TRANH CỦA ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH
2.2. Năng lực cạnh tranh tỉnh Yên Bái năm
Theo kết quả nghiên cứu của VCCI trong báo cáo năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2011, chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh (PCI) của Yên Bái xếp thứ hạng 14 ( đạt 63.05 điểm). So sánh chỉ số PCI của Yên Bái với các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc bao gồm: Điện Biên, Hòa Bình, Lai Châu, Lào Cai, Phú Thọ, Sơn La và Hà Giang thông qua bảng tổng hợp
Bảng 2.3: Tổng hợp PCI của 8 tỉnh miền núi phía Bắc năm 2008 - 2011
Tỉnh Chỉ số CPI Trung bình
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Lào Cai 61.22 70.47 67.97 73.53 68.30 Yên Bái 57.79 61.71 60.16 63.05 60.68 Phú Thọ 52.49 53.4 52.47 60.31 54.67 Hà Giang 48.18 58.16 53.94 57.62 54.48 Lai Châu 43.95 55.55 51.22 60.36 52.77 Điện Biên 36.39 59.32 55.12 59.96 52.70 Sơn La 46.6 53.4 49.26 54.32 50.90 Hòa Bình 48.35 47.82 49.89 56.52 50.65
Từ bảng tổng hợp kết quả cho thấy Yên Bái luôn đứng vị trí cao (chỉ sau tỉnh Lào Cai) về năng lực cạnh so với các tỉnh trong vùng, điều đó tạo điều thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
Trong những năm qua hệ số PCI của Yên Bái đã liên tục tăng theo từng năm, năm 2011 Yên Bái đứng thứ 14 trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI 2011 tăng lên 7 bậc so với năm 2006, từ thứ 21 lên thứ 14/63 tỉnh thành phố của cả nước với điểm số tăng thêm gần 3 điểm, đạt 63,5 điểm, mức cao nhất trong vòng 6 năm qua
Bảng 2.4: Tổng hợp kết quả chỉ số PCI 2007 – 2011 tỉnh Yên Bái Năm Điểm tổng hợp Kết quả xếp hạng Nhóm điều hành
2007 59.73 18 Khá 2008 57.79 19 Khá 2009 61.7 23 Tốt 2010 60.16 21 Tốt 2011 63.05 14 Tốt (Nguồn: www.pcivietnam.org)
Hình 2.1: Kết quả 9 chỉ số thành phần PCI năm 2010 – 2011 tỉnh Yên Bái
(Nguồn: www.pcivietnam.org)
điểm), thiết chế pháp lý (6.86 điểm), tiếp cận đất đai (7.71 điểm), chi phí không chính thức (7.74 điểm). Điểm giảm mạnh nhất là dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp (3.04 điểm). Ba chỉ số chiếm nhiều điểm nhất tới năng lực cạnh tranh là: tính minh bạch, chi phí thời gian và đào tạo lao động đều bị giảm nhẹ và có vị trí trung bình so với cả nước.
Từ năm 2008 – 2011 trong 9 chỉ số thành phần, thì tỉnh Yên Bái luôn luôn giữ vị trí thứ 2 trong 8 tỉnh miền núi phía Bắc, chỉ sau Lào Cai. Chi tiết từng chỉ tiêu PCI năm 2011 của tỉnh có một số điểm đáng chú ý sau:
+ Trong chi phí gia nhập thị trường: Thời gian chờ đợi để được cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất là 45 ngày, trong khi trung bình là 30 ngày, chỉ có 11.11% DN phải chờ hơn một tháng để hoàn thành tất cả các thủ tục để bắt đầu hoạt động trong khi đó trung bình là 14.71%. Nhưng có đến 5.56% DN phải chờ hơn ba tháng để hoàn thành tất cả các thủ tục để bắt đầu hoạt động, trung bình chỉ có 3.33%. Tuy nhiên, đây là chỉ số mang lại nhiều điểm nhất cho PCI năm 2011 với 8.06 điểm.[9] + Chi phi tiếp cận đất đai: Đây tiếp tục là một chỉ số chiếm điểm cao trong PCI của tỉnh năm 2011 với 7.71 điểm, điểm số trung bình của cả nước là 6.51 điểm. 48.53% doanh nghiệp cho rằng nếu bị thu hồi đất, DN sẽ được bồi thường thỏa đáng trong đó trung vị của cả nước là 35.82%; 77.63% doanh nghiệp đồng ý với ý kiến sự thay đổi khung giá đất của tỉnh phù hợp với sự thay đổi giá thị trường, trong đó trung vị là 68.00%; 60.58% DN cho rằng họ không gặp cản trở về mặt bằng kinh doanh, trung vị của cả nước là 30.00%.[9]
+ Thiết chế pháp lý với trọng số điểm 6.87 là một trong những chỉ số tạo tăng mạnh trong PCI của tỉnh năm 2011. Điểm số của chỉ số này được thể hiện: 85.14% doanh nghiệp tham gia điều tra tin tưởng vào khả năng bảo vệ của pháp luật (trung vị: 86.36%), chỉ có 0.76% Số lượng vụ việc tranh chấp của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh do Tòa án kinh tế cấp tỉnh thụ lý trên 100 doanh nghiệp (trung vị là 2.2%) điều đó cho thấy hệ thống thiết chế pháp lý của tỉnh thực sự tạo ra lợi thế cạnh tranh và thu hút được các nhà đầu tư. [9]
10% doanh thu để chi trả cho các chi phí phát sinh thêm, trong khi đó trung vị là 6.56%, tuy nhiên chỉ có 28.17% doanh nghiệp cho rằng Chính quyền tỉnh sử dụng các quy định riêng của địa phương để trục lợi, con số bình quân là 40.28%, và đến 72.41% doanh nghiệp cho rằng công việc được giải quyết sau khi đã trả chi phí không chính thức (trung vị: 61.11%). [12] Chỉ tiêu này cũng là chỉ tiêu thế mạnh tạo nên năng lực cạnh tranh của tỉnh Yên Bái năm 2011.
+ Chỉ tiêu hỗ trợ doanh nghiệp: Đây là chỉ số chiếm điểm thấp nhất và sụt giảm so với các năm trước, chỉ chiếm 3.04 điểm trong khi đó bình quân cả nước là 3.57 điểm. Số lượng các nhà cung cấp dịch vụ công là tư nhân trong tỉnh, chính vì vậy trong tất cả các chỉ tiêu con của chỉ tiêu hỗ trợ doanh nghiệp của tỉnh Yên Bái đều nhỏ hơn con số bình quân của cả nước. Chỉ tiêu này cần phải được chính quyền địa phương tập trung khắc phục để thu hút vốn đầu tư từ doanh nghiệp.
Thông qua báo cáo PCI của tỉnh Yên Bái, tổng quát lại cho thấy năng lực cạnh tranh của tỉnh đã có những bước tiến rõ rệt và rất tích cực. Đứng vị trí thứ 14 trong cả nước và luôn giữ vị trí cao trong 8 tỉnh khu vực miền núi phía Bắc, chính quyền địa phương tỉnh Yên Bái đặt mục tiêu lọt vào top 10 PCI trong thời gian tới. Tỉnh sẽ giao trực tiếp cho Sở Kế hoạch và đầu tư là cơ quan đầu mối làm công tác hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện các thủ tục đầu tư vào Yên Bái. Đồng thời, tiếp tục nâng cao chất lượng cũng như số lượng lao động có đào tạo nhằm cung cấp lao động có tay nghề cho các doanh nghiệp có ý định đầu tư vào tỉnh. Ngoài ra, tỉnh cũng tập trung nguồn lực nhằm tăng cường tính công khai, minh bạch về các thủ tục, quy định pháp lý và thông tin giúp doanh nghiệp địa phương dễ dàng tiếp cận.