C¸c thay ®æi vÒ vÞ trÝ.

Một phần của tài liệu Bài giảng siêu âm tổng quát phần 2 – bệnh viện bạch mai (Trang 168)

. Siªu ©m sau mæ

1. Gi¶i phÉu khoang sau phóc m¹c

3.2.2 C¸c thay ®æi vÒ vÞ trÝ.

Lách di động hay lách lang thang.

Đó là một thực thể hiếm. Lách có thể ở mức hố chậu trái, phải, ở quanh rốn hay tiểu khung.

Các nguyên nhân được gợi lên:

- nguồn gốc bẩm sinh: không có dây chằng lách-thận hay dây chằng vị-lách do thiếu sự hợp nhất mạc treo dạ dày sau với phúc mạc.

- nguồn gốc loạn dưỡng: sự quá nhão (chùng) của dây chằng.

- nguồn gốc hóc môn: chửa đa thai là một yếu tố thuận lợi.

- nguồn gốc cơ học: sự nhỏ đi rất nhiều ở một lách vốn rất lớn.

- Hội chứng Prune-Belly.

Sự phát hiện đôi khi là tình cờ, trước một bệnh nhân đau và có khối u ở bụng xuất hiện từng đợt, di động theo tư thế. Chẩn đoán được gợi lên bởi chụp bụng không chuẩn bị và siêu âm Doppler với sự không có lách vị trí bình thường và được xác định bởi scintigraphie.

Nguy cơ chính là sự xoắn của cuống lách với sự xoắn bán cấp hay mạn tính có thể tiềm ẩn và sự nhồi máu.

Cuống lách theo sự di động của lách và kéo theo đuôi tụy. Đó là một biến chứng hiếm (100 trường hợp trong y văn), với một nguy cơ lớn là đứt tụy. Siêu âm Doppler khẳng định không có luồng chảy trong nhu mô và đánh giá chỉ số kháng trong thân động mạch chính trong 84% các trường hợp. Tĩnh mạch lách tiếp nhận một luồng từ gan. Tuy nhiên luồng này có thể bình

thường nếu xoắn ở xa, sự cấp máu thực hiện bởị trung gian của các động mạch tụy và các động mạch vị ngắn.

Lách lạc chỗ

Đó là vấn đề của sự hợp nhất không hoàn toàn của mạc treo dạ dày sau. Có sự trội lên rõ ràng ở giới nữ: tỷ lệ là 20/1 ở các bà mẹ đã sinh con nhiều lần. Lách lạc chỗ thường nhất là tiềm ẩn hay tăng lên bởi sự ép của các cơ quan kề cận.

Vị trí có thể ở khắp nơi, thường là khung chậu, đôi khi ở sau tim do sự thoát vị hoành cạnh thực quản.

Một phần của tài liệu Bài giảng siêu âm tổng quát phần 2 – bệnh viện bạch mai (Trang 168)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)