. Siªu ©m sau mæ
Bíi tuyÕn gi¸p
1.2. Ph©n bè cña ph× ®¹i tuyÕn:
Cả hai thuỳ đều có thể bị phì đại (phì đại đều hai thuỳ), có thể phì đại một bên( bưới không đều hai thuỳ), eo cũng có thể tham gia phì đại
1.3. Vị trí:
Thường tuyến phì đại ở vùng cổ, nhưng cũng có thể phì đại lan xuống trung thất khi đó cần thăm dò bằng các lớp cắt chếch xuống dưới ở vùng hõm ức và cho bệnh nhân nuốt.
1.4. ảnh hưởng đến các cơ quan lân cận: chủ yếu là khí quản, trong
những trường hợp bướu một bên thì khí quản bị đẩy sang bên đối diện, các động mạch và tĩnh mạch cảnh cũng bị đè đẩy.
1.5. Bờ tuyến: có thể đều hay lồi lõm. 1.6. Cấu trúc âm: người ta phân biệt 1.6. Cấu trúc âm: người ta phân biệt
+ Phì đại tuyến đồng đều, có cấu trúc âm bằng hay tăng hơn so với tuyến lành( cần phải điều chỉnh cường độ âm chính xác và có kinh nghiệm để xác định cấu trúc âm của tuyến bàng hay tăng so với tuyến lành)
+ Phì đại tuyến đồng đều và giảm âm: Một yếu tố để so sánh đậm độ âm bình thường ở vùng cổ là cơ vùng cổ. Nếu tuyến giảm âm nhiều thì đậm độ âm như
đậm độ âm của cơ vùng cổ. Kiểm tra tuyến có đồng âm hay không thì tăng cường độ âm từ từ và tuyến vẫn giữ đồng âm.
+Phì đại tuyến không đồng đều có nhiều nốt: có thể phân biệt phì đại tuyến có rất nhiều nốt nhỏ (<1cm) và phì đại tuyến có nhiều nốt lớn hơn 1cm. Số lượng, kích thước, vị trí, và cấu trúc âm của các nốt đều phải nghiên cứu. Thường hay gặp các phì đại tuyến nhiều nốt lớn.
Chính trong thể loại này có các phì đại tuyến rất to, tuyến sa lồi vào trung thất, phì đại rất to một bên đè đẩy khí quản. Vôi hoá hay gặp trong các phì đại nhiều nốt này.