TRANH CỦA ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH
2.3.2.4. Đặc điểm kinh tế, xã hộ
Vùng Hồ Thác Bà là nơi cư trú lâu đời của 12 dân tộc anh em, chủ yếu là người Kinh, Thổ, Mông, Dao, Nùng, … Người Kinh chiếm khoảng 52% cư dân của huyện, cư trú chủ yếu ở các xã vùng thấp, thị tứ và thị trấn, sống bằng nghề trồng trọt, buôn bán. Tiếp đó là Người Tày chiếm khoảng 15% dân số, chủ yếu sống bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi, khai thác lâm sản. Kho tàng văn hoá dân gian và tập tục có nhiều nét đặc trưng. Với trường ca Vuợt Biển (Khảm hải), ngày hội xuống đồng (lồng tồng), những điệu xoè (nhạc, khăn, thắt lưng, khăn đội đầu nhuộm chám của người phụ nữ…đã chứng tỏ họ là cư dân bản địa từ hàng lâu đời. Người Dao quần trắng chiếm 13% dân số họ có kho tàng truyện cổ cùng hệ thống lễ hội, các bài hát giao duyên, hát đám cưới hết sức phong phú. Người Sán chay (Cao lan) chiếm 6% di cư cộng đồng dân tộc Cao lan trên địa bàn hầu hết vẫn giữ được các nét sinh hoạt văn hoá truyền thống như hát Sình ca; các lễ hội, trang phục...và khu vực ven hồ là nơi cư trú của nhiều dân tộc trong các làng bản còn khá nguyên sơ với các kiến trúc truyền thống.
Trong đó dân cư sống xug quanh hồ thác Bà chủ yếu là dân tộc Nùng, xen kẽ là dân tộc Tày, Kinh, Dao… ở rải rác khắp huyện Lục Yên và Yên Bình. Dân tộc ở đây cư trú ở nơi có nhiều rừng, núi và ở khoảng giữa là những thung lũng lòng chảo nên họ rất thành thạo trong khai thác đất đồi, rừng làm nương rẫy, đất bằng trồng lúa nước. Ngành nghề thủ công truyền thống vẫn được duy trì và phát triển như nghề mộc, nghề rèn, nghề đan nát. Nhìn chung đời sống người dân còn thấp. Về y tế, tuy mỗi huyện đều có một bệnh viện, các xã đều có trạm y tế xã riêng nhưng thiết bị, thuốc men còn thiếu thốn, các bệnh như rốt rét, phong, lao vẫn chưa được thanh toán.