Giải pháp đầu tư và phát triển

Một phần của tài liệu Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của khu du lịch Hồ Thác Bà, Huyện Yên Bình, Tỉnh Yên Bái (Trang 100 - 102)

CẠNH TRANH CỦA KHU DU LỊCH HỒ THÁC BÀ, HUYỆN YÊN BÌNH, TỈNH YÊN BÁ

4.2.3.2.Giải pháp đầu tư và phát triển

Đầu tư phát triển du lịch nói chung và đầu tư xây dựng sản phẩm du lịch nói riêng là một hướng đầu tư có hiệu quả không những về mặt kinh tế mà còn về mặt môi trường và xã hội. Tuy nhiên, việc đầu tư phát triển du lịch ở các tỉnh Yên Bái trong xu thế hội nhập và cạnh tranh hiện nay cần có trọng tâm, trọng điểm và tạo ra được những sản phẩm du lịch có chất lượng cao, mang tính đặc thù và khác biệt, đủ khả năng cạnh tranh. Căn cứ vào các quan điểm và định hướng đầu tư phát triển một số sản phẩm du lịch thế mạnh của Yên Bái, căn cứ vào tính đặc thù riêng của ngành du lịch cũng như trong điều kiện cụ thể về tài nguyên du lịch của địa phương…, các hoạt động đầu tư phát triển du lịch nói chung và đầu tư xây dựng sản phẩm du lịch nói riêng cần tập trung xem xét và thực hiện một số giải pháp cụ thể sau:

Đầu tư nghiên cứu đồng bộ, chi tiết và cụ thể các thị trường du lịch trọng điểm của Hồ Thác Bà…, trong đó chú trọng đến các yếu tố cầu du lịch của từng thị trường. Bên cạnh đó cần tập trung nghiên cứu các yếu tố hình thành cung du lịch của để xây dựng sản phẩm du lịch phù hợp. Cụ thể:

- UBND tỉnh chỉ đạo Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch phối hợp với các cơ quan nghiên cứu chuyên ngành ở Trung ương và các ngành chức năng ở địa phương tổ chức nghiên cứu và hoạch định chiến lược phát triển các thị trường và sản phẩm du lịch cụ thể cho địa phương.

- Đối với các doanh nghiệp trên địa bàn thì căn cứ quy mô để có định hướng và chiến lược nghiên cứu và xây dựng sản phẩm du lịch phù hợp với các thị trường mà doanh nghiệp đang và sẽ khai thác.

Đầu tư xây dựng các khu du lịch nghỉ dưỡng hồ và núi với các sản phẩm và dịch vụ bổ trợ đồng bộ, có chất lượng cao: Đây là một hướng đầu tư hết sức quan trọng tạo sự thay đổi về chất trong hoạt động phát triển du lịch ở các Yên Bái cũng như Hồ Thác Bà. Hiện nay ở đây chưa có những khu du lịch nghỉ dưỡng có tầm cỡ trong cả nước với các sản phẩm đặc sắc, có sức hấp dẫn cao, có các điều kiện tốt về cơ sở vật chất kỹ thuật và các dịch vụ bổ sung thỏa mãn đầy đủ các yêu cầu của khách; chưa có những chính sách, mô hình tổ chức quản lý và đội ngũ lao động có chất lượng… Chính vì vậy, việc tập trung đầu tư xây dựng và phát triển các khu du lịch nghỉ dưỡng hồ và núi có ý nghĩa quốc gia và quốc tế, mang hình ảnh và thương hiệu cho Du lịch Yên Bái là một hướng ưu tiên đầu tư và là yêu cầu bức xúc đối với sự phát triển du lịch ở mỗi địa phương.

Đầu tư phát triển đồng bộ hệ thống khách sạn có chất lượng với các công trình dịch vụ du lịch bổ trợ có chất lượng cao: Trong tiến trình hội nhập của du lịch cả nước với khu vực và thế giới, các tiêu chuẩn về dịch vụ du lịch phải được nâng cao phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế. Trong bối cảnh hội nhập và trong xu thế phát triển đó thì hệ thống khách sạn ở Yên Bái vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu. Chính vì vậy việc đầu tư nâng cấp và xây dựng mới các khách sạn, đặc biệt là các khách sạn thương mại, khách sạn nghỉ dưỡng cao cấp với đầy đủ các công trình

dịch vụ bổ trợ (tổ hợp thể thao, khu hội chợ, hội nghị, hội thảo, các nhà hàng, cơ sở vui chơi giải trí…) là hết sức quan trọng và cần thiết.

Về hướng đầu tư phát triển không gian hệ thống khách sạn thì cần ưu tiên các dự án xây dựng khách sạn nghỉ dưỡng cao cấp ở khu du lịch lớn hồ Thác Bà, và xây dựng các khách sạn thương mại ở TP.Lào Cai. Đối với các khu, điểm du lịch mà sản phẩm chủ yếu là du lịch sinh thái hoặc du lịch dựa vào tự nhiên, cộng đồng… cần chú trọng phát triển hệ thống lưu trú sinh thái, hệ thống lưu trú trong dân...

Một phần của tài liệu Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của khu du lịch Hồ Thác Bà, Huyện Yên Bình, Tỉnh Yên Bái (Trang 100 - 102)