Bảo tồn, phát huy nguồn lực văn hóa – di sản

Một phần của tài liệu Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của khu du lịch Hồ Thác Bà, Huyện Yên Bình, Tỉnh Yên Bái (Trang 103)

CẠNH TRANH CỦA KHU DU LỊCH HỒ THÁC BÀ, HUYỆN YÊN BÌNH, TỈNH YÊN BÁ

4.3.1.Bảo tồn, phát huy nguồn lực văn hóa – di sản

Quá trình đó bồi đắp nên những giá trị nhân văn qua nhiều thế hệ, hình thành những giá trị văn hóa truyền thống mang sắc thái riêng. Là vùng đất thuần canh

nông nghiệp do vậy các giá trị văn hóa truyền thống, các phong tục tập quán mang những nét tương đồng với nền sản xuất ấy. Cư dân Hồ Thác Bà với bản tính năng động, cởi mở và giao lưu văn hóa đã tạo cho vùng đất Hồ Thác Bà một kho tàng di sản văn hóa vô cùng phong phú và độc đáo.

Xác định di sản văn hóa là tài sản vô giá của các thế hệ cha ông ta để lại cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau là phần hồn của nền văn hóa dân tộc. Di sản văn hóa có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống lịch sử văn hóa của dân tộc. Bên cạnh đó, nó còn là phương tiện để giới thiệu về hình ảnh địa phương cho các du khách trong và ngoài nước, tạo tiền đề cho các chiến lược phát triển du lịch góp phần tặng trưởng kinh tế - xã hội.

Hồ Thác Bà là nôi văn hóa với văn hóa truyền thống của 12 dân tộc ít người đại diện cho các dân tộc miền núi Tây Bắc là Tày, Nùng, Dao, Phù Lá, Cao Lan, v.v. Khu vực ven hồ là nơi cư trú của nhiều dân tộc trong các làng bản còn khá nguyên sơ với các kiến trúc truyền thống. Đây là nơi sản sinh và lưu giữ nhiều sinh hoạt truyền thống mang bản sắc riêng của từng dân tộc, đặc biệt là các lễ hội như: lễ dâng hương đền Mẫu, lễ mừng cơm mới của người Tày (tổ chức vào ngày 9/10 âm lịch vào mùa thu hoạch lúa nếp), lễ Tết của người Dao với các điệu múa miêu tả cuộc sống của cộng đồng, như cấy lúa, làm nương... mang đậm nét dân gian truyền thống. Song hành cùng hoạt động lễ hội là trang phục, biểu diễn nghệ thuật dân gian và văn hóa ẩm thực của các dân tộc, v.v… để phát huy và duy trì những giá trị văn hóa cần thực hiện tốt các giải pháp sau:

Một là, tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa. Gắn trách nhiệm của chính quyền, các tổ chức đoàn thể và người dân trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. Tuyên truyền giáo dục pháp luật cho người dân, đề cao vai trò của nhân dân trong việc tham gia quản lý di sản văn hóa. Kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở, xử lý nghiêm những hành vi cố ý vi phạm di sản văn hóa. Hoàn thiện cơ chế chính sách về bảo tồn và phát huy di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh, tạo môi trường văn hóa lành mạnh cho sự phát triển kinh tế xã hội bền vững.

Hai là, xây dựng quy hoạch tổng thể bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội. Đối với di sản văn hóa phi vật thể thì biến lễ hội thành hoạt động văn hóa thường niên, kết hợp với các hoạt động du lịch. Duy trì và phát triển các làng nghề truyền thống bằng nhiều hình thức và đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm.

Ba, đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. Việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa không chỉ là trách nhiệm của ngành văn hóa mà là trách nhiệm của mọi cấp, mọi ngành, mọi tổ chức kinh tế, xã hội và mọi tầng lớp nhân dân. Tạo mọi điều kiện mở rộng nguồn đầu tư khai khác về tiềm năng vật lực và tài lực trong xã hội tham gia bảo tồn và phát huy di sản văn hóa theo phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm.

Bốn, chú trọng bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ quản lý, chuyên môn làm nhiệm vụ bảo tồn di sản văn hóa. Mở các lớp tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ văn hóa cơ sở về lĩnh vực bảo tồn và phát huy di sản văn hóa.

Năm, tăng cường hội nhập, giao lưu giới thiệu về văn hóa và con người Hồ Thác Bà thông qua các hoạt động chuyên môn về văn hóa, du lịch. Tranh thủ sự giúp đỡ thu hút đầu tư từ các tổ chức cá nhân cho công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của khu du lịch Hồ Thác Bà, Huyện Yên Bình, Tỉnh Yên Bái (Trang 103)