Phân tích các biến số nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Hồ Thác Bà

Một phần của tài liệu Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của khu du lịch Hồ Thác Bà, Huyện Yên Bình, Tỉnh Yên Bái (Trang 75 - 80)

N of cases = 173.0 of Items = 25 Cronbach's Alpha = 0,

3.2.3.1. Phân tích các biến số nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Hồ Thác Bà

Phân tích nhân tố được sử dụng để rút gọn và tóm tắt câu hỏi chi tiết trong phiếu điều tra, có thể có rất nhiều biến để nghiên cứu, hầu hết chúng có tương quan với nhau và thường được rút gọn để có thể dễ dàng quản lý, mối quan hệ của những bộ phận khác nhau của nhiều biến được xác định và đại diện bởi một vài nhân tố (hay nói một cách khác một nhân tố đại diện cho nhiều biến) . Phân tích nhân tố có quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các biến, trong đó mối quan hệ này được xác định.

Các nghiên cứu chi tiết về việc tính toán có thể tìm thấy được ở một số công trình nghiên cứu của Emeric (1999), của Hair Et Al (1999). Có rất nhiều nhiệm vụ trong việc xác định vấn đề phân tích. Trước tiên, mục tiêu nghiên cứu cần được xác định. Các biến trong mô hình phân tích nhân tố phải cụ thể, điều này có thể dựa vào các nhân tố trước, lý thuyết hoạc sự cân nhắc của người nghiên cứu. Phân tích nhân tố đòi hỏi người nghiên cứu phải xác định trước một số vấn đề như: số lượng các nhân tố cần đưa ra phân tích, phương pháp sử dụng để đảo trục nhân tố (Rotating the factors) cũng như hệ số tương quan ngưỡng để loại bỏ các nhân tố.

Theo nghiên cứu của Almeda (1999) thì số lượng các nhân tố cần phải đưa ra được tính toán dựa trên dự tính của phạm vi nghiên cứu và dựa trên khung nghiên cứu này để đưa ra các câu hỏi cụ thể. Trong nghiên cứu thường số nhân tố sau khi xử lý ít hơn nhiều số biến ban đầu. Rất hiếm có trường hợp tất cả các biến ban đầu đều là các nhân tố ảnh hưởng hay tác động đến vấn đề nghiên cứu. Có nhiều cách để xác định số nhân tố phù hợp, chẳng hạn như:

- Quyết định trước số nhân tố

- Quyết định dựa vào phương sai tổng hợp của từng nhân tố (Eigenvalue), trog cách tiếp cận này có những nhân tố có Eigenvalue lơn hơn 1 sẽ được đưa vào mô hình.

- Quyết định dựa vào phân trăm phương sai của từng nhân tố. Số nhân tố được chọn vào mô hình phải có tổng phương sai tích lũy giữa hai nhân tố ít nhất là 0,5 thì mới được xem là đạt yêu cầu và chỉ số 0,5 được xem là điểm ngưỡng để loại bỏ các câu hỏi khác trong phân tích nhân tố.

tranh của điểm du lịch Hồ Thác Bà. Kết quả cho ra 5 nhân tố với phương sai tổng hợp ( Eigenvalue – đại diện theo phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố) thỏa mãn điều kiện lớn hơn 1. Do đó các nhân tố mới sẽ được sử dụng để tính toán thành các biến mới cho việc phân tích hồi quy ở phần sau.

Bảng 3.4: Phân tích các biến số nhân tố năng lực cạnh tranh của điểm đến Hồ Thác Bà

STT BIẾN SỐ Nhân tố

1 2 3 4 5

2 Các quy định về môi trường phát triển du

lịch một cách bền vững 0,88

5 An toàn và vệ sinh thực phẩm 0,88

3 An ninh trật tư, các tệ nạn và tội phạm 0,85

6 Ưu tiên để phát triển du lịch với một tầm

nhìn dài hạn 0,84

7 Cơ sở hạ tầng về đường xá 0,82

4 Vấn đề vệ sinh công cộng 0,80

1 Việc chấp hành và thực thi các quy định,

chínhsách 0,76

20 Các tệ nạn xã hội, ăn xin, … là hoàn toàn

không có 0,65

11 Chính quyền có nhiều sáng kiến để phát

triển du lịch 0,83

15 Chính quyền hoạt động hiệu quả trong

việc phát riển du lịch 0,78

14 Tính chuyên nghiệp của các công chức 0,75

12 Thể chế và các điều kiện pháp lý 0,74

13 Chính quyền địa phương có tầm nhìn và

chiến lược phát triển du lịch dài hạn 0,70

19 Tổ chức nhiều sự kiện, lễ hội 0,68

STT BIẾN SỐ Nhân tố

1 2 3 4 5

18 Người dân địa phương thân thiện 0,88

16 Địa phương có nhiều danh lam, thắng

cảnh 0,86

17 Địa phương có nhiều tiềm năng giá trị

văn hóa 0,71

8 Các khách sạn tại khu du lịch 0,86

22 Tính chuyên nghiệp trong đội ngũ lao

động du lịch 0,81

9 Tính chuyên nghiệp trong hoạt động du

lịch và trong các tour 0,75

10 Cơ sở hạ tầng cho phát triển du lịch 0,75

25 Hàng lưu niệm xuất xứ từ địa phương 0,95

24 Có nhiều khu mua sắm 0,93

21 Giá các hoạt động du lịch, thăm quan

và tổ chức tour 0,83

% về phương sai Variance giải thích bởi

phân tích nhân tố 42,48 56,73 66,35 75,07 80,18

Giá trị hồi quy Eigenvalue 10,62 3,56 2,40 2,18 1,28

( Nguồn: Số liệu điều tra và phân tích trên SPSS)

Các nhân tố mới gồm:

Nhân tố thứ nhất: Giá trị Eigenvalue bằng 10,62. Nhân tố này bao gồm những vấn đề liên quan đó là: Các quy định về môi trường phát triển du lịch một cách bền vững; An toàn và vệ sinh thực phẩm; An ninh trật tự, các tệ nạn và tội phạm; Ưu tiên để phát triển du lịch với một tầm nhìn dài hạn; Cơ sở hạ tầng về đường xá; Vấn đề vệ sinh công cộng; Việc chấp hành và thực thi các quy định,

chinh sách; Các tệ nạn xã hội, ăn xin, … là hoàn toàn không có. Các nhân tố này được đặt là biến mới với tên biến là Thể chế và cơ sở hạ tầng. Hệ số tương quan nhân tố này của từng khoảng đều lớn hơn 0,5, giá trị trung bình của từng nhân tố thành viên cho ta giá trị của biến mới trong hồi quy Step – Wise về sau.

Nhân tố thứ hai: Giá trị Eigenvalue bằng 3,56. Nhân tố này bao gồm những vấn đề liên quan: Chính quyền có nhiều sáng kiến để phát triển du lịch; Chính quyền địa phương hoạt động hiệu quả trong việc phát triển du lịch; Tính chuyên nghiệp của công chức; Thể chế và các điều kiện pháp lý; Chính quyền địa phương có tầm nhìn và chiến lược phát triển du lịch dài hạn; Việc tổ chức nhiều sự kiện và lễ hội; Có nhiều cơ sở y tế, khám chữa bệnh. Hệ số tương quan nhân tố này của từng khoảng đều lơn hơn 0,5, các nhân tố này được đặt thành biến mới với tên biến là Sự năng động của chính quyền địa phương. Giá trị bình quân của từng nhân tố thành viên cho ta giá trị của biến mới trong phân tích hồi quy Step – Wise về sau.

Nhân tố thứ ba: Giá trị Eigenvalue bằng 2,40. Nhân tố này bao gồm các vấn đề liên quan: Người dân địa phương thân thiện; Địa phương có nhiều danh lam, thắng cảnh; Địa phương có nhiều tiềm năng về giá trị văn hóa. Hệ số tương quan nhân tố này của từng khoảng đều lớn hơn 0,5. Các nhân tố này được đặt làm biến mới với tên biến mới là Nguồn lực tài nguyên du lịch. Giá trị bình quân của từng nhân tố thành viên sẽ cho ta giá trị của biến mới trong phân tích hồi quy Step – Wise về sau.

Nhân tố thứ tư: Giá trị Eigenvalue bằng 2,18. Nhân tố này bao gồm các vấn đê liên quan: Các khách sạn tại khu du lịch; Tính chuyên nghiệp trong đội ngũ lao động du lịch; Hệ thống cơ sở hạ tầng cho phát triển du lịch; Tính chuyên nghiệp trong các hoạt động du lịch và các tour du lịch. Hệ số tương quan nhân tố này của từng khoảng đều lớn hơn 0,5. Các nhân tố này được đặt làm biến mới với tên biến là Chất lượng dịch vụ du lịch. Giá trị bình quân của từng nhân tố thành viên sẽ cho ta giá trị của biến mới trong phân tích hồi quy Step – Wise về sau.

vấn đề liên quan: Hàng lưu niệm có xuất xứ từ địa phương; Có nhiều khu mua sắm; Giá các hoạt động du lịch, thăm quan và tổ chức tour. Hệ số tương quan nhân tố này của các khoảng đều lớn hơn 0,5. Các nhân tố này được đặt làm biến mới với tên biến là Giá cả. Giá trị bình quân của từng nhân tố thành viên sẽ cho ta giá trị của biến mới trong phân tích hồi quy Step – Wise về sau.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của khu du lịch Hồ Thác Bà, Huyện Yên Bình, Tỉnh Yên Bái (Trang 75 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(140 trang)
w