thường và hình giả:
-Lớp ngoài cùng có thể thay đổi do nhiều nguyên nhân khác nhau:
.Người béo quá: da và tổ chức dưới da biểu hiện bằng hình có hai đường đậm âm song song bao lấy đường giảm âm ở giữa và như hình bánh kẹp thịt (Sandwich) . Néu dùng túi nước hay Reston thì lớp giảm âm ở giữa có nhiều lớp.
. Sau khi điều trị tia xạ thì da dày lên , tổ chức xơ tăng âm cản trở thăm khám. .Sẹo vùng cổ sau mổ thường không cản trở thăm khám.
-Lớp cơ: dễ nhận ra chúng do cấu trúc giảm âm hơn tuyến, kích thước các cơ rất khác nhau tuỳ thuộc từng người. Cơ ức đòn chũm khi quá phát triển sẽ lấn vào trong và cản trở thăm khám các lớp ngang.
Các cơ ở lớp giữa có thể nhận ra chúng khi dùng đầu dò tần số cao, có độ hân giải cao và tiêu điểm nông.
- Các mạch máu lớn: đôi khi cũng cũng gây khó khăn khi phân biệt nó với nang ở đáy của thuỳ hay adenome của cận giáp.
.Tĩnh mạch: Các tĩnh mạch cảnh không cân đối hai bên là bình thường, nó có thể thay đổi theop nhịp thở. Ganh giới giữa động mạch cảnh gốc và tĩnh mạch cảnh đôi khi không rõ ràng, và ngay sau gianh giới gặp nhau giữa ĐM và TM có bóng cản âm do sóng âm bị phản sạ lại hoàn toàn
.Động mạch: một bẫy hay gặp là chẩn đoán hình nang vùng đáy bên phải tuyến, trước khi quyết định chẩn đoán cần phải loại trừ đó không phải là đầu xa của thân động mạch cánh tay đầu ở phía trước và hình động mạch cảnh gốc phải, cần phải tìm được chỗ nối của cảnh gốc vào thân cánh tay đầu.
-Thực quản: là hình bẫy cổ điển khi thăm khám tuyến giáp, nó nằm sau trái tuyến, có hình đậm âm bên trong do hơi và giảm âm bên ngoài (hình bia bắn).
-Tuyến giáp:
.Thay đổi của tuyến về hình thái thường là hình tuyến có hai thuỳ không cân đối coa thuỳ phải to thuỳ trái nhỏ.
Hình thay đổi hay được quan tâm nhất là bất thường về vị trí của tuyến so với xương ức. Bình thường nếu ưỡn cổ thì bờ dưới của tuyến cách xương ức 1- 2cm, đôi khi tuyến xuống thấp hơn và vào sâu trong trung thất và bờ trên cũng xuống thấp, thường hay ở người già và cản trở thăm khám.
ĐM cảnh cảnh
Khí Tuyến giáp Tĩnh mạch cảnh trong quản
o: Thực quản p: Tuyến cận giáp p: Tuyến cận giáp
Dây quặt ngược
Hình 3 Liên quan phía sau của tuyến giáp